NgNgHai Admin
Tổng số bài gửi : 1381 Join date : 28/04/2011
| Tiêu đề: HaThanh – Chuyện tình còn mãi thắm lòng duyên trao. Wed Sep 09, 2015 2:58 pm | |
| Bài Cảm nhận về cho Thi nữ HàThanh…HaThanh – Chuyện tình còn mãi thắm lòng duyên trao.Nếu trong chúng ta, ai đã từng thưởng thức nhạc phẩm Tình thắm duyên quê- một nhạc phẩm của Trúc Phương, thì có lẽ sẽ hồi tưởng lại cho người thi nữ Hà Thanh, một người phụ nữ của miền quê Đông Nam bộ hôm nay, nhưng trong chuyện tình làng quê mượt mà đó – sẽ không còn như lời ân tình của bản nhạc mà chúng ta đã nghe.
Trong thi ca không hẵn như lời lẽ của bản nhạc mà nói cho hết với những niềm tin yêu, mà lời thơ chắc sẽ còn ẩn dụ trong đó với những tình tiết, những khúc sầu, và ngay cả những nổi khổ đau… Ở đây chúng tôi muốn nói về cho chị Hà Thanh một nhịp khúc đã lỡ nhịp cho một chuyến đò… Chính vì vậy mà Ban Biên tập trong Tuyển tập Thi ca Rồi Đá Cũng Nở Hoa trong phần giới thiệu về cho Thi nữ Hà Thanh – đã có hai câu thơ làm chủ đề Slogan cho phần giới thiệu:
Tôi thề chôn chặt nỗi sầu Để cho anh biết tình đầu của tôi.
" /> Thi nữ HàThanh-Nguyễn Thị Thanh Hà
Đó chỉ là với hai câu thơ, bất chợt của một giây phút nào đó, người chị Hà Thanh của chúng ta cũng đã toát lên cho mình một giây phút – trong nỗi buồn câm nín, trong cái nỗi đau hiện tại – thi nữ Hà Thanh của chúng ta nói lên chính từ con tim của chính mình với một chuyện tình chưa nguôi ngoai… Một lời thề - hay nói đúng hơn là một lời nguyền đã được chon giấu từ đáy con tim – chị thốt lên từ nỗi đau thổn thức… Cho dù chỉ với hai lời nói – của hai câu thơ, nhưng có lẽ trong độc giả chúng ta cũng đủ để cho chúng ta nhận thấy từ đó đưa lên trong chị một phím đàn tuyệt vọng… Tôi thề chôn chặt nỗi sầu… Chị Hà Thanh – người con gái thi nữ Hà Thanh như một lời nguyền cay đắng và định mệnh như thế - để tự chôn giấu với lòng mình một sự thủy chung trong tình yêu sắt son…
Trong tình yêu – ai mà lại không có cho mình những nỗi xót xa, không có cho mình với những lúc buồn thảm… ở đây với người thi nữ Hà Thanh của chúng ta, có lẽ chị cũng đã nói lên nhiều trên những trang giấy – tỏ bày hết tất cả trên những vần thơ – cho dù những vần thơ rồi sẽ tan loãng vào mây bay – tan biến vào những cõi hư không nào đó – nhưng chị vẫn nói – nói bằng những ngón tay đan – bằng những ý tưởng và nói bằng chính cả con tim của chính chị, ở đây chúng tôi muốn nói lên trong chị với những khúc tình thơ – với những nỗi lòng đã được dàn trải…. và cũng là những nỗi xót xa trong chị, trong tâm hồn của một con người thi ca như chị - cũng như nhiều và rất nhiều những thi nhân khác cũng thế… Ở đây chúng ta có thể nhận thấy về cho chị những nỗi xót xa đó, nỗi xót xa với sự cô đơn của chính mình, tình yêu của chị cảm thấy hụt hẫng và lạnh giá băng trôi, chị nhìn về cho cuối chân trời, và nép mình vào cánh cửa cuộc đời để nhìn đời bằng một cặp mắt rã rời khi tỉnh giấc…
Một mình lửng thững chiều đông. Bên bờ sông vắng ngó mong cuối trời. Nép mình cánh cửa cuộc đời. Giực mình tỉnh giấc rả rời tà dương. Nếp nhăn chẳng chịu nhúng nhường. Tóc xanh rời rạc nhiều đường trắng đen. Cuộc đời chật vật bon chen. Đêm khuya lạnh lẻo ho hen một mình. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . (Nỗi niềm xót xa – HaThanh)
Dẫu biết rằng – một khi xót xa thì tất nhiên là nỗi buồn cứ xâm chiếm trong lòng - ở đây – người thi nữ Ha Thanh của chúng ta ngoài sự cảm nhận điều này, chị còn thấy rằng, phải hướng về cho một cõi tâm linh nào đó để làm cứu cánh riêng cho mình… Phải nói rằng – con người ta những lúc thất vọng hoặc cô đơn và cảm thấy mình lặng lẽ một mình – rất ít ai nghĩ đến cho họ một cõi tâm linh sầu lắng để trò chuyện và nguyện cầu… Còn ở đây – trong nỗi lắng đọng của lời thơ – chị HaThanh cũng đã biết tìm về cho mình một thế giới siêu nhiên để chị làm một chỗ dựa tinh thần cho lòng mình trong lời cầu kinh, trong tiếng chuông vọng, nhưng trong đó lời thơ còn lộ rõ nỗi buồn trong chị qua tiếng thở dài, thở dài buồn chán của đêm thâu, thở dài từng đêm lệ nhỏ, thở dài xót thương cho một thân hình rũ rượi, và cái rũ rượi đó với nỗi xót xa trong chị vậy…
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lòng buồn nhưng để lặng thinh. Đêm đêm cầu nguyện gia đình bình an. Cuộc đời hai chữ dối gian. Uống ly trà nóng quên ngàn nỗi đau. Nhà thờ vọng tiếng chuông đầu. Thở dài buồn chán đêm thâu im lìm. Từng đêm lệ nhỏ đắm chìm. Thân hình rủ rượi NỖI NIỀM XÓT XA.. (Nỗi niềm xót xa – HaThanh)
" /> " />
Đó là những nỗi xót xa của chị HaThanh, nỗi xót xa của một người phụ nữ, ngồi đây mà chị cứ tưởng nhớ về cho những ngày xưa, nhớ về cho những tháng ngày còn hạnh phúc bên nhau, nhớ về cho một đời nổi trôi, trong chị còn có ai hiểu thấu được cho bằng chính chị, may là một con người thi nữ - ngoài cái tìm về cho một cõi tâm linh để lấy lại sự bình an trong tâm hồn, chị còn dùng cả những lời thơ để tỏ bày nỗi niềm của mình lên trên đó, lời thơ cứ mãi dạt dào và cứ còn mãi bay xa, lời thơ như chứ đựng cho chị những lời than oán trong tiếng nấc nghẹn ngào, lời thơ như những giọt sầu mà chị đã nhỏ xuống cho một tình yêu, lời thơ như dài thêm và lê thê theo ráng nắng của bóng chiều, và lời thơ như chứa đựng tất cả những nỗi sầu trong chị - và chị cũng đã gọi về với hư không: Đời ơi sao nỡ lạnh lùng – Cho hồn tan rã mông lung nỗi sầu…. và rồi Lời thơ cứ mãi quyện tròn trong trái tim khổ đau và nhiều nỗi xót xa ấy….
Tôi viết bài thơ gởi đến người Như là đang gởi trái tim tôi Một nửa cuộc đời phận trôi nổi Một nửa tình riêng ghép cho đời.
Ánh nắng chiều nay sao gắt thế Bóng ngã dài theo bước lê thê Cọc cạch thời gian mờ tóc thề Nếp nhăn chào gọi thật đê mê. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . (Một chút tình tôi – HaThanh)
Chúng ta thử nhìn lại buổi Ra Mắt Tuyển thi tập Rồi Đá Cũng Nở Hoa vào ngày 31/5/2015 vừa qua tại Hội quan Coffee Bar TQK – Tân Bình… thì có thể chúng ta cũng thấy được với riêng cá nhân của chị HaThanh với nét mặt tươi vui như thế nào khi ngồi ở bàn Tiếp tân để tiếp xúc với nhiều vị quan khách, riêng chúng tôi nhận thấy nụ cười lúc nào cũng nở trên môi của chị - cũng như bao nhiêu thi nhân khác, như bao nhiêu con người khác… chị là một trong những người của công chúng, là những con người của một xã hội chữ và nghĩa, thì một cuộc vui của những con người trong Vườn đá Vô ưu như thế - nụ cười luôn ở trong chị… Nhưng khi tan tiệc và chia tay ra về, mỗi con người ấy – để lại mang cho mình những nỗi niềm riêng lẻ, mới vui đó, mới mừng rỡ đó để chúc mừng cho ngày khai sinh một Tuyển tập – nhưng khi về với một tổ ấm riêng của chính mình – thì chị lại phải đón nhận một nỗi niềm cũng với chính mình: - Đêm nay đối ẩm cà phê, trà - Thuyền quyên bạc phận lệ xót xa - Cà phê đáng ngắt, trà cũng chat - Làm tôi chới với giữa hồn xa……. Con người ta có nhiều hình thức chơi vơi, nhưng niềm chơi vơi ở đây trong những vần thi ca của con người Ha Thanh luôn luôn bị chìm đắm trong nỗi tuyệt vọng, chị cảm thấy mình bé nhỏ giữa những bao la của cõi đời này, cảm thấy xót xa trong nỗi niềm bạc phận, và cảm thấy một mình với một nỗi xót xa trong một cuộc tình đã tàn tro… Hôm nay – nhân viết về một chút lắng đọng và cảm xúc về cho chị thi nữ Ha Thanh, chúng tôi nhớ lại với những tháng ngày trước đây mỗi khi cảm nhận về cho bất cứ một con người nào – thì đều có trong họ những nỗi niềm riêng lẻ, từ một bản nhạc, một vần thơ và bất cứ một con người nào một khi đi qua ánh mắt đời mình thì sẽ có những tâm tư sầu lắng riêng biệt về cho những con người như thế - ở đây với chị Ha Thanh – có lẽ cũng không hẵn nằm ngoài với những nghĩ suy ấy… Và chúng ta lắng nghe một chút tâm tư của chị HaThanh qua một khúc vần thơ …..
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tôi viết bài thơ dở dang đây Vận thơ bảy chữ hơi thở đầy Hỡi người phương ấy còn thương nhớ Một chút tình tôi! Bài thơ này.
Đêm nay đối ẩm cà phê, trà Thuyền quyên bạc phận lệ xót xa Cà phê đáng ngắt, trà cũng chát Làm tôi chới với giữa hồn xa. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . (Một chút tình tôi – HaThanh)
" /> " />
Nếu như chúng ta đã từng biết mỗi con người thi nhân đều mang cho mình những nỗi niềm riêng để gửi tâm tư vào cho nắng và gió, vào những hạt mưa bay hay cứ để thả trôi vào những con sóng dạt dào… thì ở đây chính chị Ha Thanh cũng thế - chị cũng đã một chút nào đó qua thi phẩm “Gửi tình cho gió” – nếu chúng ta thử lướt qua thi phẩm này chắc hẵn sẽ nhận thấy được những nỗi lòng của chị khi đang ở một nơi chốn ngoại thành nào đó… mà chị đã gửi gắm lên đây tất cả - chúng tôi xin được mạn phép quý độc giả đang theo dõi loạt bài này về cho chị Ha Thanh để rồi nhận thấy chị đã gửi vào cái gọi là mông lung cho tan biến nỗi sầu, thi phẩm gồm có 3 phân khúc: một - gửi vào mông lung để tan loãng, hai - gửi về cho biển để chị còn nghe được lời ru của sóng, ba - chị gửi về cho mây để mây bay đem đi nỗi niềm của chị vào cõi xa xăm nào đó, một thi phẩm mà chị Ha Thanh cũng đã gửi về cho những chốn mông lung và mây ngàn nào – vì ý chị muốn rằng – nơi khoảng chân trời xa xôi nào đó, chị muốn cho người thương nào đó sẽ cảm nhận được cái nỗi lòng của một tâm hồn đang đơn chiếc và lẻ bóng – Tình yêu – con người ai ai cũng phải cần thiết như con người cần ăn uống, cá cần nước, và hoa trái sẽ cần nắng mưa vậy… Nếu Gửi tình cho gió của thi nữ Ha Thanh đã gửi gắm đi khắp chốn mây ngàn nào đó – mà chúng tôi xin được dành trọn nguyên văn của thi phẩm để đem lên đây - thì một khi cánh thư bay đi là sẽ có người nhận, giống như những lá thư độc hành trong cái chai cứ trôi hoài trôi mãi trên biển cả đại dương bao la, và rồi một ngày nào đó – cũng sẽ có người phải nhận được. Gửi Tình cho gió – hay gửi về cho mây ngàn bay, chị HaThanh chắc cũng đã gửi đi cho mình một nữa trái tim để mong rằng nơi ấy có còn sự cảm nhận nào đó và cũng hồi âm lại cho chị vậy !!!!
GỞI TÌNH CHO GIÓ! 1. Buồn này biết gởi về đâu Cái sầu đi trước cái đau theo cùng Cái rầu lan tỏa lung tung Cái thương, cái nhớ trùng trùng bao quanh.
2. Mắt nhìn về hướng xa xăm Mây ơi nhờ gió hỏi thăm câu này Ngoài kia biển giận sóng tràn Hay là biển hát sóng đàn du dương.
3. Gió buồn mây vội trả lời Bao la biển rộng, đất trời của chung Gió gào biển thét hãi hùng Thôi thì về xứ vui cùng giếng trong.
HÀ THANH
Phải nói rằng trong chuyện tình duyên của chị thi nữ Ha Thanh, và hầu như bao nhiêu người khác, cũng có một sự ly tan đớn đau và xót xa, tiếc thay thân phận một đời với một con người – dẫu rẳng trong thi phẩm Vạn lối… Một đường đi… Vĩnh biệt – chị HaThanh cũng đã nói lên điều này, đó là người bạn đời mà chị đã dành hết sự thủy chung và trao người ấy, nếu trong đạo Công giáo, hai con người khi bước lên Cung Thánh để Tuyên hứa với lời thề trước mặt Cộng đoàn Dân Chúa và cả Giáo hội là: Con ……. Xin nhận…… làm chồng (vợ) và hứa sẽ chung thủy với….. lúc mạnh khỏe, cũng như lúc ốm đau, lúc gian nan cũng như lúc thịnh vượng – Để yêu thương và tôn trọng………. mọi ngày suốt đời tôi – Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần….. thì hôm nay trong thi phẩm này chị Hà Thanh cũng đã nói lên điều này – mà cái giá trị là từ chính con tim của mình – nhưng “người ấy” của chị có lẽ do vắn số… nên không thể cùng chị nắm tay nhau đi hết đoạn đường trần, mà phải buông tay nắm chặt tình yêu – để cất bước ra đi về miền thiên cổ… Tới đây – tôi chợt nhờ về cho bài viết: Bay đi về cõi mây ngàn – NNH – viết vào ngày 08/06/2011 (https://runglathap.forum-viet.com/t197-topic ) để kính dâng nỗi tâm tư về cho một người mẹ già – hay là bài: Qua đi một cõi phù vân – NNH viết vào ngày 11/03/2015 (https://runglathap.forum-viet.com/t869-topic ) bài nói về cho một thân phận con người – và còn nhiều bài khác nữa – nhưng ở đây, người thi nữ HàThanh hình như cũng nói lên được điều này qua những vần thơ của chị - ở đây chị không tuyên hứa – không thề thốt – không hứa hẹn – nhưng chị bày tỏ nỗi lòng của chính mình – kể lể tâm sự của mình qua một bài viết thể loại thi ca – ngõ hầu nói lên tất cả như thế ! hầu như chị đã nói trong nghẹn ngào nước mắt, nói với một linh hồn đã lìa đời – chính con tim của chị cũng đã nói lên với “người bạn đời” ấy trong nỗi đau lặng thầm, vì người đi thì có vạn nẻo đường muôn lối – để ra đi còn có ngày về - nhưng ở đây, “người ấy” một khi ra đi là phải vĩnh biệt không bao giờ trở lại – và chị cũng tự hỏi – Vạn lối đường… tại sao anh lại chọn con đường vĩnh biệt ??? Và thế là không những vĩnh biệt chị mà thôi, mà “người ấy” đã vĩnh biệt cả những hạt mưa bong bóng, vĩnh biệt cả những lời dối trá, vĩnh biệt cả tình em và nhất là món nợ duyên đời – làm cho người ở lại phải ôm mang lấy một đời cho một thân phận… Và con đường vĩnh biệt ấy – kg hiểu người thi nữ của chúng ta có còn có những giọt sầu rơi không nữa ???
VẠN LỐI... MỘT ĐƯỜNG ĐI…VĨNH BIỆT Vĩnh biệt đời anh đi trong vội vã Bỏ bên đường ngã bảy đợi ngã ba Vĩnh biệt rồi khoảng cách chẳng mấy xa Gần gang tấc một đời không với tới.
Vĩnh biệt rồi hạt mưa bong bóng nổi. Bỏ sau lưng lời dối trá trả người. Câu vĩnh biệt trọn đời tôi xin giữ Bỏ lại đời vĩnh biệt nợ tôi mang. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Cũng với thi phẩm: Vạn lối - một đường đi… chị Hà Thanh hầu như muốn nói lên cho một cuộc tình phải chia xa, và giờ phút vĩnh biệt – hành trang nào để tặng cho người đi – và gói ghém nào cho người ở lại… chiếc lá nghìn thu như mãi còn bay bay chưa dừng lại – để người thiếu phụ cứ mãi còn ngóng trông về chiếc lá rơi… Gom nhặt cho hết bao nhiêu là kỷ niệm, đất thánh nào ôm vào lòng kẻ sinh ly… Hà Thanh như muốn giải bày lên trong phần sau của thi phẩm để cho người đi khỏi chạnh lòng và thêm phần nhung nhớ… trong làn khói nghi ngút của hương trầm, dòng lệ nào rơi để tiễn đưa cho một linh hồn, miền đất lạnh nào còn mãi thấm sương mai cho người đi kẻ ở phải lìa xa nhân thế ? Mâm cỗ nào có dâng đầy khi hồn người ấy trở về với từng bữa cơm chay ? Ngồi nuốt những hạt cơm mà lệ cứ tuôn trào khi hai con người đã ở hai đầu nỗi nhớ - miền thương nào cứ trút hết tâm can để cho người thiếu phụ cứ mãi chạnh lòng và để lệ sầu cứ rơi rơi !!! Vạn lối trăm hoa một nẻo đường, Tình ơi người ấy có còn thương, Có chăng sầu nhớ loài hoa vỡ, Sầu nhớ thương chi một mối tình…. Có lẽ thời gian sau đó người thi nữ Hà Thanh cứ mãi vật vờ trong những bữa cơm đơn lẻ, thiếu vắng đi một con người, và giờ đây – nếu chúng ta còn nhớ những lời lẽ trong nhạc phẩm Xin lỗi tình yêu mà ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã thể hiện rất thành công… Anh nói – sẽ đưa em đi suốt cuộc đời – mà sao không đưa được đọan đường em đi… Anh nói – sẽ ôm em khi gió đông về… mà giờ đây – một mình em đứng trong mưa ????? Tất cả hầu như linh hồn người ấy đã trần tình cùng chị Hà Thanh… và có lẽ chị cũng đã nghe từ đáy mộ sâu trong huyệt lạnh như một lời trăn trối của người ra đi để xin lỗi Hà Thanh với một cuộc tình….
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Gom cho hết bao nhiêu là kỷ niệm. Mượn đất thánh chôn sâu dưới lòng huyệt Gom góp hết bao nhiêu là nhiệt huyết Mượn đá kia khắc rõ họ tên người. Gom cho hết tháng ngày trong mong đợi. Một mâm cổ hương trầm nghi ngút khói. Hương tình ơi! VẠN LỐI MỘT ĐƯỜNG ĐI Ta không quỵ nhưng tim ta đã chết. (Vạn lối một đường đi vĩnh biệt – Hà Thanh)
" /> " />
Hà Thanh nếu đã từng là một người vợ - thì cũng coi như chị Hà Thanh cũng đã một đời làm mẹ - người mẹ của Hà Thanh trong ký ức giống như một người mẹ Hà Thanh của hôm nay cũng như bao nhiêu người mẹ khác trên đời này… Chính vì vậy mà đoản khúc ca về Mẹ yêu đối với chị Hà Thanh là cả một điệp khúc cuộc đời này, người làm vợ với một tình yêu nồng cháy trong đoản tình khúc với người chồng mà cũng là một người tình trăm năm, còn vai trò làm mẹ là cả một bản trường ca dài bất tận suốt một đời của một tấm chân tình mẫu tử của mẹ và con, nếu bản trường ca tình yêu với Hà Thanh không được trọn vẹn đúng nghĩa thì bản tình ca mẫu tử của Hà Thanh là gánh nặng đa đoan của một đời làm người… Ngoài chức năng vai trò thi nữ Hà Thanh – chị còn một thiên chức của vai trò làm mẹ của đời mình với những đứa con như vậy… Do đó Lên non mới biết non cao – Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy… Và chị Hà Thanh cũng đã phải ở vào một phần vai trò như thế…
Nhớ về cho người mẹ ngày xưa của mình – chị cũng đã tỏ bày trong thi phẩm Tình Mẹ, nhưng người mẹ của chị Hà Thanh ngoài bên mái nhà tranh ngày xưa với bếp khói, ngoài nồi củ, nồi rau canh, ngoài cái ốm yếu tảo tần mưa nắng, và ngoài cái nhìn đàn con nhỏ nỗi buồn mênh mông, mà người mẹ của chị Hà Thanh còn phải lo cơm nước chiến trường rau ráng nữa, ôi tình mẹ của Hà Thanh quá thiêng liêng và cao cả, Đến đây chúng tôi – những người viết bài chợt nhớ đến một ca khúc của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn với tựa đề Đất nước… mà người mẹ của Phạm Minh Tuấn đã ngồi đếm giọt đàn bầu trong đêm mà nhớ những bước chân con ra đi ngoài chiến trận, một người mẹ của Trịnh Công Sơn trong Huyền Thoại Mẹ để đêm chong đèn ngồi nhớ lại từng câu chuyện ngày xưa… mẹ về đứng dưới mưa che đàn con nằm ngủ canh từng bước chân thù – mẹ về dưới cơn mưa…. Như vậy cũng đủ cho chúng ta thấy rằng: ngoài câu chuyện tình duyên của chị từ người yêu đến trở thành người vợ - rồi người mẹ… để chị nhớ lại cho chính mình với một tháng ngày mà không biết người thi nữ HaThanh có tảo tần hay chưa – có phải đổ những giọt mồ hôi khuya sớm để chong đèn ngồi nhớ lại – có còn nhớ khói bếp lam chiều với bát canh rau quê nhà hay có còn nhớ những vần thơ cứ mãi theo đầu ngọn sóng và mây bay ??? Hà Thanh – chị Hà Thanh ơi – một đời làm mẹ, làm vợ hay chị đã làm một người tình bên một tình yêu chung thủy để rồi ngày hôm nay – chị có mang cho mình một nỗi buồn tha hương, hoặc chị còn nhớ một ngày xưa khi tình yêu dậy sóng – và rồi hôm nay khi thi phẩm Tình Mẹ mà chị đã cho ra đời này – thì chính chị cũng đã với một vai trò người mẹ của hôm nay, người mẹ không phải của khói bếp, không phải của những ánh đèn dầu, không phải của những nồi khoai sắn, mà hôm nay người mẹ Hà Thanh là của những vần thơ cứ còn đi theo những áng mây bay – của những nhịp thi ca trên đầu ngọn sóng vỗ vào bờ cát dài – như đã vỗ về chính trái tim của mình vậy !!!
TÌNH MẸ Ngày xưa bên mái nhà tranh Cạnh bên nồi củ, nồi canh rau đồng Mẹ hiền ốm yếu khềnh khồng Nhìn đàn con nhỏ mênh mông nỗi buồn Một tay ôm hết tình thương Một tay hôm sớm chiến trường cơm rau . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cha đi không nói một lời Mẹ ôm hiu quạnh một trời sầu thương Gian nan vất vả xem thường Thời gian trôi chảy dọn đường con đi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
HÀ THANH
Thường thì với những nhà văn – thuộc loại cổ thụ hay là những nhà văn gia gạo cội và đại tài – và một khi nói về tiểu thuyết, thì tất cả đều phải có một sự hư cấu nào đó trong một xã hội thực tại, người ta hay vẽ ra cho mình một bức tranh toàn cảnh của xã hội để gọi là hư cấu cho một bối cảnh… nhưng ở đây – tại sao thi nữ HaThanh của chúng ta lại đi chọn cho mình một chủ đề trong một thi phẩm để viết lên nỗi lòng của chính mình, của chính “câu chuyện” của mình và rồi đã cho ra đời một thi phẩm, nếu quý độc giả nào đó đã đọc qua loạt bài dài cảm nhận về cho 12 thi sĩ trong Tuyển thi tập Rồi Đá cũng Nở Hoa… thì sẽ nhận thấy mỗi con người , mỗi thi nhân đều có một tâm tư và nỗi niềm riêng của mình, giống như chị M.Cali, hay chị Rose Hoàng…. Hoặc với những con người thi nhân khác… nhưng ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh về cho 2 thi nữ hiện đang sống ở hải ngoại thì bối cảnh của hai người đó là ở hải ngoại – còn hôm nay – vào lúc này chúng tôi đang viết về cho Thi nữ HaThanh – thì bối cảnh của chị là đang ở quê nhà, vùng đất quê mẹ của ngày nào với những con đường đất, lũy tre, mái đình, đồng ruộng, và cảnh làng quê mộc mạc và hiền hòa, để chị còn thấy con diều bay, đàn cò bay về phía chân trời khi hoàng hôn dần buông, trên con đường làng từ những cánh đồng về với túp lều tranh … Chị Thi nữ HàThanh đã “vô tình nhặt được một bài thơ của ai đó bỏ quên” – chị cầm về, và đọc, bỗng tự dưng sao mà giống câu chuyện của chính mình…. Chỉ là một mảnh giấy thô, nhưng những nét chữ vẫn còn đọc được và còn đầy đủ, và chị nghĩ rằng: không lẽ câu chuyện tình dở dang của mình… có một ai đó đã viết lên thành lời, và chị cứ mãi ngồi xem và cũng còn có nhiều dấu suy tư…. Tại sao lại như thế ? Tại sao lại là một bài thơ, và tại sao một câu chuyện lại nằm ở trên con đường xứ quê nghèo này… “Chỉ là tiểu thuyết” đó là một cái tên mà người thi nữ của chúng ta nén lòng và đặt lại cho bài thơ vứt bỏ một cái tên mà thôi, chứ thực chất đó là một thi phẩm vô danh nào đó kể về một cuộc tình dở dang và đau xót… và chị cảm thấy đó giống như là câu chuyện của mình, để rồi từ bài thơ đó – người thi nữ của chúng ta họa lại một thi phẩm khác và đạt lại cho nó một tựa đề khác, Vâng – chỉ là một đoạn Tiểu thuyết – giống như chị Hà Thanh của chúng ta để tránh đi một nỗi sầu, tránh đi những dòng lệ sẽ rơi, và tránh đi một niềm thương đau… Và một câu chuyện đời chợt nhiên lại tái diễn trong chị khi nhìn qua một thi phẩm đã bị bỏ rơi… Tiểu thuyết – chỉ là một hư ảo, chỉ là một cảnh phim đời thường, và chỉ là một cấu trúc giả tạo giả hình… và chị Hà Thanh đã tin như thế - thấy như thế - ngõ hầu tránh đi những nỗi sầu trong chị… đường làng quê, mái nhà tranh, và chén cơm đôi đũa, cái không gian trầm lắng ấy – đôi khi chính chị cũng không biết là mình đã vỡ tan và dòng lệ nào vô tình đã nhỏ xuống trong chị, nỗi sầu nào cứ quanh quẫn trong chị hầu như không thể tan biến hẵn…. để rồi chị nhận thấy rằng – đau thương cũng vẫn là thương đau mà thôi..
CHỈ LÀ TIỂU THUYẾT... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Một hôm nọ mình tôi trên đường vắng Lượm bài thơ dang dở của ai rơi Thơ dang dở nhưng đọc hiểu ý lời Tôi xếp lại cất để làm kỷ niệm. Tờ giấy rách nhưng chữ còn thể hiện Lời bài thơ như trách kẻ bội tình Tình chân thật mà người đành quay mặt Tình đi rồi thật chất chẳng cầu xin. (Chỉ là tiểu thuyết – Hà Thanh)
" /> Thi nữ HaThanh và Thi nữ Dương Thanh Hương tại Hà Nội
Cũng là cái đề tài Tiểu thuyết, cũng lại là một câu chuyện, chỉ là một câu chuyện, ở đây chúng tôi không nói lên đó là câu chuyện gì một khi chúng tôi đang ngồi viết về cho một con người – con người đó là thi nữ Hà Thanh với câu chuyện tình đẫm lệ, nếu một ngày mai nào đó – khi chị HaThanh có ghé mắt qua và đọc những dòng Cảm xúc này thì chị có ở vào cái vai trò là độc giả bình thường không – hay là chị cứ nhận mình là một vai diễn chính trong loạt bài này – chúng tôi đang viết về cho chính chị - nhưng rồi lúc ấy nếu chị là một vai chính thì chị sẽ nghĩ gì – một vai chính của một đoạn trường ca cuộc đời này – đối với chị là sự thật – mà sự thật – thì bao giờ cũng có sự bẽ bàng… Và rồi trong phần sau của thi phẩm tiểu thuyết này, chị cứ ngỡ cũng chỉ là một hư cấu, sự giả tạo trong cuộc sống này, một sự thờ ơ không hơn không kém – để chị có thể tránh đi những giọt nước mắt sầu muộn trong chị…
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Nhìn bài thơ dang dở thật bất bình Những cảm xúc ai dành cho ai đó Khó gì đâu hào nhoáng lớp kim cương Tình yêu đó thật quá đổi bình thường. Thơ dang dở tôi ghi thêm dòng viết Ép lên trang tôi viết thành tiểu thuyết Đem chợ đời bán để mọi người mua Bao bàn tay giở xem miệng nói đùa “Hay thật đấy nhưng chỉ là tiểu thuyết”... (Chỉ là Tiểu thuyết – Hà Thanh)
Nếu chúng ta đã từng hội ngộ với chị Ha Thanh để nghe chị tâm sự: Những thi phẩm của em trong tuyển tập Rồi Đá Cũng Nở Hoa – tất cả đó là những nỗi tâm tư thực sự của em được mang nhiều lệ sầu nhất đó anh…. Thì những thi phẩm đó – một khi chúng tôi đã đưa lên đây khi đã được phép của chị và chị còn dặn dò: Anh đừng đăng lên cộng đồng nhé – vì em không muốn cho ai nhìn thấy nỗi sầu của em !!! – Quả là một tâm tư sầu kín thật đúng nghĩa, nhưng với tư cách người viết của chúng tôi – chúng tôi cũng cảm thấy được hân hạnh đi sâu vào những thi phẩm của chị qua loạt bài này… Và rồi chúng tôi sẽ không cho lên trang nào ngoại trừ trang web lưu trữ bài viết của chúng tôi.
Và đôi lúc chị “nhớ” về cho mình những ngày xưa, nhớ về cho mình đỉnh cao tuyệt vời của tình yêu trong đời – ai ai cũng có những giây phút tuyệt diệu như vậy cả, và người thi nữ Hà Thanh của chúng ta đã một lần lọt vào cái biển trời hạnh phúc như vậy… Thời gian đó chị và người yêu cứ mãi ngụp lặn trong biển tình hạnh phúc – ai ai cũng thế mong rằng giây phút thần tiên tuyệt diệu đó sẽ mãi mãi tồn tại, mãi mãi là đắm say – nhưng ông Trời sao bất công – nỡ phụ lòng người, cái giây phút đó đã vội chóng tàn và mau chóng phôi pha… để rồi vở kịch bi ai đã hạ màn trong lệ sầu thiên thu đời chị vậy… Xót xa thay cho một chuyện tình – thương thay cho một đời và tiếc thương cho một con người… Lời thơ qua cử chỉ và hành động của những ngày xưa – giờ đây cũng chỉ còn là hư ảo, chỉ còn là mong manh và quên lãng đã theo thời gian dần dần che lấp đi tình yêu muôn đời trong chị vậy…
HỠI ANH YÊU Mái tóc xanh ngày nào anh ve vuốt Giờ nhuộm vàng che khuất trắng xanh đen Em bon chen giữa dòng đời xuôi chảy Để tóc quyện vào trong đó có anh.
Một nụ hôn ngày ấy anh dành Một vòng tay quyện trong tóc rối Một hơi thở lả lơi chới với Quyện vào nhau một tối đẹp trời. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Và thi phẩm gọi tình của Hà Thanh với tựa đề: Hỡi anh yêu ! cũng đã được chấm dứt sau bức màn nhung đã hạ - giống như cuộc tình của chị đã được chôn sâu vào tận đáy mồ chôn kín – để rồi chị chỉ còn là tiếng khóc, nước mắt rơi và với những lời than vãn mà thôi…
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Anh yêu hỡi! Anh yêu! Hỡi anh yêu Em đã gọi, gọi anh, gọi rất nhiều Trong những đêm hay những lúc cô liêu Em đã khóc, khóc nhiều, anh có biết. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . (Hỡi anh yêu – Hà Thanh)
Nếu chị Hà Thanh một khi đề cập đến cái tình mẫu tử của người mẹ, để rồi chính chị cũng đã trở thành một người mẹ, sau khi chị đã từng là một người vợ - và người vợ là hậu thân của vai trò người yêu, người tình mà chị đã trải qua trước đó, thì người mẹ trong chị là một hình ảnh thiêng liêng nào đó nhưng vẫn còn thiếu sót khi mà chị chưa nói đến Tình Cha… Có lẽ chính chị cũng đã từng nghe nhạc phẩm Tình Cha do Ngọc Sơn trình bày – có như thế thì chị mới thấu hết được công ơn trời biển của những đấng sinh thành làm cha làm mẹ, vì vậy đã nói đến Tình Mẹ thì chị cũng phải đề cập đến Tình Cha cho đủ lý song toàn và nghĩa vụ của những người con… Khi chị nói lên lời này – thì người Cha của chị cũng đã đi xa và xa lắm rồi… Trong thi phẩm Nỗi lòng Con của thi nữ Hà Thanh – chị cũng đã đề cao vai trò của người Cha trong cuộc sống, hình như để chu toàn về cho một chữ Hiếu lớn lao của một người con… Chị thi nữ của chúng ta vẫn biết Công Mẹ thắm non cao như biển cả - Tình Cha nghĩa nặng tựa non sơn… thì có lẽ phận đạo hiếu làm con sau câu chuyện tình với chồng con đã gãy gánh – để chị còn được trải dài những tâm tư của mình theo một dòng đời bất hạnh như thế, dẫu biết rằng cái số phận hẩm hiu đời chị như thoảng gió mây đưa, như non cao trời biển – mà chị chỉ là một thân hình bé nhỏ của một con người, chữ Hiếu luôn là hàng đầu của chị - thế mới biết đạo làm con sau cái đạo làm người của chị như Ơn Trời biển cả trong cuộc đời… Người thi nữ của chúng ta vẫn ngày đêm đau đáu với một tình nghĩa mang ơn của Đấng sinh thành…
Cha của chị mất sớm, ra đi khi chị còn tấm bé, chưa hiểu hết nỗi mất mát thương đau – nhưng khi người Cha đã về với mây ngàn chín suối – thì chị mới biết Sinh con mới biết công lao mẹ thầy… Do đó cái tình cảm đạo Hiếu trong chị rất cao cả và là một con người bao giờ cũng phải hàm ơn về cho đấng sinh thành như thế…. Người Cha trong thi phẩm của chị nếu không nhắc đến quả là một thiếu sót lớn, một thiếu sót cho dù đã muộn màng về sau – nhưng dẫu sao chị cũng còn nhắc đến – để tưởng nhớ - Còn Cha còn Mẹ là hơn – Mất Cha mất Mẹ như đàn không dây – đàn không dây thì sao mà cất lên được những nốt nhạc trầm sâu lắng mà lay động được lòng người, làm sao mà đi hết được một bản tình ca. Vì vậy mà nỗi lòng của con người – phận làm con như chị Ha Thanh- có lẽ chị cũng đã trả hết một chữ Hiếu trong cuộc đời của chị, cho dù hôm nay – chị đã mất rất nhiều, rất nhiều – nhưng chị cũng cảm thấy được an tâm phần nào khi chính mình đã làm xong một nghĩa cử - cái nghĩa cử để trả ơn cho mộ cái đạo làm người trong chị vậy…
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Năm nay mẹ đã tám mươi rồi Con rất sợ một ngày không có mẹ Chúng con làm gì khi ba không có Và mẹ cũng đành rời bỏ chúng con.
Tâm tư con chỉ đôi lời Cuối thơ con trẻ kính lời viếng ba Viết thơ mà lệ chan hòa Con mang họ Nguyễn tên là Hà Thanh
(Nỗi lòng con – HaThanh)
" />
Như vậy tấm chân tình của đạo làm con chị đã trả hết chưa ? – chắc chắn là chưa hết ! vậy thì chị còn phải trả nợ đời này trong bao lâu ? HẾT ĐỜI – thế còn một mối tình câm nín – bao giờ hết trọng chữ ÂN chữ NGHĨA – có lẽ cũng chưa hết – phần này thì có lẽ chính trái tim của chị sẽ trả lời thay cho độc giả cái này – một khi ai đó cứ còn thắc mắc: Tình em mấy nhịp cầu duyên – Sao em không nói chữ duyên cho tròn ? thì có lẽ có ai đó muốn nối cái nhịp cầu ấy – nhưng chị còn phải ngại ngùng biết trả lời sao ? Bởi vì như chúng tôi đã nói sau khi chị tiết lộ: những thi phẩm trong Đá Nở Hoa – đó là những nỗi lòng của chính em đó ! vậy thì câu trả lời cho một ai đó có lẽ chắc chắn chị vẫn còn ngập ngừng và e thẹn khi thốt lên câu nói Em yêu anh lắm – với một ai đó trên phần đời còn lại…
Thi nữ Hà Thanh của chúng ta – con người mới của Nguyễn Thị Thanh Hà… có lẽ trong chị còn lắm sâu nặng về cho một cái Ơn cái Tình và cái Nghĩa, Sống trên đời – cần có một tấm lòng, tấm lòng thủy chung rất cao cả của chị, một khi còn e ngại và ngập ngừng để trả lời một câu hỏi… Vì vậy mà thi phẩm Âm thầm trong Nỗi Nhớ của Hà Thanh – đó chính là một sự câm nín có tính thủy chung ở trong chị, và cái thủy chung đó, chị luôn luôn giữ cho mình mối mou61 thâm tình đầu tiên mà cũng là một khúc tình cuối – để một mai khi chị bước chân xuống tuyền đài – gặp lại “người yêu cũ” chị vẫn sẽ còn bạo dạn và nói lên câu nói trong gió ngàn: Em vẫn còn yêu anh !!!
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Một ngày kia bỗng nhiên tôi không thấy Tình tôi đâu tiền chất nặng nỗi sầu Tôi đã kiếm tình anh trong vô ảo Buồn rải đầy tình khóc trong hư hao. Tôi đã đón đời mình trong ảo mộng. Thảm cỏ vàng trải rộng một không gian Tôi lê thê cuộc sống chất mơ màng. Và cô đơn ÂM THẦM TRONG NỖI NHỚ. (Âm thầm trong nỗi nhớ - Ha Thanh)
Cái ÂN cái NGHĨA cái Tình Thủy chung trong chị Hà Thanh – như chúng tôi đã đề cập – thì đó là một con người – được xuất phát từ một trái tim, xuất phát từ một ý nghĩ và tư tưởng của một con người có học và hành… Hà Thanh – người thi nữ của chúng ta sau khi đã trải lòng trên những trang giấy cuộc đời này, và đã được mọi người đón nhận với những tấm lòng, riêng chúng tôi – những người khi thực hiện loạt bài này – chúng tôi cũng cảm thấy kính phục về cho chị về một đức tính cao cả của một cái đạo – Đạo Làm Người của chị trong giữa muôn vàn bôn ba với cuộc sống hôm nay… Tình yêu với bất cứ một con người nào – vẫn luôn là một giá trị vô song, nhưng ở đây chúng ta nhận thấy chị Hà Thanh luôn coi trong chữ Tín và chữ Nghĩa, để hình như chị cố gắng vo tròn trong tarí tim của chị một hàm Ơn của con người với cuộc sống hôm nay, chúng tôi nhận thấy qua nhiều bài thơ của chị - cái nhiệt tình của chị với số nhiều bạn bè thi ca – chị cũng đã được đón nhận một cách chân tình và luôn mỉm cười với chị, một Hà Thanh với Chị Tôi của Trần Tiến, một Hà Thanh trong Vườn đá Vô ưu của một vườn hoa đá giữa cuộc đời này, một Hà Thanh với trọn nghĩa ân tình của một tấm lòng thủy chung… từ đó chúng ta nhận thấy người thiếu phụ Hà Thanh vẫn luôn là một con người với cái đạo Làm Người chân chất và mộc mạc nhưng giàu lòng nhân ái và thủy chung biết dường nào… Với tình yêu của chị - không như là những giọt sương khuya, không như là mây bay gió thoảng, cũng không như là những cánh hoa phù du để tối phải tàn, mà tình yêu của chị luôn mực một lòng với một tấm áo có thấm chút giọt máu đào của con người thủy chung như thế, không phải là người mẹ năm xưa vá áo cho người con ngoài chiến trận, không phải là tấm áo mà mẹ vá năm xưa, mà là một tấm áo của người yêu đã sờn vai trên đôi vai ấy – mang nặng cả một khối tình trong chị để cho tình yêu ấy được vuông tròn, người vợ ngồi vá áo cho chồng, người yêu vá tấm áo cho người tình, để giọt máu đào chung thủy sắt son rơi vào áo – nhưng bao lần giặt giũ – vết máu đó không thể phải nhòa, giọt máu đào hòa quyện với giọt lệ sầu thương nhớ cho người chồng yêu quý đã in sâu không thể nào phai đi được – thế mới biết tấm lòng chung thủy và đảm đang của con người thi nữ Hà Thanh không những thể hiện lên những dòng thơ ca mà thôi – mà còn được in dấu hằn thời gian trong một trái tim chung tình và một tấm lòng chung thủy của chị nữa….
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tay may mắt lại lim dim Nhiều đêm không ngủ khâu kim chệt hoài Kim đâm ngay thẳng vào tay Máu em nhiểu giọt thấm vào áo anh.
Máu này em giặt không ra Em cho nước mắt xoa vào ra không Thế là máu lệ hòa đồng Nhuộm lên màu vải tím hồng thủy chung.
(Lời tình trong áo - Ha Thanh)
Chúng tôi từ trước đến giờ cũng đã viết nhiều và rất nhiều cho những con người nằm xuống, họ nằm xuống nhưng cõi linh hồn của họ đang bay vào một cõi thiên thu nào đó – có lẽ những khu nghĩa trang buồn và lạnh lùng – có còn mãi in dấu chân chim của những con người ở trần thế này… Ở đây cũng thế - Người thiếu phụ Hà Thanh trong một lần bước vào khu nghĩa trang buồn để tưởng niệm về cho người tình (chồng) của chị, có lẽ đó là một bổn phận vì cái Ơn cái Nghĩa, cái Tình trong đời chị mà chị hằng ghi nhớ…
Người thiếu phụ chân bước vào khu nghĩa trang lạnh lùng sương khói – nhưng vẫn bước từng bước âm thầm đến bên phần mộ của “người thân” để thắp lên cho chồng một nén nhang tưởng nhớ, đứng trước mộ bia, hình như chị vẫn luôn hằng nhớ với những ngày tháng hạnh phúc đã qua, chị nhỏ lệ khóc thầm cho một chuyện tình tan vỡ và chia xa, cái nắng, cái gió ở khu nghĩa trang im vắng – có lẽ sẽ không làm cho chị lạnh lùng – nhưng còn thêm ấm áp, nhớ lại những ngày dài hạnh phúc bên nhau, nhớ về cho một thưở tình thơ đã in trên dấu hằn cuộc đời, lòng chị đau thắt lại, chung quanh – tiếng gió hú nghe sao mà lạnh lùng và băng giá, cho dù làn hương tỏa vừa thắp lên – chắc cũng đủ làm ấm lòng người nằm xuống, chị cứ ngỡ người anh nằm đó như ngủ một giấc ngủ say, như đang còn thổn thức với chị sau một cuộc giận hờn với những hạnh phúc vu vơ… Người nằm đó, khu nghĩa trang nào đã ôm anh vào lòng đất và rồi phải in dấu chân em ! từng làn khói hương bay tỏa và quyện tròn như một hình hài con người đang nhìn chị với một người vợ sắt son một lòng, mộ bia nào ghi dấu tên anh, để cho người tình phải ghé thăm một lần trong đời bên khu đồi hoang vắng, cuộc tình nào còn mãi in dấu chim xưa theo những vết hằn đời, để người thiếu phụ áo đen cứ mãi nghìn thu nhỏ xuống mộ bia những giọt sầu lắng trong chính tâm tư của mình, cái nắng, cái gió – nhưng không thể che lấp đi cả một khối tình thâm trong lòng của người con thiếu phụ thi nữ Hà Thanh, ngày xưa tình Cha và Nghĩa Mẹ - em đã đền Ơn đáp trả, còn hôm nay – bên nấm mộ hoang tàn – bạc màu vôi với thời gian mờ ảo – thì mối tình thâm chung thủy sẽ là một dấu tích của cuộc đời người thiếu phụ Hà Thanh, vần thi ca nào đây – em còn phải viết lên trên bia mộ để cho dòng nước mắt của em thôi rơi, bên khói nhang nào được xuyên thấu – anh có bay đi về với mây ngàn – còn em ở lại chịu nhiều đắng cay… Dấu chân chim nào không ngăn nỗi được dòng lệ buồn mà cất cánh bay đi về phía chân trời – còn em đây – còn một người thiếu phụ thời con gái ngồi cạnh mộ anh mà nhỏ xuống cho đời những giọt buồn nghìn thu chưa phai dấu… Phải chăng cái lòng trắc ẩn của một chuyện tình mà giờ đây đã phải chia đôi hai bên thế giới – người đi và kẻ ở - vẫn còn luôn ngóng chờ cho nhau mà thôi – phải thế không anh, mộ bia nào ghi dấu tên anh, và lòng nào vẫn một niềm sắt son với một chuyện tình đã khuất trong bóng đường tà, Anh ơi – giọt lệ cho nghìn thu mà chính em đã nhỏ xuống hôm nay, hầu như còn cứ mãi ướt mi trên khóe vòm đôi mắt – đôi mắt mà ngày xưa – chính anh đã từng đặt lên đó một nụ hôn – và nụ hôn thần thánh ấy hầu như chưa thể phai dấu vết của một chuyện tình của chúng ta phải không anh, chỉ có mình em thôi – trong lần thăm anh mà hôm nay em đã viết lên thành những lời thơ để trao về cho anh thương nhớ, có lẽ linh hồn anh đang bay bay đâu đó ngồi nhìn về cho em để anh còn thấy trong em những giọt lệ sầu rơi vào cuối buổi tàn thu ?
Giọt lệ nào thấm vào lòng đất, giọt sầu nào thấm vào trong tim, và giọt buồn nào cứ mãi bay theo ngàn mây vô lối – con đường thiên thu ấy có đưa anh về với tháng ngày xa xăm nào đó để anh còn nhớ về cho chúng ta một chuỗi ngày hạnh phúc và còn lắm nỗi thương đau không hả anh ??? Trời đất – như đang quay cuồng trong em – trong trái tim để còn in hằn cho em với một chuyện tình buồn, anh đã đi rồi – dòng tâm tình này em nói lên trong ý nghĩ, trong con tim nồng cháy và khát khao của những ngày còn bên nhau đó anh, khói hương vẫn nghi ngút với một số hoa đèn mà em đã trao về cho anh hôm nay, Nắng vẫn rơi, gió vẫn thổi và còn cứ mãi hú từ xa như hồn ai oán than vọng về với những tình khúc buồn muôn thưở…
Anh ơi – anh yêu dấu ơi – dấu chân xưa kỷ niệm trên từng tấm áo – nhưng tấm áo không ngoài chiến trận của những người lính, mà là tấm áo chung tình vẹn nghĩa của một tình yêu nồng cháy, mà hôm nay em đã trót mang tới cho anh – để anh còn vững tin mà siêu thoát, tấm áo vẹn toàn vẹn nghĩa của những ngày xưa – và hôm nay – trên từng làn khói hương bay tỏa – cái nắng cái gió vẫn như còn quyến luyến về cho chúng ta với một cuộc tình cho dẫu là chia xa – nhưng anh ơi – chúng ta vẫn còn mãi mãi là bên nhau….
THĂM ANH... Hôm nay em đến nghĩa trang. Tay ôm huệ trắng lang thang một mình. Đất trời như cũng lặng thinh. Gió ngưng nắng gắt anh nhìn tội không. Cắm hoa nghe nhói trong lòng. Đốt nhang lấy bánh rồi xong rót trà. Em không lo ngại đường xa. Mỗi ngày hàng tháng mình ta với mình. Chung quanh trắng đỏ im lìm Em đây anh đó sao mình lặng câm. Nhìn anh ánh mắt phân vân. Cúi đầu lệ nhỏ phân trần cùng anh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . HA THANH.. Đang ở đất thánh Củ chi. Cảm xúc khi thăm anh.
Thế mới biết – con người của chị Ha Thanh, con người thi nữ Nguyễn Thị Thanh Hà, sẽ là một dấu niềm hơi xót xa và lặng lẽ trong từng lời thơ, sẽ là một nỗi niềm đơn côi trong bản tình khúc “Lặng lẽ nơi này” để có thể cuộc đời chị cứ mãi còn nối tiếp lắng đọng và xót xa trong nỗi sầu của mình, ở đây chúng tôi chỉ cảm nhận về cho chị một khía cạnh của cuộc đời này qua những vần thơ, nghĩ về cho chị với đầy dẫy những nỗi buồn vô vọng – nhưng trong cõi sa mạc nào đó, chị vẫn gọi tên một con người – trong nỗi xót xa chị vẫn còn thầm gọi tên – và trong niềm đớn đau chị vẫn còn một chút lắng đọng nào đó… Hà Thanh, con người của thi ca và những vần thơ còn nhiều trắc ẩn, mỗi con người thi nhân đều mang cho mình những khía cạnh và nỗi niềm riêng lẻ - cho dù đó cũng chỉ là những nỗi buồn , những suy tư sầu lắng, những cuộc tình vỡ tan với những xót xa, nhưng với con người Hà Thanh – Nguyễn Thị Thanh Hà vẫn còn cứ mãi lặng lẽ một nơi này, và trong nỗi lặng lẽ và đơn côi ấy – có mấy ai thấy được chị đang nhỏ xuống cuộc đời với những giọt lệ tàn thu hay không – còn chúng tôi thì cũng đã nhận thấy – một khi giọt sầu thiên thu của chị nhỏ xuống – thấm ướt cả những vần thơ, thì con người của Hà Thanh – vẫn cứ còn mãi cho mình với những giọt sầu lắng đọng….
Và những giọt sầu ấy – cứ mãi hoài rơi rơi….
NguyenNgocHai Saigon-Đất vào Thu 2015
" /> " />
| |
|