Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

  Thuyết TIẾN HÓA...

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

 Thuyết TIẾN HÓA...  Empty
Bài gửiTiêu đề: Thuyết TIẾN HÓA...     Thuyết TIẾN HÓA...  EmptySun May 08, 2011 11:11 pm

Thuyết Tiến Hoá Trong Thần học Kitô Giáo
VietCatholic News (22 Oct 2010 08:48)

[color=darkblue]Dẫn nhập

Thuyết tiến hoá phải qua một thời gian dài mới có một chỗ đứng trong thần học Kitô giáo. Có nhiều hiểu nhầm về thuyết tiến hoá, và cũng có những quan niệm không chuẩn cho rằng Giáo hội Công giáo có vấn đề đối nghịch với thuyết tiến hoá. Những quan điểm như thế không theo sát với thực tế của sự tiến triển giữa khoa học và thần học Kitô giáo. Bài viết này cố gắng đưa ra những quan điểm thần học Kitô giáo về thuyết tiến hoá để giúp độc giả hiểu rõ hơn chỗ đứng của thuyết tiến hoá trong Thần học Kitô giáo. Bài viết sẽ được tìm hiểu qua một số nét về thuyết tiến hoá dưới hai khuynh hướng hữu thần và vô thần (1); lược qua một số tư tưởng của một số thần học gia nổi tiếng trong cái nhìn trung dung của người có niềm tin về thuyết tiến hoá (2); và cuối cùng là tiếng nói của Giáo quyền về tương quan giữa đức tin và khoa học nói chung, giữa đức tin và thuyết tiến hoá nói riêng (3).

1. Đôi nét về thuyết tiến hoá

Trong cuốn sách với tựa đề “The Origin of Species”, Darwin đã đề cập tới những nguyên tắc cơ bản của thuyết tiến hoá. Năm 1871, ông cho xuất bản cuốn “The Descent of Man”; trong cuốn sách này, ông nói đến nguồn gốc con người cách cụ thể hơn. Ông cho rằng con người có thể xuất thân từ những động vật thấp hơn như vượn vì cấu trúc cơ thể và sự phát triển bào thai của các loài vật này có nhiều điểm giống với con người. Nhờ vào công trình nghiên cứu này, ông được coi là cha đẻ của thuyết tiến hoá.(1)

1.1. Thuyết tiến hoá hữu thần.

Nhiều người đã hiểu sai thuyết tiến hoá của Darwin. Họ cho rằng với thuyết tiến hoá này, vũ trụ hoặc con người đều từ ngẫu nhiên mà có; một cách nào đó họ cho rằng Darwin đã chối bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa. Nhưng nếu nghiên cứu kỹ thì ông là người tin rằng Thiên Chúa là nguyên nhân tác thành vũ trụ, và khi đã tạo dựng xong vũ trụ, từ đó Ngài để cho vũ trụ tiếp tục tiến hoá.(2) Ông không chủ trương tiến hoá vô thần, điều này chúng ta sẽ thấy rõ qua tư tưởng của ông:

“Quan niệm về sự sống này {tức là thuyết tiến hoá} có vài điểm mạnh. Đầu tiên được Đấng Tạo Hoá truyền hơi thở vào để thành một hay vài thể sống đơn giản nhất. Từ một sự bắt đầu đơn giản đó đã và đang tiến hoá ra vô số những sinh thể đẹp và kỳ diệu nhất trong khi hành tinh này vẫn xoay vần theo định luật hấp dẫn cố định.”(3)

1.2. Thuyết tiến hoá vô thần.

Do người ta vô tình hiểu không đúng hay cố tình giải thích sai thuyết tiến hoá của Darwin, nên ông bị hiểu nhầm. Ông không chủ trương một thuyết tiến hoá vô thần, nhưng là một người khác.
Oparin, khoa học gia người Nga, đã trình bày thuyết tạo sinh vô cơ (abiogenesis) để bổ sung vào thuyết tiến hoá của Darwin. Thuyết này cho rằng sự sống bắt đầu bằng sự kết hợp ngẫu nhiên của các chất vô cơ như oxigen, hydrogen, nitrogen và carbon. Chủ nghĩa duy vật trong đó có chủ nghĩa cộng sản được coi như khởi đi từ chủ thuyết này. Mà như chúng ta đều biết, cơ sở lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản là duy vật biện chứng lịch sử, đó cũng là một kiểu tiến hoá, vì xã hội loài người tiến hoá từ thấp lên cao nhờ vào giai cấp đấu tranh.(4) Đến đây ta có thể nói được rằng thuyết tiến hoá vô thần là do Oparin khởi xướng.

2. Một số quan điểm thần học về thuyết tiến hoá

2.1. Tiến hoá thúc đẩy tín hữu nghiên cứu khoa học

Thần học gia Công giáo đầu tiên lên tiếng xoáy sâu vào thuyết tiến hoá có lẽ là Pierre Teilhard de Chardin. Đối với Chardin, thuyết tiến hoá là điều mới mẻ thúc đẩy tín hữu nghiên cứu khoa học để thấy được bàn tay quan phòng đầy khôn ngoan của Thiên Chúa trong sự tiến triển của vũ trụ và con người.

“Để sống và phát triển, các quan điểm Kitô giáo cần có một bầu khí vừa lớn lao vừa mật thiết. Thế giới càng rộng lớn, các quan hệ bên trong thế giới càng hữu cơ bao nhiêu thì các triển vọng mà Nhập thể mở ra trong đó càng thắng thế bấy nhiêu. Mà đây là điều người tín hữu bắt đấu phát hiện, một cách có thể nói là bất ngờ. Sau một lúc hoảng sợ trước Tiến hoá, người Kitô hữu bây giờ đây lại nhận thấy rằng Tiến hoá thật ra cung cấp cho mình một cách kỳ diệu để mình cảm thấy thuộc về Thiên Chúa hơn, để mình phục vụ Thiên Chúa tận tình hơn. Trong thời hiện đại, Kitô giáo cần thiết hơn cho thế giới. Về Kitô giáo mà nói rằng tôn giáo này, trái với những điều xem ra ngược chiều, thích nghi và phát triển trong một thế giới được khoa học mở rộng đến mức kỳ lạ, là chỉ trông thấy nửa phần những gì đang diễn ra. Tiến hoá đang như đổ vào một dòng máu mới cho các viễn tượng và các khát vọng của người Kitô hữu. Nhưng ngược lại, chẳng phải là đức tin đặt nơi Đức Kitô có sứ mạng – và đang sẵn sàng – cứu vãn Tiến hoá, hay thậm chí tiếp sức cho Tiến hoá?”(5)

Kitô giáo cho thấy chỗ đứng của khoa học trong đời sống con người. Khoa học cần giúp con người khám phá được vẻ đẹp của thiên nhiên, qua việc khám phá đó, con người biết quý trọng sự sống của mình hơn. Thiên nhiên và con người không thể tách rời nhau được. Thiên nhiên và con người tiến hoá không ngừng. Trong quá trình tiến hoá của vạn vật, có điều tốt đẹp nhưng cũng có những điều xấu. Theo cái nhìn của thuyết tiến hoá, Teilhard cho rằng mọi hình thái của cái ác đều là những yếu tố thiết yếu trong quá trình tiến hoá.(6)

2.2. Tiến hoá nằm trong sự quan phòng của Thiên Chúa.

Tất cả mọi sự diễn ra đều nằm trong quy luật Thiên Chúa đã ấn định, hay nói cách khác mọi sự đều diễn ra trong sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Mọi sự tiến bộ trên trần gian này, dù đến từ đâu cũng xuất phát từ Căn nguyên tối hậu là chính Đấng Tạo Hoá. Khi tin Thiên Chúa là căn nguyên mọi loài, thì chúng ta có thể dung hoà được những xung khắc mà người ta cố gán ghép cho đức tin với khoa học. Karl Rahner cho rằng chúng ta có thể dung hoà thuyết tiến hoá với đức tin Công giáo bao lâu chúng ta để đức tin dựa trên hai nguyên lý căn bản, đó là: Thiên Chúa là căn nguyên đệ nhất của muôn vật muôn loài, và Thiên Chúa là nền tảng vĩnh cửu mà trên đó muôn vật muôn loài có thể phát triển hết khả năng vượt lên trên chính mình.(7)

Đối với Karl Rahner, vũ trụ tiến hoá không ngừng là nhờ vào năng lực sáng tạo vô cùng của Thiên Chúa.(Cool

Còn theo Hans Kung, thuyết tiến hoá không xung khắc với đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa. Thiên Chúa hoạt động cách tích cực trong quá trình tiến hoá. Thiên Chúa chính là nguồn mạch, nền tảng và cứu cánh của mọi cuộc tiến hoá.(9)

Theo trình thuật sáng thế, sau khi đã dựng nên vũ trụ, Thiên Chúa đã giao phó công trình đó cho con người cai quản. Con người được thông dự vào đặc quyền thống trị vũ trụ của Thiên Chúa là một hình thức tiến hoá; điều này có thể lý giải rằng con người có nhiệm vụ làm cho thế giới này càng ngày càng đẹp hơn, càng hoàn thiện hơn.(10) Hay nói cách khác, sáng tạo và tiến hoá là hai khía cạnh không thể tách rời nhau trong chương trình quan phòng của Thiên Chúa. Moltmann sẽ cho ta thấy hai chiều kích này:

“Quan niệm Thiên Chúa trong thế giới thọ tạo bằng ý niệm về sáng tạo trong thần khí cho phép chúng ta hiểu ‘sáng tạo’ và ‘tiến hoá’ không còn là hai khái niệm xung khắc để diễn tả hiện thực nữa, và chúng ta có thể kết chúng thành một mối để bổ túc cho nhau: có một cuộc sáng tạo tiến hoá, bởi vì tiến hoá không tự giải thích được từ chính mình. Có một cuộc tiến hoá của thế giới thọ tạo, bởi vì cuộc sáng thế hướng về mục đích là Vương quốc vinh quang và vì thế vượt quá chính mình trong thời gian. Khái niệm tiến hoá được hiểu như một khái niệm căn bản diễn tả Thần Khí sáng tạo của Thiên Chúa hoạt động như thế nào trong thế giới.”(11)

Mọi sự tiến hoá đều nằm trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Thiên Chúa không ngừng quan phòng vạn vật để vạn vật ngày càng hoàn thiện hơn cho đến khi chúng đạt được cùng đích của mình là được vinh quang Thiên Chúa (xc. Rm 8,18-25). Tuy nhiên, Thiên Chúa quan phòng đã trao cho con người quyền cai quản muôn vật muôn loài, có nghĩa là Ngài đã giao cho con người làm cho quá trình tiến hoá đó được tiến triển liên tục (xc. St 1,26-29).

Việc Thiên Chúa quan phòng đối với vũ trụ vạn vật có thể được coi như một cuộc sáng tạo liên tục, hay nói cách khác là công trình tạo dựng vẫn tiến hoá không ngừng cho đến khi công trình đó đạt đến thành tựu của nó. Sáng tạo liên tục hay tiến hoá là một hướng mở tới tương lai. Tương lai ở đây là một điểm quy chiếu để mọi vật mọi loài đều hướng về đó. Moltmann tiếp tục phân tích hai khía cạnh này:

“Tiến hoá mô tả quá trình xây dựng từng bước vật chất và các hệ sinh vật. Do đó thuyết tiến hoá thuộc phạm vi thần học nói về sáng tạo liên tục (creatio continua). Nhưng Thiên Chúa, bằng cách nào mà Người sáng tạo và hoạt động trong lịch sử đang tiếp diễn của thế giới thọ tạo? Thần học sẽ sai lầm nếu chuyển các thể thức sáng tạo nguyên thuỷ của Thiên Chúa thành các thể thức hoạt động của Thiên Chúa trong lịch sử. Thần học phải trình bày trong một lịch sử mở rộng, hướng tới tương lai, các thể thức mà Thiên Chúa sử dụng để bảo toàn, duy trì, thay đổi và tăng tốc độ trong thế giới thọ tạo, mà ở đây khái niệm thần học về chiều kích mở hướng tới tương lai lấy lại đồng thời cũng vượt qua khái niệm ‘mở’ của học thuyết về các hệ thống. Thần học phải lấy làm khởi điểm ý tưởng theo đó công trình sáng tạo chưa hoàn tất, chưa đạt tới đích. Cùng với các thể loại trong hệ sinh vật và trong vật chất, con người vẫn còn ở trong quá trình rộng mở của thời gian. Ngày nay con người nắm trong tầm tay việc tiếp tục trực tiếp quá trình tiến hoá đã dẫn đến sự xuất hiện của loài người trên trái đất này: con người có thể huỷ diệt giai đoạn tiến hoá này hay con người cũng có thể tổ chức cho chính mình một phương thức sống chung cao cấp hơn, có thể giúp quá trình tiến hoá tiến triển.”(12)

2.3 Đức Kitô là trung tâm điểm của mọi sự tiến hoá

Theo thần học của Gioan và Phaolô, vạn vật hiện hữu nhờ Ngôi Lời và sẽ quy về Ngôi Lời.(13)

Vũ trụ sẽ không đi tới đâu cả nếu không có công cuộc nhập thể cứu độ của Đức Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa. Teilhard cho chúng ta thấy được vai trò trung tâm của Đức Kitô trong công cuộc tiến hoá của muôn loài muôn vật:

“Teilhard nối kết quá trính tiến hoá với một Kitô học tầm cỡ vũ trụ. Trong viễn tượng đó, Đức Kitô hoạt động như Đấng ban sinh khí cho muôn vật muôn loài trong quá trình tiến hoá như Đấng đưa muôn loài muôn vật về một mối. Quá trình hiến hoá đạt tới điểm hoàn tất trong Đức Kitô được hiểu như điểm hội tụ Ômêga.”(14)

Đức Kitô là Đấng làm cho muôn vật tiến hoá không ngừng: “Đức Kitô-Ômêga, nghĩa là Đức Kitô ban sự sống cho mọi loài và thâu tóm mọi năng lực của sự sống và của tinh thần mà vũ trụ đã chế tạo, nghĩa là, nếu xét cho cùng, Đức Kitô-Đấng chủ động trong quá trình tiến hoá (Christ-Évoluteur).”(15) Nếu nhìn theo nhãn quan của Khải Huyền, mọi sự đều khởi đi từ một Đấng, và mọi sự đều quy về một Đấng. Đấng đó là Alpha và Ômêga của mọi loài, đó là Đức Kitô. Mọi sự đều nhờ Người mà có, rồi mọi vật lại quy về Người. Quả thật, Người là trung tâm, là chủ của mọi công cuộc tiến hoá.

3. Huấn quyền với thuyết tiến hoá

Huấn quyền Giáo hội đã chấp nhận những công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, trong đó có thuyết tiến hoá của Darwin. Điều này chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng giữa đức tin và khoa học chân chính không có mâu thuẫn. Trong thực tế, nhiều người vẫn cho rằng đức tin Kitô giáo đối nghịch với khoa học. Nếu nhìn ở một khía cạnh nào đó thì những người này cũng có lý; nhưng xét rộng hơn thì không phải như thế. Sở dĩ người ta cho Giáo hội đối nghịch hay cản trở bước tiến của khoa học là vì, Giáo hội không như một người nghiên cứu khoa học thực nghiệm, cần làm thí nghiệm một số lần để kiểm chứng giả thuyết rồi mới đưa ra kết luận. Khi đã thực hiện một số thí nghiệm, có thể rút ra kết luận; nhưng sau này, nếu thực hiện những cuộc thí nghiệm khác mà cho kết quả khác thì có thể có kết luận khác với lúc đầu. Điều này có thể xảy ra với khoa học thực nghiệm. Nhưng trong vấn đề đức tin, Giáo hội không thể làm như vậy. Giáo hội rất thận trọng trong những vấn đề mới mẻ, không vội vàng đưa ra phán quyết, mà cần phải tìm hiểu cẩn thận rồi mới có ý kiến. Đó là một cách làm rất khôn ngoan. Đối với thuyết tiến hoá, Giáo hội cũng cần thời gian để chấp nhận nó như vậy.

Giáo hội Công giáo chưa bao giờ có quan niệm đối nghịch với chủ nghĩa triết học Darwin trong vấn đề tiến hoá, mặc dù lý thuyết triết học này coi con người chỉ như là sản phẩm của những sức mạnh duy vật. Giáo hội chưa bao giờ coi và chưa bao giờ dạy rằng trình thuật trong chương đầu của Sách Sáng thế dạy về khoa học.(16)

3.1. Chấp nhận có cân nhắc

Huấn quyền khuyên các tín hữu học hỏi thuyết tiến hoá cách có cân nhắc, để có thể hiểu đúng về nó.

“Huấn quyền Giáo hội không cấm việc học thuyết ‘Tiến hóa’, trong chừng mực học thuyết này nghiên cứu về nguồn gốc của thân xác con người từ một chất thể sinh động đã có sẵn – bởi vì về các linh hồn thì đức tin Công giáo buộc chúng ta phải bảo lưu rằng linh hồn đã được Thiên Chúa trực tiếp sáng tạo -, trong tình trạng hiện thời của các ngành khoa học về con người và của khoa thần học, được các chuyên gia của cả hai lãnh vực đưa ra bàn luận và nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, các lý lẽ biện minh cho cả hai lập trường, dù là thuận hay chống, phải được xem xét và phán đoán một cách điều độ và thận trọng với sự nghiêm chỉnh cần thiết, miễn là ai nấy đều phải sẵn sàng tùng phục phán quyết của Giáo hội vốn đã được Đức Kitô trao cho trọng trách minh giải Kinh Thánh một cách trung thực và bảo vệ giáo lý đức tin.”(17)

Đức Gioan Phaolo II trong bài giáo lý về sáng tạo vào năm 1986 nói về trình thuật sáng tạo trong sách Sáng thế như sau:

“Bản văn này có một tầm quan trọng về tôn giáo và thần học vượt lên trên tất cả. Việc nghiên cứu về nguồn gốc và sự phát triển của các loài cá thể trong thiên nhiên không tìm thấy trong một chuẩn mực cụ thể nào trong trình thuật này… Bởi vậy, lý thuyết về tiến hoá tự nhiên, được hiểu theo một nghĩa nào đó là không loại trừ tính nguyên nhân thần thiêng, về căn bản cũng không đối lập với chân lý về sự sáng tạo thế giới hữu hình như được trình thuật trong sách Sáng thế… Tuy nhiên, cần phải nói thêm rằng giả thuyết này chỉ đề xuất một khả năng chắc chắn (cái nhiên), chứ không phải là một sự chắc chắn khoa học. Hơn thế nữa, giáo lý đức tin xác định vững chắc rằng linh hồn thiên nhiên của con người được Thiên Chúa trực tiếp dựng nên. Theo giả thuyết được đề cập ở đây, có thể là thân xác con người, theo trật tự đã được Đấng Tạo Hoá ấn định lên những năng lực sự sống, hẳn là đã được chuẩn bị tiệm tiến nơi những mô thể của những hữu thể tiền sự.”(18)

Năm 1996, Đức Gioan Phaolo II lặp lại chủ đề này trong thông điệp gửi cho Viện hàn lâm Giáo hoàng về Khoa học.(19)

3.2. Nhưng lưu ý

Khi Giáo hội khuyên tín hữu tìm hiểu học hỏi thuyết tiến hoá, người ta đã đặt ra vấn đề rất hệ trọng liên quan đến chân lý đức tin, đó là thuyết độc tổ. Giáo lý truyền thống dạy rằng tổ tông loài người là Adam và Eva; còn thuyết tiến hoá, hay nói rộng ra là các khoa học tự nhiên thì quan niệm rằng sau Adam, thực sự đã có những con người không thuộc con cháu của Adam và Eva. Và như thế, tổ tông loài người là đa tổ chứ không phải là độc tổ. Khi chấp nhận thuyết tiến hoá, người ta cho rằng vậy là Giáo hội cũng chấp nhận thuyết đa tổ. Không phải thế! Để bảo vệ giáo lý đức tin, Đức Piô XII đã xác định rõ rằng người tín hữu không thể chia sẻ quan điểm về thuyết đa tổ. Giáo lý về tổ tông loài người và tội nguyên tổ vẫn không có gì thay đổi.(20)

Thay lời kết

Đức tin Kitô giáo không có ý định dạy về những chân lý khoa học, mà cũng không có mục đích phủ nhận chỗ đứng của khoa học chân chính trong việc tiến triển của con người và vũ trụ. Đức tin đó dạy cho biết rằng dù vũ trụ và con người tiến hoá như thế nào đi nữa thì vẫn không thể đi ra ngoài sự quan phòng của Thiên Chúa được, Thiên Chúa phải là nguyên nhân và cùng đích của mọi cuộc tiến hoá. Giáo hội không ngăn cản các tín hữu nghiên cứu khoa học, ngược lại còn khuyến khích tín hữu nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc để nhờ vào việc khám phá đó, con người thấy được quyền năng cao cả và tình thương lớn lao của Thiên Chúa đối với vũ trụ và con người. Khám phá đó đưa con người đến việc hiểu biết Thiên Chúa hơn, từ chỗ hiểu biết mà yêu mến và phục vụ Thiên Chúa hơn. Việc yêu mến và phục vụ Thiên Chúa có thể được thực hiện qua việc chiêm ngắm những kỳ công thiên hình vạn trạng được tỏ bày nơi công trình tạo dựng của Thiên Chúa. Công trình tạo dựng đó vẫn tiếp tục tiến hoá không ngừng qua sự quan phòng đầy khôn ngoan và yêu thương của Thiên Chúa Cha trong sự hướng dẫn của Thần Khí nhờ Đức Kitô.

Chú thích

(1) Xc. Lê Anh Huy, Quan điểm siêu hình của Darwin. Cập nhật ngày 05/05/2009; http://hoptinhhoply.net/?q=node/124.
(2) Cf. Russell Shaw (ed.), Our Sunday Visitor’s Encyclopedia of Catholic Doctrine, Our Sunday Visitor Publishing Division, Huntington-Indiana, 1997, pp. 223-224.
(3) Charles Darwin, The Origin of Species, Random House, 1993, p. 649. Bản dịch Việt ngữ của Lê Anh Huy, sđd.
(4) Xc. Lê Anh Huy, Quan điểm siêu hình của Darwin. Cập nhật ngày 05/05/2009; http://hoptinhhoply.net/?q=node/124.
(5)Pierre Teilhard de Chardin, Le Phénomène humain. Dans Les Oeuvres de Pierre Teilhard de Chardin, T. 1, Paris, 1955, pp. 330-331. Bản dịch Việt ngữ được trích từ Sáng thế luận qua các tác giả, (?), tr. 398-399.
(6) Xc. Sáng thế luận qua các tác giả, tr. 399.
(7) Xc. Sáng thế luận qua các tác giả, tr. 443.
(Cool Xc. Sáng thế luận qua các tác giả, tr. 437-438.
(9) Xc. Sáng thế luận qua các tác giả, tr. 467-470.
(10) Cf. International Theological Commission, Communion and Stewardship: Human Persons Created in the Image of God. Download May 5th 2009; http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/cti_documents/rc_con_cfaith_doc_20040723_communion-stewardship_en.html.
(11) Jurgen Moltmann, Dieu dans la création, Le Cerf, T. 33, p. 252. Bản dịch Việt ngữ được trích trong Sáng thế luận qua các tác giả, tr. 451.
(12) Jurgen Moltmann, Dieu dans la création, Le Cerf, T. 33, p. 252. Bản dịch Việt ngữ được trích trong Sáng thế luận qua các tác giả, tr. 452.
(13) Xc. Lời tựa của Tin Mừng theo thánh Gioan (1,1-18) và các thư của thánh Phaolô.
(14) Sáng thế luận qua các tác giả, tr. 401.
(15) Sáng thế luận qua các tác giả, tr. 403.
(16) Cf. Russell Shaw (ed.), Our Sunday Visitor’s Encyclopedia of Catholic Doctrine, Our Sunday Visitor Publishing Division, Huntington-Indiana, 1997, p. 223.
(17) Pope Pius XII, Humani Generis, August 12th 1950. Bản dịch Việt ngữ được trích trong Sáng thế luận qua các tác giả, tr. 110.
(18) Trích lại trong Russell Shaw (ed.), Our Sunday Visitor’s Encyclopedia of Catholic Doctrine, Our Sunday Visitor Publishing Division, Huntington-Indiana, 1997, p.223.
(19) Cf. Russell Shaw (ed.), Our Sunday Visitor’s Encyclopedia of Catholic Doctrine, Our Sunday Visitor Publishing Division, Huntington-Indiana, 1997, p. 223.
(20) Cf. Pope Pius XII, Ibi
FX. Trần Kim Ngọc, O.P.

_____________________________________

Thuyết Tiến Hóa phản ánh mục đích của Thiên Chúa: Một quan điểm về Darwin, Thiên Chúa và Sáng tạo

Notre Dame, Ind (CNS)- Mở đầu cuộc hội thảo về Darwin Ngày 1 tháng 11 tại Đại học Notre Dame, nhà sinh vật học Công giáo nổi tiếng Kenneth Miller đã kêu gọi cần phải quan tâm áp dụng phương pháp chặt chẽ cuả khoa học và cần phân biệt rõ ràng đâu là khoa học và đâu là ý kiến cá nhân của một nhà khoa học.

GS Miller, nhân vật chủ trương có sự tương hợp giữa thuyết Tiến Hoá và đức tin tôn giáo và đồng thời là đối thủ hàng đầu chống lại những phê phán thiếu cơ sở khoa học (phản lại thuyết tiến hoá) đang tấn công vào nền giáo dục Mỹ, ông cho biết rằng cuộc chiến cho khoa học vẫn còn tiếp tục mặc dù đã có một chuỗi dài thắng lợi nhờ tòa án, luật pháp và bầu cử.

"Tiến hóa là một vấn đề gây chia rẽ người Mỹ ", ông nói, chỉ vào một bản đồ đánh dấu các địa phương có những hoạt động chống thuyết Tiến Hóa, bản đồ cho thấy rằng những hoạt động này xuất hiện gần như khắp nơi. "Đây là một vấn đề đang quấy động cảm xúc cả nước."

"Chúng ta cần phải ra khỏi lớp học, cần ra khỏi phòng thí nghiệm. Nếu chúng ta làm được như thế, thì người dân Mỹ sẽ chọn khoa học trong mọi hoàn cảnh."

Bài nói chuyện của ông có tựa đề: "Darwin, Thiên Chúa và Sáng tạo: Thuyết tiến hoá và cuộc tranh đấu giành lấy linh hồn nứơc Mỹ" ("Darwin, God and Design: Evolution and the Battle for America's Soul") là bài nói chuyện cho đại chúng đầu tiên cuả ba ngày hội thảo về "Darwin trong thế kỷ 21: Thiên nhiên, nhân loại và Thiên Chúa."

The John J. Reilly Center for Science, Technology and Values at Notre Dame (Trung tâm Khoa học, Công nghệ và Giá trị John J. Reilly tại Notre Dame) là cơ quan tổ chức hội nghị để kỷ niệm 200 năm sinh nhật của Darwin và kỷ niệm năm thứ 150 của cuốn sách "Origin of Species" (“nguồn gốc cuả chủng loại”).

Hội nghị quốc tế này đã thu hút nhiều học giả trong nhiều lĩnh vực đến từ Ý, Ba Lan và Anh quốc và từ nhiều trường đại học Hoa Kỳ.

Cuốn sách "Finding Darwin's God" cuả GS Miller (“Tìm Thiên Chuá cuả Darwin”) đã được tái bản 29 lần, vẽ lại lịch sử những hoạt động chống Tiến Hoá tại Hoa Kỳ, bắt đầu với phiên tòa Scopes năm 1925 tại Tennessee, khi đó một giáo viên sinh vật học đã bị được đưa ra xét xử và bị kết tội vi phạm luật cấm giảng dạy về Tiến Hoá trong các trường học.

Luật cấm thuyết Tiến Hoá kéo dài hơn 40 năm tại Tennessee, và việc giảng dạy về Tiến Hoá bị cấm trong năm tiểu bang khác cho đến khi Tòa án tối cao phán quyết lệnh cấm cuả Arkansas là vi hiến trong năm 1965.

Những người ủng hộ thuyết sáng tạo đã vận động các cơ quan lập pháp tại các tiểu bang đòi hỏi phải "đối xử cân bằng" và Arkansas và Louisiana đã ra luật cho giảng dạy khoa học sáng tạo. Năm 1981, một mục sư Methodist kiện Arkansas và luật này đã bị bỏ.

Kể từ những năm 1980, đã có một phong trào thúc đẩy lý thuyết “Thiết Kế Thông Minh” (“intelligent design”) , với lập luận rằng những yếu tố “phức tạp không thể tóm gọn được" ("irreducibly complex") của các sinh vật chứng minh phải có một thế lực bên ngoài thiên nhiên đưa các sinh vật ấy vào sự tồn tại.

GS Miller lưu ý có sự khác biệt giữa ý niệm này và ý niệm Thần Linh Siêu Đẳng mà những người hữu thần trong đó có ông, tin rằng đã tạo ra vũ trụ.

Ông trích dẫn lời tuyên bố năm 2007 cuả ĐGH Benedict XVI: "sự tranh cãi này (chống Tiến Hoá) là một sự vô lý(absurdity ) vì đã có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh cho tiến hóa, nay trở thành một hiện thực mà chúng ta phải nhìn đến và dùng để làm giàu kiến thức về cuộc sống đang diễn ra trước mắt."

GS Miller nói thêm, Thánh Augustine trong "On the Literal Meaning of Genesis" ("Ý nghiã chính cuả Sáng Thế Ký”) cảnh báo rằng những luận điệu thiếu thông minh đòi dùng văn bản Kinh Thánh mà giải thích khoa học có thể gây cho những người chưa có đức tin từ chối thông điệp cứu độ của Kinh Thánh.

Những người ủng hộ thuyết Thiết Kế Thông Minh thường cho rằng phần đông các nhà khoa học theo thuyết Tiến Hoá mới chính là những người cố chấp, không muốn xem xét các ý tưởng mâu thuẫn nhau, nhưng GS Miller cho biết họ(Thiết Kế Thông Minh) không muốn đặt mình dưới sự đánh giá công khai theo tiến tình khoa học, là một điều cần thiết cho sự tiến bộ.

Ông nói tính chất khoa học cuả thuyết Thiết Kế Thông Minh đã bị sụp đổ vào năm 2005 khi hội đồng nhà trường ở Dover, Pa, tìm cách đưa nó vào chương trình học và đã bị một thẩm phán liên bang bác bỏ.

Tuy nhiên, GS Miller nói, "trận chiến cuả thuyết Tiến Hoá vẫn chưa kết thúc. Những cuộc tấn công chống lại lý luận khoa học vẫn tiếp tục.. Cái hồn cuả khoa học Mỹ vẫn phải trả giá đắt."

Trong cuộc khảo sát năm 2006, chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ là có một tỷ lệ thấp hơn Hoa Kỳ về những người tin vào sự Tiến Hoá, và phong trào (chống Tiến Hoá) này cuả Hoa Kỳ đang được xuất khẩu sang các nước khác.

"Trong nhiều khía cạnh, Thiết Kế Thông Minh hấp dẫn vì nó có vẻ lấp đầy một chỗ trống" ông nói. "Thiết Kế Thông Minh dường như giải thích tất cả mọi thứ. Bạn chỉ cần nói rằng nhà Thiết Kế đã làm như vậy.."

Trong khi đó, một số nhà khoa học nổi tiếng tiếp tục tấn công tôn giáo bằng những chứng cớ cuả thuyết Tiến Hoá đã tạo nên sự thù nghịch và lo sợ cho nhiều người.

Loại trừ Thiên Chúa ra khỏi sự sáng tạo, làm cho con người mất đi căn bản đạo đức, thì thuyết Tiến Hoá "không chỉ là sai nhưng thật sự là nguy hiểm".

Cần đặt trọng tâm vào những bằng chứng khoa học phong phú, như các vật hóa thạch, giai đoạn chuyển tiếp và di truyền, và cần dè dặt với những kết luận thiếu định hướng rằng con người là kết quả của những sai lệch ngẫu nhiên.

Trong thực tế, để có thích ứng và sống còn thì cần phải có những “sai lệch" trong tiến trình sao chép DNA để đưa đến đột biến. Một số nhà nghiên cứu tin rằng quá trình này đã sinh thành ra các sinh vật có ý thức.

Cho nên quan điểm cuả ông cho rằng sự tiến hóa là phản ánh cái mục đích của Thiên Chúa để tạo ra những sinh vật tự do có khả năng yêu thật sự, so sánh với quan điểm trái ngược của các nhà khoa học khác kết luận rằng sự tiến hóa có nghĩa là vũ trụ là không có ý định, thì cũng có giá trị ngang nhau vì cả hai đều không thể kết luận là khoa học.

"Tiến Hóa không phải là ngẫu nhiên," GS Miller cho biết, quá trình tiến hoá sinh học đi theo con đường gọi là "thích nghi không gian" và hoạt động trong khuôn khổ cuả vật lý và hóa học.

"Tôi không nghĩ rằng chúng ta là một sai lầm của thiên nhiên. Tiến Hóa là một quá trình rất có năng suất và hiệu quả," ông kết luận.
Trần Mạnh Trác
_____________________________________

Các học giả họp để trình bầy những luận cứ bác bỏ chủ thuyết tiến hóa
VietCatholic News (31 Oct 2009 07:59)

ROME (Zenit.org).- Năm 2009, giữa lúc thuyết tiến hóa được tròn 150 tuổi, một nhóm các học giả lên tiếng cho rằng lý thuyết này là một điều không thể xảy ra xét theo khoa học, hay nói cách khác là một bất khả khoa học (scientific impossibility).

Suốt cả năm nay đã có những cuộc hội nghị mừng kỷ niệm 150 năm ngày cuốn sách của Darwin nhan đề “On the Origin of Species (Nguồn gốc các loài)" ra đời năm 1859. Nhưng cuộc hội nghị sắp tổ chức vào ngày 9 tháng 11 tới đây lại được dự trù sẽ đưa ra những chứng nghiệm để hạ bệ thuyết tiến hóa của Darwin.

Hội nghị kéo dài một ngày này sẽ được trường Đại học Giáo hoàng Piô V tại Rome tổ chức để trình bầy những luận cứ khoa học nhằm bác bỏ lý thuyết tiến hoá.

Hai người phụ trách tổ chức hội nghị này, ông Peter Wilders và H. M. Owen, cho Thông tấn xã Zenit biết rằng hội nghị có mục đích nhằm“kích thích cuộc tranh biện giữa các khoa học gia” và đặc biêt hướng về các sinh viên đại học.

Những người tổ chức giải thích rằng “vì các sinh viên còn trẻ trung, họ ít mang thành kiến trong đầu chống đối các dữ kiện mới mẻ có tính xung đột với một tín điều đã xác lập.”

“Thuyết tiến hóa của Darwin đã trở thành mẫu mực được cộng đồng khoa học chấp nhận. Những dữ kiện mới sưu tầm mang tính thách đố mẫu mực đó sẽ tự động bị bác bỏ vì những lý do triết học hơn là khoa học.

“Những kết quả do nghiên cứu thực nghiệm mới đây được các viện hàn lâm khoa học công bố có thể bác bỏ những nguyên tắc căn bản của thang thời gian địa chất (geological time-scale, còn gọi là thang địa thời). Nó giảm tuổi của nham thạch và do đó giảm tuổi của các vật hoá thạch trong đó. Lý thuyết tiến hoá được củng cố bởi cả thang địa thời và tuổi của vật hóa thạch.

“Chứng cứ này đưa ra từ trầm tích tích học (sedimentology) phù hợp với những phát kiến gần đây nhất trong khoa di truyền học, cổ sinh vật học (paleontology), vật lý, và các ngành khoa học khác. Hàm ý của cuộc nghiên cứu này thật là tai hại cho chủ thuyết Darwin.”

Không thể có được

Theo nhà trầm tích học người nước Nga, ông Alexander Lalamov, thì “Mọi sự vật bao gồm trong “Nguồn gốc các loài” của Darwin đều tùy thuộc vào việc hình thành chậm chạp của nham thạch trong những khoảng thời gian vô cùng lâu dài. Cuộc hội nghị vào tháng 11 này, với những dữ kiện thực nghiệm, chứng minh rằng thời gian địa chất như thế không thể có được để tạo ra tiến hóa.”

Mới trở về từ một cuộc hội nghị địa chất ở Kazan, nhà trầm tích học Guy Berthault sẽ trình bầy các điều tìm được trong nhiều cuộc nghiên cứu về trầm tích đã thực hiện và kết quả được công bố tại Nga. Một trong những phát kiến đó, cho thấy rằng tuổi của lớp nham thạch hình thành trong cuộc khảo sát chỉ bằng 0.01% của tuổi gán cho nó trong thang thời gian địa chất – thay vì gán cho tuổi là 10 triệu năm thì tuổi thực sự lại không hơn 10 ngàn năm.

Ông Lalamov đưa ra nhận xét: “Trái với sự hiểu biết thông thường, những nham thạch này thành lập mau chóng, và vật hóa thạch chứa đựng trong đó do đó phải tương đối còn ít tuổi. Phát kiến này mâu thuẫn với những cách giải thích của thuyết tiến hóa về thạch địa tầng (fossil record).

Nhà vật lý sinh học người Mỹ Dean Kenyon nói: “Thuyết tiến hóa sinh vật vĩ mô (Biological macroevolution) sụp đổ nếu không có hai cột trụ sinh đôi chống đỡ, đó là thang địa chất và thạch địa tầng, như mới được giải thích gần đây. Ít nhà khoa học nào sẽ bác khước khẳng định này. Đó là lý do tại sao cuộc hội nghị sắp tới tập trung vào hai ngành địa chất học và cổ sinh vật học. Cuộc nghiên cứu mới đây trong hai ngành khoa học này sẽ yểm trợ mạnh mẽ thêm nữa cho khuynh hướng rất phổ biến chống lại việc giảng dậy thuyết tiến hóa vĩ mô của Darwin như là một thực tế đã được chứng minh rồi.”

Cuộc hội nghị “Tính bất khả về khoa học của học thuyết Tiến hóa” sẽ được tổ chức cũng nhằm trực tiếp đáp ứng lại yêu cầu của Đức giáo hoàng Benedict XVI muốn cho cả mặt đúng mặt sai của một lý thuyết thường gây nhiều tranh cãi được trình bầy cho người nghe.

Một tham dự viên cuộc hội nghị, ông Thomas Seiler, nói rằng “Dưới ánh sáng của những đột phá mới về khoa học từng gây ra gây kinh ngạc, đặc biệt là trong ngành địa chất học, chúng ta hy vọng rằng cộng đồng khoa học trên thế giới sẽ thừa nhận những chứng cứ không thể chối cãi được nhằm bác bỏ lý thuyết tiến hóa.
Phụng Nghi
_________________________________________

Darwin và Galileo - những nhân vật truy tìm tôn giáo?
VietCatholic News (23 Mar 2009 14:07)

“Sợ, rất sợ!” có lẽ là một lối nói thậm xưng đầy kịch tính, nhưng mặt khác được chuẩn bị một năm hứa hẹn để đi quá xa trong việc tổ chức một trong những bi kịch giả mạo vĩ đại trong mọi thời gian.

Lời ngụ ý đầu tiên của những gì năm 2009 với những điềm báo là vấn đề cuối cùng của nhà Khoa học Hiện đại cho năm 2008. Những biên tập viên báo chí trong ý tưởng khôn ngoan chung đã quyết định thu thập ý kiến từ những nhà khoa học hàng đầu thế giới về câu hỏi quan trọng: “Ai đã làm việc nhiều hơn để loại người kia khỏi ngôi vị trang trọng của mình: Darwin hay Galileo?”. Vì bất kỳ một câu hỏi quan trọng nào đúng lúc, các hình thức của câu hỏi thực ra quan trọng hơn câu trả lời. Câu hỏi này đúng lúc bởi vì năm nay đánh dấu hai ngày lễ kỷ niệm “rất quan trọng”. Đó là 400 năm kể từ khi Hội Thánh Công Giáo đặt Galileo trong tình trạng xét xử và 150 năm từ khi xuất bản tác phẩm khám phá về sự tiến hóa của Darwin. Để hoàn thiện việc xếp thứ tự đánh giá những ngày kỷ niệm, đó cũng là kỷ niệm lần thứ 200 ngày sinh Darwin.

Nghĩ về yêu cầu cốt lõi của câu hỏi. Con người trong tinh thần mở rộng ý nghĩa lịch sử của nhân loại, là địa vị trang trọng, quá tự phụ, quá quan trọng hóa về mình và như cũng quá đòi hỏi để bị giảm giá trị hai chiều, buộc phải giảm tầm cỡ thích hợp, bị xếp hạng ở một vị trí bình thường như một điều gì đó hợp lý hơn - vài cái răng cưa trong một chiếc bánh xe.

Darwin được ca ngợi về sự nhận xét đối với tất cả sự sống có nguồn gốc chung và điều đó không có gì khác đặc biệt hơn là sự trôi qua của thời gian và sự may rủi của gene tách ra đưa đến kết quả chẳng hạn như loài người. Galileo có cuộc thử nghiệm của mình với đề tài chứng minh rằng Trái đất và bằng cách mở rộng con người trên Trái đất là không, và không bao giờ là trung tâm của vũ trụ.

Đó là một thực trạng mà đã trở thành sự lưu hành phổ biến của thế kỷ XX và điều đó đã hứa hẹn để trở nên, thậm chí còn được bảo thủ hơn vào thế kỷ XXI. Bạn có thể nhận diện ra nó ở sự tập trung triết học của các nhà môi trường cấp tiến mà thường vẽ ra sự sống loài người như một tai họa, dịch bệnh trên hành tinh. Bạn có thể theo dõi nó trong những tính toán vị lợi với những con số khổng lồ mà khẳng định vấn đề cá nhân thì ít ỏi. Bạn có thể chú ý đến nó hoạt động trong những tính toán về chiến tranh, mà trong đó cái chết đã trở thành uyển ngữ với những ý niệm của sự thiệt hại kèm theo hoặc trả giá. Bạn có thể lùi xa nó trong sự thải hồi đau đớn trước chủ thuyết xây dựng xã hội mà người ta có thể chiên một quả trứng mà không cần đập vỡ quả trứng.

Điểm trọng tâm của khái niệm này là con người sống không có gì đặc biệt và sự sống con người tốt hơn hết là từ bỏ thứ ý niệm tập trung ngu xuẩn như thế. Và có một giả thiết đầy ý nghĩa nữa hàm ẩn trong câu hỏi và là điểm gây tập trung của cuộc tranh luận găy gắt của năm 2009.

Darwin và Galileo là “những anh hùng” đối với các nhà khoa học hiện đại cùng những thán phục của họ, bởi cả hai người này dường như có sự đối lập sâu sắc với tôn giáo. Các nguyên tắc hoạt động là bất kỳ ý nghĩa nào mà cho rằng “con người” ở trên một vị trí cao trọng là kết quả trực tiếp của sự ngăn cản tôn giáo. Nên bất kỳ sự tấn công nào dựa trên nguyên tắc này đều nhất thiết phải là cuộc tấn công tôn giáo. Vì nguyên tắc này gây tiếng vang, những người ngưỡng mộ, cần đến và thực hiện, bác bỏ bằng chứng này, điều đó cả hai Galileo và Darwin tự họ đã rút lui để minh định rằng nhận định của họ là một cuộc tấn công tôn giáo và Thiên Chúa.

Trong thực tế, dấu hiệu Hội Thánh Công giáo đi được bao xa trong việc giải quyết xong những việc sau khi Galileo qua đời, Vatican đã công nhận với sự đánh giá cao Năm Quốc tế Thiên văn học Liên hiệp quốc với những ngụ ý về sự đóng góp của nhà khoa học này đối với tri thức khoa học cùng với sự cống hiến tôn giáo của ông. Điều này bao gồm cả một tượng Galileo được dựng trên phần đất Vatican.

Tuy nhiên, những cuộc tranh luận hơn thua vẫn tiếp tục. Nó không thỏa đáng vì những người ủng hộ mỗi người, một cách đơn giản đều cho họ là những nhà khoa học vĩ đại, những người mà đã đạt được những quan sát về sự vật một cách thông minh ưu việt bên trong sự vận hành của vũ trụ. Họ phải được ủng hộ trong cùng một cường độ “chiến tranh” về tôn giáo bởi khoa học. Vì là một hậu quả quan trọng, công việc của họ luôn luôn cả hai đều phải được nhận định về phẩm chất của nó và vai trò của nó đã diễn ra, hồi tưởng, đã loại tôn giáo ra khỏ vị trí trang trọng.

Vậy tại sao nỗ lực này lại biến những ngày kỷ niệm thành môt phiên bản trịnh trọng của một lâu đài vương quốc? Đơn giản bởi vì, không giống như Cơ đốc giáo thừa nhận rằng khoa học đóng vai trò rất thực tế trong tri thức con người và vị trí của nó trong vũ trụ. Đó là một nỗi buồn, nông cạn, phương thức đơn giản của những bộ óc vĩ đại luận giải, nhưng năm 2009 chỉ là sự bắt đầu và nó có thể gặp nhiều phiền toái.

2009 - Jos. Tú nac, NMS
Jos Tú Nạc
____________________________________

Thuyết tiến hóa chỉ là nan đề đối với Tòa thánh khi nó trở thành một ý thức hệ
VietCatholic News (13 Feb 2009 16:37)

Rome (CNA) - Trong một bài báo mới đây đăng trên tờ L’Osservatore Romano của Tòa thánh, Cha Marc Leclerc, giáo sư môn Triết học Tự nhiên tại trường Đại học Giáo hoàng Gregorian ở Roma, giải thích rằng thuyết tiến hóa không gây ra một vấn đề khó khăn nào cả. Ngài cho rằng vấn đề khó khăn nằm ở ý thức hệ đã thành hình do lý thuyết này tạo nên.

Ở bài báo nói trên, vị linh mục Dòng Tên này nói rằng trong quá khứ, và nhất là trong thời hiện tại, “nhiều người, dù là người hâm mộ hoặc là kẻ thù của Darwin, đã nhầm thuyết khoa học về tiến hóa của ông – một lý thuyết chỉ nên được những người có khả năng thảo luận trên bình diện khoa học – với việc giảm thiểu nó xuống thành một hệ thống về ý thức, một cái nhìn về thế giới đem áp đặt lên tất cả mọi người.”

Charles Darwin

Cha Leclerc nhấn mạnh rằng “Như Hồng y Ratzinger thời đó đã viết một cách chính xác, điều gây tranh cãi không phải đến từ lý thuyết tiến hoá theo đúng nghĩa của từ ngữ này, nhưng do việc biến một số yếu tố của thuyết này trở thành một triết học phổ quát, nhằm để lý giải tất cả thực tại.”

“Darwin đã áp dụng lý thuyết thiên nhiên chọn lọc của ông để giải thích cách thức loài người chúng ta đã xuất hiện như thế nào, chứ không áp dụng vào cách vận hành của những xã hội loài người hiện nay, mà quan niệm như là một khía cạnh hữu ích cho các chủng loại, nhấn mạnh đến sự đạt được các khả năng về luân lý và tôn giáo đã đưa con người đến chỗ bảo vệ những kẻ yếu ớt nhất, trái ngược với những tham vọng vô lý của chủ thuyết Darwin về xã hội.”

Cha nói thêm: “Thuyết tiến hóa và công trình sáng thế không đặt ra những gì chống chọi với nhau, trái lại còn chứng tỏ là bổ túc cho nhau.”

“Sự suy tư về vị trí của con người trong thuyết tiến hoá và trong công trình sáng thế có tầm quan trọng đặc biệt. Con người, như một hữu thể sống động, có thể tìm thấy chỗ đứng của chính mình trong sự tiến hóa của các chủng loại, xem xét theo thành quả, đã sửa soạn từ lâu cho việc xuất hiện của mình. Nhưng con người không thể giảm thiểu chính mình xuống chỉ còn đơn thuần là một sản phẩm của sự tiến hóa muôn loài mà không gây ra mâu thuẫn: nói cách khác, con người không thể giảm thiểu xuống thành tình trạng đơn thuần là một con vật.”

“Những phê phán triết học đúng đắn chứng tỏ rằng con người có thể biện minh cho những khởi đầu của kiến thức y có được. Con người có khả năng suy tư, tự giác, và tự do, vượt quá tình trạng con vật đơn thuần và không thể chỉ là sản phẩm của tiến hóa.”

Ngài nói tiếp: “Như thần học Công giáo khẳng định một cách chính xác, mỗi con người là đối tượng của một hành vi tạo dựng riêng biệt của Thiên Chúa, Đấng cũng nhập chính mình một cách tự nhiên vào chủng loại homo sapiens, và cuối cùng xuất hiện thành kết thúc của một tiến trình tiến hóa lớn lao, một số những điều bí mật trong tiến trình này nay đang được khám phá.”
Phụng Nghi
__________________________________________

Hội nghị về thuyết tiến hoá do Tòa thánh tổ chức.
VietCatholic News (11 Feb 2009 18:56)

Vatican City (CNA).- Tòa thánh Vatican chính thức thông báo một hội nghị về thuyết tiến hoá sẽ được tổ chức tại Roma vào tháng Ba sắp tới. Mục tiêu của hội nghị là tái thiết lập một cuộc đối thoại giữa đức tin và khoa học liên quan đến vấn đề tiến hóa.

Như chúng tôi đã loan tin trước đây, hội nghị sẽ có chủ đề "Biological Evolution: Facts and Theories. A Critical Appraisal 150 years after 'The Origin of Species'" (Tiến hóa Sinh học: Sự kiện và Lý thuyết. Phê bình Định giá 150 năm sau ngày cuốn ‘Nguồn gốc Muôn loài’ xuất bản), và họp từ ngày 3 đến 7 tháng 3. Hội nghị thượng đỉnh này là một phần trong Dự án STOQ (Science, Theology and the Ontological Quest, Khoa học, Thần học và Kiếm tìm Bản thể học) do Tòa thánh đồng bào trợ.

Tại cuộc họp báo sáng nay, Đức Tổng giám mục Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, nói rằng mục đích của hội nghị nói trên là để “lập lại cuộc đối thoại giữa khoa học và đức tin, bởi vì không yếu tố nào trong hai có thể giải đáp đầy đủ huyền nhiệm về con người và vũ trụ.”

Hội nghị sẽ chia làm 9 phiên họp, theo lời giải thích của linh mục giám đốc hội nghị là cha Marc Leclerc thuộc Dòng Tên. Các phiên họp sẽ đề cập đến rất nhiều vấn đề, chẳng hạn như: “thuyết tiến hóa dựa trên các sự kiện thiết yếu nào, các sự kiện liên kết với môn cổ sinh vật học (palaeontology) và khoa sinh học phân tử (molecular biology );…nghiên cứu khoa học về cơ cấu của sự tiến hóa,…và khoa học phải nói gì về nguồn gốc của con người.”

Cha Leclerc nói thêm rằng cũng phải chú ý đến “những vấn nạn nhân chủng học lớn lao liên quan đến thuyết tiến hóa… và những nội dung hợp lý của lý thuyết này đối với các lãnh vực tri thức luận (epistemological) và siêu hình (metaphysical) cũng như đối với triết học về thiên nhiên.”

Cha cho biết hai phiên họp cũng sẽ dành riêng cho việc nghiên cứu thuyết tiến hóa “theo nhãn quan đức tin Kitô giáo, dựa trên sự bình giải đúng đắn các văn bản Kinh Thánh liên quan đến công cuộc sáng thế, và sự tiếp nhận thuyết tiến hóa của Giáo hội.”

Giáo sư Saverio Forestiero, hiện giảng dậy khoa động vật học tại trường Đại học Torvergata ở Roma, đề ra một giả thuyết thích thú về kết quả của hội nghị sắp tới. Ông nhận định rằng “tính uyển chuyển tương đối của lý thuyết tiến hóa phần lớn là nhờ ở một loạt những khám phá đạt được trong 25 năm cuối thế kỷ trước, những khám phá này cần phải có lý thuyết tổng hợp để sắp xếp lại và có thể dẫn tới một lý thuyết tiến hóa thuộc thế hệ thứ ba.”

Ông nói tiếp: “Theo quan điểm của tôi, hội nghị này đưa ra một cơ hội, chẳng phải để tuyên truyền hoặc để hối tiếc, cho các nhà khoa học, các triết gia và các nhà thần học được gặp gỡ và thảo luận về những câu hỏi căn bản do sự tiến hoá sinh học đặt ra – đã được công nhận và thảo luận như một sự kiện không còn nghi ngờ gì nữa – nhằm khảo sát các biểu thị và những cơ cấu phát sinh, và để phân tích ảnh hưởng cũng như phẩm chất của các lý thuyết giải thích đã được đề ra cho đến nay.”

Linh mục Tanzella-Nitti, giáo sư thần học, cũng trình bày ý kiến của ngài về những đóng góp mà khoa thần học có thể đưa ra trong cuộc thảo luận về thuyết tiến hóa.

Cha Tanzella-Nitti tuyên bố: “từ viễn cảnh thần học Kitô giáo, sự tiến hóa sinh học và sự sáng tạo vũ trụ không loại trừ nhau chút nào… Không có cơ cấu tiến hóa nào phản bác lại điều khẳng định rằng Thiên Chúa đã muốn – hay nói cách khác, đã tạo dựng nên – con người. Cũng không phải là điều đó bị phản biện bởi tính chất thất thường của nhiều biến cố xảy ra trong thời kỳ phát triển chậm chạp của sự sống, khi chỉ dựa vào cơ may là giải thích một hiện tượng đơn thuần theo khoa học.”

Vị giáo sư dậy môn Thần học Cơ bản này nói rằng ngài hy vọng “các khoa học tự nhiên có thể được thần học dùng như là một nguồn thông tin tích cực, chứ không phải được coi như là nguồn gốc gây ra những khó khăn… Tôi không tin rằng sự tiến hóa sinh học có thể xảy ra được trong một thế giới vật chất, mà không có thông tin, không có đường hướng, không có hoạch định. Trong một thế giới đã được tạo dựng, vai trò của thần học đúng là để nói với chúng ta về thiên nhiên và ý nghĩa của nó, về Ngôi Lời, như Bênêđictô XVI ưa nói, là nền tảng tự hữu của mọi sự và của lịch sử.”
Phụng Nghi
_________________________________________

Báo của Tòa thánh phát biểu về Darwin
VietCatholic News (03 Feb 2009 15:52)
Vatican (CatholicCulture.org) - Vào những ngày đầu của Năm tôn vinh Darwin – dành riêng để kỷ niệm 200 năm ngày sinh của ông và 150 năm ngày phát hành cuốn sách Origin of the Species (Nguồn gốc Muôn loài) – nữ ký giả kiêm sử gia Lucetta Scaraffia nói rằng tầm quan trọng của nhà khoa học này nằm ở chỗ ông đã cung ứng một khuôn khổ những ý niệm về cơ may và nhu cầu, nhưng thiếu vắng ý thức về chủ đích của thần linh.

Charles Darwin

Ghi nhận rằng một số đông người Mỹ vẫn còn chưa tin vào thuyết tiến hoá, bà cho rằng ảnh hưởng gia tăng của chủ thuyết sáng tạo trong Hồi giáo có liên hệ chặt chẽ với những người Hoa kỳ theo chủ thuyết sáng tạo.

Bà Scaraffia nhận thấy rằng Giáo hội chưa bao giờ đặt cuốn sách của Darwin vào Danh sách những Sách bị Cấm đọc, và nhắc lại những lời tuyên bố của các vị giáo hoàng như Piô XII và Gioan Phaolô II về thuyết tiến hóa.

Phát biểu thêm rằng tác phẩm của Darwin đã bị lợi dụng làm công cụ có lợi cho chủ nghĩa vô thần, bà nói Giáo hội chưa bao giờ tin rằng khoa học và tôn giáo không tương hợp với nhau, đơn cử tấm gương của nhà khoa học Dòng Tên là linh mục Pierre Teilhard de Chardin, người đã gây ra bao nhiêu điều tranh cãi.

Một cuốn tiểu sử mới đây viết về cuộc đời của Darwin do người trong dòng tộc của ông tên là Randal Keynes đã truy nguyên chủ nghĩa vô thần của Darwin không phải là do tác phẩm của ông mà là phản ứng do cái chết của đứa con gái thân yêu tên là Annie.

Bà kết luận rằng vấn nạn chính ngày nay không phải là sự liên hệ giữa khoa học và Kinh Thánh, mà là giữa khoa học và chính ý niệm về đức tin: thần kinh học, tâm lý học tiến hóa, và những khuynh hướng trong các khoa học xã hội chủ trương rằng văn hóa và luân lý đạo đức của con người chỉ là sản phẩm của khoa sinh học.

Toàn bài văn của bà đã đăng trên báo của Tòa thánh L'Osservatore Romano hôm 1 tháng 2 và có thể truy cập tại:

http://www.vatican.va/news_services/or/or_quo/commenti/2009/026q01b1.html

Phụng Nghi
_______________________________________


Đại học Công giáo dự trù khảo sát thuyết tiến hóa dưới nhãn quan khoa học
VietCatholic News (17 Sep 2008 10:43)

Vatican (CNA) – Hai trường đại học tọa lạc ở hai bên bờ Đại tây dương hôm 16 tháng 9 đã loan báo kế hoạch tổ chức một hội nghị quốc tế để thảo luận về công trình của Charles Darwin: cuốn sách “The Origin of the Species” (Nguồn gốc các chủng loại). Theo lời của một vị trong ban tổ chức thì Hội nghị sẽ xem xét thuyết tiến hóa của Darwin theo nhãn quan khoa học, chứ không nhìn từ quan điểm ý thức hệ.

Hội nghị có chủ đề "Biological Evolution: Facts and Theories. A Critical Appraisal 150 years after 'The Origin of Species'" (Tiến hóa xét theo Sinh học: Sự kiện và Lý thuyết. Phê bình Định giá 150 năm sau ngày ‘Nguồn gốc Muôn loài’ xuất bản) dự trù sẽ được tổ chức từ ngày 3 đến 7 tháng 3 năm 2009 tại Rome, do các trường Đại học Notre Dame (Hoa kỳ) và Học viện Giáo hoàng Gregorian.

Charles Darwin

Lm. Marc Leclerk, thuộc Dòng Tên, giải thích: Hội nghị được Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa bảo trợ, sẽ là “một hội nghị học thuật, được hai trường đại học Công giáo tổ chức, đó là Học viện Giáo hoàng Gregorian ở Rome và trường Notre Dame ở Hoa kỳ, và như thế hội nghị này không phải là một sự vụ có tính cách lễ lạc của giáo hội. Tuy nhiên sự bảo trợ của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa có mục đích nhấn mạnh đến mối quan tâm của Giáo hội về những vấn đề như thế.”

Giáo sư Gennaro Aluetta dạy triết học tại Học viện Giáo hoàng Gregorian cũng nói thêm rằng trong các vị được mời tham dự hội nghị có “Werner Arber (đoạt giải Nobel về Sinh lý học), Michael Heller (đoạt giải Templeton), John Barrow (giáo sư Đại học Cambridge), Marc Jeannerod (nhà thần kinh học nổi tiếng) và nhiều vị khác.”

Lm. Leclerk giải thích lý do tại sao hội nghị được tổ chức. Ngài nói: “Những cuộc tranh luận về thuyết tiến hóa nay càng được hâm nóng lên, cả nơi người theo Kitô giáo lẫn trong giới những người đặc biệt theo thuyết tiến hoá. Đặc biệt là, gần đến ngày kỷ niệm 150 năm xuất bản cuốn “The Origin of Species”, công trình của Charles Darwin vẫn rất thường được thảo luận trong phạm vi ý thức hệ hơn là phạm vi khoa học; phạm trù khoa học mới đúng là ý định của ông.”

Linh mục nói: “Trong hoàn cảnh như thế -- là những nhà khoa học, triết gia và nhà thần học Kitô giáo liên quan trực tiếp vào các cuộc tranh luận cùng những đồng nghiệp thuộc các tôn giáo khác, hoặc không theo tôn giáo nào hết – chúng tôi cảm thấy có nhiệm vụ phải đưa ra một số lời minh giải. Mục đích là tạo ra một cuộc thảo luận rộng rãi và hợp lý nhằm đi tới một cuộc đối thoại có kết quả giữa các học giả thuộc nhiều lãnh vực và môi trường chuyên môn. Giáo hội quan tâm sâu xa đến một cuộc đối thoại như thế, và hoàn toàn tôn trọng khả năng của mỗi vị cũng như của toàn thể.”

Hội nghị này cũng là một phần trong sáng kiến lớn lao hơn do Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa chỉ đạo, gọi là Science, Technology, and the Ontological Quest hay là STOQ (Khoa học, Kỹ thuật và sự Kiếm tìm Bản thể học). Sáng kiến này có mục đích tìm kiếm sự liên hệ giữa khoa học, triết học và thần học.
Phụng Nghi
________________________________________

Nguồn gốc loài người và thuyết tiến hóa
VietCatholic News (27 May 2008 18:13)

Phỏng vấn giáo sư Yves Coppens, chuyên viên cổ nhân chủng học về nguồn gốc loài người và thuyết tiến hóa

Hồi năm 1974 các nhà khảo cổ và nhân chủng học đã khám phá ra các xương của một phụ nữ tại miền nam Etiopia và đặt tên cho bà là Lucia.

Trong số các chuyên viên cổ nhân chủng học thuộc nhóm khám phá hồi đó có giáo sư Yves Coppens. Bà Lucia được xếp loại là ”Australopitecus afarensis”, sống cách đây 3 triệu năm. Cho tới thời đó đây đã là vết tích cổ xưa nhất của con người trên Trái Đất.

20 năm sau cũng trong vùng này, người ta tìm thấy bộ xương của một người đàn ông đầy đủ hơn bộ xương của bà Lucia, và các nhà khảo cổ và nhân chủng học gọi là ”Chồng bà Lucia”. Người đàn ông này sống cách đây khoảng 3,5 triệu năm.

Mùa hè năm 2003 người ta còn tìm thấy các xương người cổ xưa hơn nữa tại nước Ciad bên Phi châu, sống cách đây khoảng 5-7 triệu năm. Cho tới nay đây đã là các mẫu người cổ xưa nhất mà khoa học biết được.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhân định của giáo sư Yves Coppens, chuyên viên cổ nhân chủng học (paleoantropologia) về nguồn gốc loài người và thuyết tiến hóa.

Giáo sư Coppens hiện là một trong những nhà cổ nhân chủng học quan trọng nhất thế giới. Bài phỏng vấn được ông Carlo Dignola thực hiện cho số mới của nguyệt san ”Sự sống và tư tưởng” của Đại Học Công Giáo Milano, xuất bản năm hai lần. Giáo sư Coppens dậy môn cổ nhân chủng học và tiền sử tại Collège de France và khoa nhân chủng học tại Viện bảo tàng quốc gia Lịch sử thiên nhiên Pháp. Giáo sư là thành viên của Hàn Lâm Viện Khoa Học Pháp.

Trong các năm làm việc bên Etiopia giáo sư đã đưa ra ánh sáng 7 người tiền sử trong đó có bà Lucia năm 1974, và năm 2000 một mẫu người khác là ”Australopitecuc Orrorin tugenensis”, là móc xích định đoạt của dây xích nhân chủng này. Giáo sư Coppens thiết định rằng con người có nguồn gốc cổ xưa hơn điều người ta tưởng nghĩ rất nhiều và đã có lịch sử dài 3, 4 triệu năm. Nó đã biến mất khỏi rừng tranh Phi châu nhiệt đới, vì khí hậu thay đổi và trở thành khó sống, chứ không phải bên Trung Hoa như có người giả thuyết. Từ đó nó di cư đi khắp mọi nơi, nhưng
Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

 Thuyết TIẾN HÓA...  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuyết TIẾN HÓA...     Thuyết TIẾN HÓA...  EmptySun May 08, 2011 11:14 pm

Vai trò trung gian của triết học giữa thần học và khoa học tự nhiên
VietCatholic News (22 May 2008 08:10)

Ngày nay những cuộc tranh luận sôi nổi về sự mâu thuẫn giữa thuyết tiến hóa và công trình sáng tạo vũ trụ, của một bên là các nhà khoa học tự nhiên và một bên khác là các nhà thần học. Những nhà khoa học tự nhiên cho rằng sự hình thành của vũ trụ là thuần tuý do khả năng tiến hóa nội tại của vật chất, chứ không do một quyền lực ngoại tại, tức họ chối bỏ thuyết sáng tạo. Ngược lại, các nhà thần học lại bênh vực thuyết sáng tạo một cách đầy xác tín. Trong khi đó, triết học hoàn toàn giữ thái dộ im lặng.

Sự sáng tạo dưới con mắt danh họa Michelangelo
Chắc hẳn không ai còn quá ngạc nhiên về điều đó, vì ở đây đề cập đến một vấn đề hết sức thực tiễn, nhưng các chiều hướng thuộc lãnh vực triết học thời đại ngày nay, như: Hiện tượng học, Nhân vị chủ nghĩa, Hiện sinh chủ nghĩa, Triết học phân tích, v.v… lại không còn sử dụng đường lối duy thực nữa. Trong khi đó, ngược lại, triết học tự nhiên và siêu hình học truyền thống, đặc biệt nhất là triết học theo khuynh hướng Aristote-Tôma, lại chứng minh cho thấy vai trò rất cần thiết và rất thích hợp của chúng trong việc can thiệp vào những cuộc tranh cãi hiện nay. Việc triết học tự nhiên và siêu hình học truyền thống có thể làm trung gian cho những cuộc tranh cãi đối kháng như thế, chúng ta có thể nêu lên những điểm sau đây:

Thứ nhất: Trước hết cần phải xác định rõ ràng rằng thuyết tiến hóa và khoa thần học hành động trên rất nhiều lãnh vực không hề mâu thẫn đối kháng nhau. Thật vậy, thuyết tiến hóa giả thiết rằng khởi đầu vũ trụ là vật chất nguyên sơ, và từ vật chất nguyên sơ đó sản sinh ra tất cả các loại sinh vật, mà ngày nay chúng ta tìm gặp được trong các cây cối, súc vật và người, nghĩa là vật chất nguyên sơ đó tự «biến hóa» từ từ thành các sinh vật. Còn thuyết sáng tạo cũng đề cập đến chính vật chất nguyên sơ đó và thế giới, tức cosmos, vũ trụ, một vũ trụ bao gồm tất cả mọi sinh vật, chứ không hề đối nghịch hay mâu thuẫn với bất cứ cái gì.

Nhưng chỉ khác ở chỗ: Thuyết sáng tạo của thần học khẳng định rằng vật chất nguyên sơ sản sinh ra các loại sinh vật và các loại sinh vật đó luôn phát triển không ngừng một cách tự nhiên theo một định luật đã được ấn định cho giới loại của mình. Tuy nhiên, sự sản sinh đó không do sức mạnh nội tại tự nhiên của vật chất xét như là vật chất - như thuyết tiến hóa chủ trương - nhưng là do sức mạnh ngoại tại tác động; nói rõ hơn, vật chất nguyên sơ sản sinh ra các động-thực vật cũng như sự phát triển của chúng là do quyền năng của Đấng Tạo Hóa, Đấng đã dựng nên chính vật chất nguyên sơ và thiết đặt định luật sản sinh và phát triển «tự nhiên» đó trong vật chất.

Thứ hai: Kể từ Aristote, truyền thống phân biệt giữa sự sản sinh hay sự nẩy sinh ra (tiếng Hy-lạp: Genesis, tiếng La-tinh: generatio) của những sự vật trong vũ trụ vật chất, tức những sự vật luôn được sản sinh ra từ vật chất đã tiền hữu – cũng như nơi những hữu thể sống động qua những nguyên tắc sự sống, nghĩa là nguyên nhân mô thể hay nguyên nhân mục đích – và sự «bước-vào-cõi-hữu» (das Ins-Sein-treten) của vật chất, hay của những nguyên tắc sự sống vừa nói trên, và cuối cùng là của toàn diện thiên nhiên, của thế giới, của chính cosmos. Aristote dạy rằng chính nguyên nhân bản thể của sự vật thiên nhiên, cũng như toàn thể thiên nhiên thì «vô sinh» (ageneton); nghĩa là nó bắt đầu hiện hữu và ngừng hiện hữu«mà không có sự sản sinh và sự tiêu tan đi». Phù hợp với sự bước-vào-cõi-hữu «vô sinh» này, là ý niệm về «sự sáng tạo»(tiếng Hy-lạp: ktisis; tiếng La-tinh: creatio) trong thần học về hạn từ «cha», một sự sáng tạo phát xuất từ «hư không», mà thánh Augustinô gọi là «creatio ex nihilo», tức một sự sáng tạo không bắt đầu từ vật chất tiền hữu, nghĩa là vật chất đã có sẵn. Vì thế, trong khi khoa học tự nhiên, cùng với thuyết tiến hóa, dựa vào diễn tiến sự sản sinh của vũ trụ hay của thiên nhiên, thì khoa thần học, cùng với sự trình thuật của Kinh Thánh, lại dựa vào sự sáng tạo vũ trụ - bao gồm toàn thể thiên nhiên – từ hư không.

Thứ ba: Hai môn khoa học đó thực sự mâu thuẫn đối kháng nhau, nếu như chúng vượt lên trên giới hạn của mình, như ngày nay đã xảy ra trong những cuộc tranh luận. Đó là: Với lý thuyết tiến hóa, khoa học tự nhiên coi vật chất như là một thực tại tiền hữu, tự tại và hội đủ mọi năng lực trong mình, bao gồm cả việc sản sinh ra sự sống; Nói cách khác, vật chất tự hữu, tức đời đời đã có vật chất và vật chất chứa đựng trong mình tất cả mọi năng lực đối kháng một cách nội tại, và chính những năng lực đối kháng đó làm sản sinh ra không ngừng mọi sinh vật. Còn về phía khuynh hướng thần học ngày nay cho rằng ý niệm tạo dựng cũng dựa theo tiến trình sự sản sinh trong vũ trụ từ vật chất như thuyết tiến hóa. Nhưng thần học lại chủ trương rằng tiến trình sản sinh đó qua kế hoạch khôn ngoan của Thiên Chúa Tạo Hóa, một điều mà khoa học tự nhiên luôn bác bỏ. Nói cách khác, theo thuyết sáng tạo của thần học thì sự hiện hữu của vật chất chịu tác động bởi phạm trù thời gian, tức: tự bản chất, vật chất không tự hữu và cũng không hiện hữu bất tận, nhưng đã được bắt đầu và sẽ phải chấm tận, nghĩa là hữu hạn. Nhưng cái chi hữu hạn, tức đã được bắt đầu và phải chấm tận, thì tùy thuộc vào cái vô hạn, hay nguyên lý đệ nhất, và thần học gọi là Đấng Tạo Hóa hay Thiên Chúa.

Thứ tư: Ở đây người ta có thể tóm tắt quan điểm của triết học tự nhiên như sau: Trong sự sử dụng ý niệm về vật chất như đã được đề cập đến ở trên, hoa học tự nhiên không còn ý thức được nguồn gốc thuộc triết học tự nhiên của ý niệm đó. Nói cách khác, vật chất không thể đơn thuần được coi như là một thiên nhiên tiền hữu, tự hữu và là nguyên nhân hiện hữu đúng nghĩa, nhưng là một nguyên nhân theo kiểu loại suy, được tiềm ẩn trong những sự vật thiên nhiên, hay nói đúng hơn là một «điểm xuất phát» (theo Aristote và Tôma Aquinô: vật chất được biểu tượng bằng hình ảnh «mẹ đất») của những sự vật sản sinh, và từ nguyên nhân đó các sự vật thiên nhiên tự phát triển. Điều đó muốn khẳng định rằng giữa những cái xác định hiện hữu cái bất khả xác định. Như thế, đã quá rõ là tiến trình sự tạo hình của những sự vật tự phát triển phải được qui ghép cho những nguyên nhân mô thể, nguyên nhân tác động hay nguyên nhân mục đích, là những nguyên nhân phân biệt nhau bởi chất thể. Những nguyên nhân đó biểu hiện nơi các sinh vật sản sinh như những năng lực sự sống hay nguyên tắc sự sống, là những năng lực không thể qui định hay gán ghép cho vật chất được. Nếu thế, thuyết tiến hóa – mà phẩm chất và giá trị của nó vốn hoàn toàn tuỳ thuộc vào tiến trình hay diễn biến thuộc phạm vi vật chất (vật lý và hoá học) – phải nhường chỗ cho suy tư triết học tự nhiên vốn vượt lên trên những năng lực sự sống hay nguyên tắc sự sống thuộc phạm vi vật chất trong các sự kiện của thiên nhiên.

Thứ năm: Cả khoa thần học cũng xem ra vượt khỏi lãnh vực mang tính cách thần học của mình (tức lãnh vực liên quan tới sự cứu rỗi nhân loại qua Đức Giêsu Kitô), nếu thần học qui ghép những tiến trình phát triển đều đặn nhịp nhàng của thiên nhiên, tức những tiến trình có thể lý giải được nhờ vào những năng lực sự sống nội tại của thiên nhiên hay các nguyên nhân – mô thể, tác động và mục đích - cho một «kế hoạch khôn ngoan» của Thiên Chúa và như thế có thể nói là thần học thay thế những nguyên nhân đó bằng một sự tác động trực tiếp của Thiên Chúa. Hơn nữa, người ta sẽ khó lòng tránh khỏi thuyết phiếm thần (Pantheismus). Khoa triết học tự nhiên truyền thống và siêu hình học đã phân biệt rõ ràng giữa nguyên nhân mục đích đệ nhất thuộc về Thiên Chúa và nguyên nhân mục đích đệ nhị thuộc nội tại thiên nhiên. Người ta có thể đọc được dẫn chứng thứ năm về Thiên Chúa nơi thánh Tôma như sau:

Ông theo dõi sự hữu dụng trong những sự vật thiên nhiên - khả tri đối với trí năng con người – trước hết trên những nguyên nhân mục đích nội tại. Nhưng vì những nguyên nhân mục đích đó vượt ra khỏi phạm trù nhận thức của trí năng và lý trí con người (sine ratione), nên tất nhiên phải kết luận rằng đó chính là nguyên nhân mục đích đệ nhất và siêu việt. Nơi sự kết thúc này, những nguyên nhân mục đích nội tại thứ hai, những nguyên tắc sự sống, không bị thay đổi thành những sự vật thiên nhiên. Aristote (De generatione animanlium) so sánh cách khéo léo chính thiên nhiên với một «kỹ thuật gia», nghĩa là một người thiết kế các chương trình và kế hoạch, nhưng dĩ nhiên chỉ một cách loại suy hay tương tự mà thôi, bởi vì thiên nhiên «dàn dựng kế hoạch» theo định luật nội tại trong chúng một cách «bản năng», chứ không sử dụng tới trí năng như con người. Trái lại, khi so sánh Thiên Chúa với một kỹ thuật gia nhân loại trong các kế hoạch thì mang nhiều tính chất tương tự, vì cả Thiên Chúa lẫn con người đều hành động theo trí năng.

Thứ sáu: Nhìn về phương diện siêu hình học, người ta thấy rằng sự tiến hóa và sự tạo dựng không mâu thuẫn nhau, vì thiên nhiên luôn vẫn tự phát triển không ngừng một cách tuần tự và đều đặn theo từng giai đoạn trong các thực tại của mình. Ở đây, những sự chuyển biến xảy ra từ sự bất định của chất thể, mà những năng lực mô thể của chúng đưa tới những kiểu thay đổi mới khác.

Nhìn theo lịch sử trái đất, những năng lực mô thể như thế trong những khoảnh khắc nhất định đã xảy ra một cách gián đoạn nơi các sinh vật: cây cối, động vật và người. Sự xuất hiện của chúng chỉ có thể được lý giải nhờ vào sự tạo dựng bởi một nguyên nhân siêu việt, và tôn giáo gọi nguyên nhân siêu việt đó là Thiên Chúa.

Nơi con người, sự tạo dựng đó vẫn tiếp tục xảy ra cho tới hôm nay; nói rõ hơn, trong mỗi bào thai con người đều có nguyên tắc thiêng liêng của sự sống. Chính Aristote đã dạy - điều mà sau đó Tôma Aquinô đã tiếp thu - là trí năng và hồn thiêng con người được «phú bẩm từ bên ngoài» vào trong bào thai.

Nói tóm lại, tự bản chất, vật chất vốn chứa đựng trong mình tính chất bị bào mòn và hư hoại, tức chịu ảnh hưởng tác động của phạm trù thời gian chi phối. Nếu vậy, vật chất không thể tự hữu và có khả năng trường cửu được, nhưng nó phải được bắt nguồn và thành hình bởi một quyền lực vô biên ngoại tại khác. Quyền lực vô biên đó thần học gọi là Thiên Chúa Tạo Hóa. Dĩ nhiên Thiên Chúa không trực tiếp dựng nên các sự vật thiên nhiên; nói cách khác, Thiên Chúa không trồng các cây cối như một thợ làm vườn, Người cũng không trực tiếp dựng nên các thứ súc vật trên mặt đất như một thợ gốm. Nhưng Thiên Chúa chỉ thiết đặt các nguyên lý trong vật chất thiên nhiên mà Người đã dựng nên và Người để cho các nguyên lý đó phát triển nhịp nhàng theo những định luật nội tại của chúng.

Đó cũng chính là nội dung ý nghĩa của Kinh Thánh khi tường thuật về công cuộc tạo dựng vũ trụ vật chất và muôn loài trong đó. Nói cách khác, qua sự tường thuật về công cuộc sáng tạo vũ trụ, Kinh Thánh chỉ muốn khẳng định một điều duy nhất là tất cả mọi thụ tạo – vũ trụ, con người và các sinh vật khác – đều do Thiên Chúa Tạo Hóa dựng nên và tất cả luôn nằm dưới sự cai quản và bảo vệ đầy uy quyền vô biên của Người.
_________________

Sách tham khảo:
Horst Seidl: “Evolution und Naturfinalität“. Olms-Verlag
Lm Nguyễn Hữu Thy
________________________________________

Một góp ý về thuyết tiến hóa: Không có Thiên Chúa, thì cũng chẳng có gi cả.
VietCatholic News (06 Dec 2007 04:24)

Trên nguyên tắc, thì thuyết tiến hóa của vạn vật không hề đi ngược lại đức tin Kitô giáo cho rằng Thiên Chúa đã sáng tạo nên trời đất và vạn vật; hay nói cách khác và vắn tắt hơn, đức tin Kitô giáo không phủ nhận thuyết tiến hóa.

Nhưng nếu sự tương quan giữa thuyết tiến hóa và đức tin về sự sáng tạo vũ trụ không có được một sự nhận thức rõ ràng, thực tiễn và đúng đắn, thì các cuộc tranh cãi về sự sáng tạo vũ trụ và sự tiến hóa, về cứu cánh tính (téléologie) và sự ngẫu nhiên, ở trong thiên nhiên, ở trong xã hội và trong Giáo Hội sẽ không bao giờ hết sôi nổi.

Trong một cuộc phỏng vấn thăm dò dư luận của viện Gallup-Institut, thì có tới 50% người dân Hoa Kỳ không tin rằng sự sống con người được bắt đầu từ trạng thái những tế bào đơn thuần và rồi phát triển liên tục trong thời gian mà thành. Theo cuộc phỏng vấn thăm dò dư luận của Forsa thì chỉ có 1/3 dân chúng tin có như vậy.

Ngay ở Vatican, vấn đề này cũng rất được quan tâm theo dõi. Vào tháng 9.2006 tại Castel Gandolfo, sau cuộc họp mặt và hội thảo giữa Đức Bênêđíctô XVI và các học trò cũ của ngài, người ta đã cho xuất bản một tài liệu nghiên cứu tựa đề là«Công trình tạo dựng và sự tiến hóa». Thực ra những gợi ý cho đề tài của cuộc gặp gỡ họp mặt các học trò cũ như trên, là phát xuất từ Đức Hồng Y Christoph Schönborn, Tổng Giám Mục Wien/Áo quốc.

Chính ĐHY Schönborn, trong một bài báo với tựa đề là «Finding Design in Nature» đăng trên tờ Báo «New York Times» năm 2005, đã đưa ra một quan điểm về thuyết tiến hóa như sau: «Sự tiến hóa theo nghĩa một sự xuất phát chung (của tất cả mọi sinh vật) có thể là một điều đúng, nhưng đó không phải là sự tiến hóa theo nghĩa của phái Tân Đác-vin, tức một sự diễn tiến tự nhiên và đột biến của một sự thay đổi tình cờ và của một sự đào thải tự nhiên. Một hệ thống tư duy phủ nhận hay tìm cách tránh giải thích một sự hoàn toàn hiển nhiên trong sinh vật học, thì chỉ là một học thuyết, chứ không phải là khoa học.»

Sự phát biểu của ĐHY Schönborn đã gây nên một sự chú ý rộng lớn trong giới khoa học trên khắp thế giới: Cách diễn tả quá dè dặt cho rằng thuyết tiến hóa có thể đúng, cũng như sự sử dụng ý niệm tiếng Anh «design» - mà trong tiếng Việt có nghĩa là kế hoạch hay chủ đích – làm cho người ta có cảm tưởng rằng ĐHY Schönborn tìm kiếm sự tương quan đồng thuận giữa Giáo Hội Công Giáo và cái mà người ta gọi là «kế hoạch chuyển động thông minh», một hình thức của trào lưu ôn hòa của thuyết sáng tạo. Nếu sau phản ứng về bài báo, mà Đức Hồng Y rút lại quan điểm của mình về thuyết sáng tạo, về thuyết tiến hóa và về ý tưởng học của chủ thuyết tiến hóa, thì theo ông Albert Käuflein, giám đốc trung tâm đào tạo Roncalli ở Krarlsruhe: «Đức Hồng Y lại tạo ra sự bất đồng mới giữa Giáo Hội với những thành quả theo nhãn quan khoa học về thuyết tiến hóa». Trong bài thuyết trình về chủ đề «Sự tiến hóa, Design thông minh, và Tư tưởng về sáng tạo» tại trung tâm đào tạo này của Giáo phận Freiburg, Dr. Helmut Hoping, giáo sư về Tín Lý, đã đưa ra những suy tư dựa theo tài liệu cuộc họp mặt của các học trò cũ Josef Ratzinger «Công trình sáng tạo và sự tiến hóa». Dựa theo Thông điệp«Humani Generis» của Đức Giáo Hoàng Piô XII, giáo sư Hoping đã nhấn mạnh: «bao lâu người ta không phủ nhận linh hồn thiêng liêng đã được chính Thiên Chúa trực tiếp dựng nên, thì thuyết tiến hóa và công trình sáng tạo không hề có sự mâu thuẫn lẫn nhau.»

Theo giáo sư Hoping, thì những lý thuyết tân thời ngày nay về nguồn gốc vũ trụ và về sự tiến hóa của sự sống, bác bỏ việc cho rằng công trình sáng tạo của Thiên Chúa được thu gọn lại chỉ còn là một sự kiện đã xảy ra độc nhất vô nhị lúc khởi đầu. Để có thể hiểu được lịch sử của vũ trụ và sự tiến hóa phức tạp của sự sống, thì cần phải suy tư về công trình sáng tạo của Thiên Chúa như là bản chất đích thực của một sự sáng tạo từ hư không và của một sự sáng tạo liên tục theo diễn tiến thời gian, nghĩa là «creatio ex nihilo» và «creatio continua».

Những phân biệt rõ ràng xác thực của giáo sư Hoping đã nói lên nội dung các tư tưởng của ông, đó là các khoa học tự nhiên tân thời khảo sát nguồn gốc vũ trụ cũng như sự tiến hóa của sự sống luôn luôn đưa ra những cấu trúc phức tạp, hoàn toàn thuộc về phương diện vật thể. Tất cả mọi sự tiến triển đều đặt cơ sở trên một nguyên nhân tác động tự nhiên; Những nguyên nhân cuối cùng và những nguyên nhân mục đích theo như nền triết học tự nhiên thời thượng cổ và thời trung cổ nhận thức, thì hoàn toàn xa lạ đối với các khoa học tự nhiên tân thời. Sau cùng, trong thuyết tiến hóa khoa học không còn chỗ cho Thiên Chúa nữa và thu gọn toàn bộ thực tại vào vật chất, biến đổi thực tại thành một thuyết tiến hóa và được coi như ý tưởng học của chủ thuyết tiến hóa. Chính thuyết sáng tạo cũng là một học thuyết, bởi vì nó được dựa trên sự trình bày của Sách Sáng Thế về sự sáng tạo.

Còn Giáo Hội ngay từ ban đầu đã có lập trường ngược lại cả hai quan điểm quá khích trên. Năm 1996, trong sứ điệp của ngài với tựa đề «Hình ảnh con người theo Kitô giáo và những thuyết tiến hóa tân thời», gửi Hàn lâm viện khoa học phủ Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh rằng sự giải thích của khoa học tự nhiên về sự tiến hóa mang nhiều giá trị, chứ không chỉ là một giả thiết mà thôi. Theo Đức Giáo Hoàng, thì sự giải thích đó là một «lý thuyết» khoa học tự nhiên, nghĩa là một sự giải thích thực nghiệm khả kiểm chứng, một sự giải thích mang nhiều giá trị chứ không chỉ là sự giả thiết hay chỉ là lý thuyết suông và luôn cần đến một sự kiểm chứng khoa học.
Như thế Đức Gioan Phaolô II cùng đồng quan điểm với Đức Piô XII về thuyết tiến hóa như một giả thiết khoa học có thể công nhận và đồng thuận với những nhận thức của các khoa học tự nhiên tân thời. Vào giữa thế kỷ XX, chính các khoa học tự nhiên tân thời đã thành công trong việc đồng hóa được chất DNA (Desoxyribonucleinacid) của con người trong những yếu tố cấu trúc di truyền và phân tử của chúng. Tuy nhiên, Đức Gioan Phaolô II hoàn toàn phủ nhận những chủ trương của thuyết tiến hóa coi tinh thần «chỉ là một hiện tượng phụ» của vật chất, vì những chủ trương đó không đặt cơ sở trên việc tôn trọng phẩm giá con người.

Khi dựa theo tài liệu cuộc hội thảo ở Castel Gandolfo, giáo sư Hoping cũng đã đề cao điểm đó, ông viết: «Cám ơn Chúa là ngoài các hiện tượng vật chất ra còn có những hiện tượng khác nữa, như cảm giác, sự hiểu biết, sự ý thức, sự tự do và và các công trình có tính cách sáng tạo như văn chương, thơ nhạc, nghệ thuật và tiếp đến là tôn giáo.» Nếu các khoa học tự nhiên cũng định nghĩa những sự kiện đó như là những giả thiết của sự phát triển vật chất, thì các khoa học đó đã không đưa ra được sự giải thích. Về điểm này thì sự khảo cứu về não bộ con người trong cuộc thảo luận «Mind-Brain» cũng bị rơi vào ngõ bí, nếu như cuộc thảo luận muốn tìm cách giải thích sự diễn tiến sinh-hóa học trong não bộ mà lại loại bỏ hiện tượng tinh thần. Sau cùng, ở các đại học cũng có những loại khoa học khác nhau phù hợp với sự phân biệt đó, tức những khoa học quan tâm đến những tương quan khác nhau với thực tại, đó là: «khoa học», «nghệ thuật», nghĩa là những khoa học tự nhiên và những khoa học tinh thần, mà vì những khoa học đó, vấn đề ở đây là đòi hỏi một sự giải thích có tính cách khoa học về phương diện vật chất của con người, đồng thời liên quan đến ý nghĩa của con người trong toàn thể và trong phẩm giá của nó.

Qua đó chúng ta thấy rằng công trình sáng tạo «không phải là thành quả do chúng ta khám pha được khi nghiên cứu về lịch sử vũ trụ. Cụm từ ‘Công trình sáng tạo’ được dùng để đề cập tới sự tương quan của những diễn biến trong công việc hình thành vũ trụ với nguyên ủy ngoại tại bên ngoài vũ trụ của nó, với ý định của Thiên Chúa», đúng lời xác nhận của giáo sư Hoping

Vì thế, là một điều hữu lý khi suy tư và nhận định rằng công trình sáng tạo của Thiên Chúa là một tác động từ hư không, tức «creation ex nihilo», và vẫn tiếp tục trong thời gian, tức «creatio continua», và chính đây là điểm mà lý trí con người cần phải nại tới để lý giải vấn nạn lưỡng diện của thuyết tiến hóa đến, tức : Một đàng, tại sao và làm thế nào để lý luận và cho rằng sự hình thành một vũ trụ đầy phức tạp, nhưng lại hoàn toàn tuyệt diệu, hoà điệu như thế, lại là một sự kiện tự nhiên, đột biến, chứ không do một quyền lực ngoại tại nào khác như là tác nhân. Đàng khác, tại sao và làm thế nào để cắt nghĩa được hiện tượng luôn luôn có sự nẩy sinh tình cảm tính, sự dụng ý và sự ý thức hay sự tự tín từ diễn tiến thuần tuý vật chất mới, như là thành quả đột biến của sự biến dịch và sự đào thải tự nhiên.

Nói tóm lại, trong công trình sáng tạo vũ trụ của Thiên Chúa gồm có hai giai đoạn «creatio ex nihilo» và «creatio continua»; nói cách khác, vũ trụ vật chất và vạn vật đã được hình thành bởi một quyền lực ngoại tại như là tác nhân chính, tức Thiên Chúa, và sự hình thành đó vẫn diễn tiến mãi trong thời gian. Do đó, nếu thuyết tiến hóa được hiểu như «creatio continua», thì chẳng nhưng không đi ngược lại, nhưng hoàn toàn phù hợp với đức tin Kitô giáo về sự sáng tạo vũ trụ. Ví dụ: Giáo Hội không hề phủ nhận giả thiết cho rằng con người phát xuất từ loài khỉ. Nhưng Giáo Hội chỉ khẳng định rằng một khi con khỉ đã trở thành người, thì nó không còn là con khỉ nữa, bởi vì con khỉ chỉ là một sinh vật thuần tuý vật chất, trong khi con người ngoài yếu tố vật chất, còn có linh hồn thiêng liêng và bất tử. Chính nhờ đặc điểm này con người được gọi là «hình ảnh của Thiên Chúa».

Như thế, điều hiển nhiên là công trình sáng tạo - dù là «creatio ex nihilo» hay «creation continua» - đều nằm trong lịch trình sáng tạo vũ trụ của Thiên Chúa; nói cách khác, không có Thiên Chúa, thì cũng chẳng có gì cả.
Lm Nguyễn Hữu Thy
_________________________________________

Thuyết tiến hóa không đáp ứng được mọi câu hỏi của con người.
VietCatholic News (12 Aug 2007 12:48)

REVISO, Itlaia -- Trong cuộc gặp gỡ với 400 Linh mục của các địa phận Belluno và Trevise, ở Aronzo, ngày 24/7/2007, nhân câu hỏi của một linh mục về cuộc khủng hoảng của giới trẻ, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI phân tích sự khủng hoảng ý nghĩa nơi các bạn trẻ, cuộc khủng hoảng đôi khi dẫn đến nạn tự tử. đối với Ngài, thuyết tién hóa không đáp ứng được mọi câu hỏi của con người, đặc biệt câu hỏi về ý nghĩa của sự sống.

Đức Thánh Cha nói : « trước tiên, chúng ta có cảm tưởng không cần đến Thiên Chúa, không có ngài chúng ta sẽ tự do hơn, thế giới sẽ thoải mái hơn. Nhưng rồi sau đó, nơi những thế hệ tiếp theo, người ta chứng kiến những gì diễn ra khi Thiên Chúa biến mất ».

Đức Thánh Cha nói tiếp : « vấn đề lớn đó là nếu Thiên Chúa không tồn tại và nếu Ngài cũng không phải là Đấng Tạo Hóa của sự sống của chúng ta, thì trên thực tế, sự sống không gì hơn chỉ mà một mảnh đơn giản của sự tiến hóa. Nó không có ý nghĩa tự tại ».

Đối với Đức Thánh Cha, chúng ta phải mang lại ý nghĩa cho nó.

Đức Thánh Cha tiếp đến đã nhắc đến cuộc tranh luận hiện nay, ở Đức Quốc và Hoa Kỳ, giữa «thuyết tạo dựng» (créationísme) và « thuyết tiến hóa » (évolutionisme), trong đó người ta đã trình bày hai thuyết này như là loại trừ lẫn nhau: «ngừơi nào tin vào Đấng Tạo Hóa thì không thể nghĩ đến thuyết tiến hóa và ngược lại, người nào chủ trương thuyết tiến hóa thì phải loại trừ Thiên Chúa».

Đức Thánh Cha cho rằng sự đối lập này là phi lý, nhất là bởi vì tồn tại nhiều bằng chứng khoa học ủng hộ thuyết tiến hóa như một thực tại mà chúng ta phải nhìn nhận, như một thực tại làm phong phú sự hiểu biết của chúng ta về sự sống, về hữu thể. »

Tuy nhiên, đối với ĐTC, « học thuyết tiến hóa không đáp ứng được mọi câu hỏi, nhất là vấn nạn triết học : mọi sự từ đâu đến ? và làm thế nào mà sau cùng chúng hình thành nên con người ? »
Đức Thánh Cha giải thích tiếp : « đối với tôi dường như rất quan trọng việc lý trí được mở ra hơn, việc nó nhìn thấy những dữ kiện này nhưng nó cũng hiểu rằng chúng không đủ để giải thích tất cả thực tại. ». « tự sâu thẳm, lý trí của chúng ta không phải là một sự vật phi lý tính, một sản phẩm của cái phi lý tính (l’irrationnel), nhưng lý trí có trước tất cả, lý trí sáng tạo, và chúng ta thật sự là nét phản ảnh của lý trí sáng tạo »

ĐTC nhấn mạnh : « Chúng ta được nghĩ đến, được mong muốn. vì thế có một ý tưởng có trước chúng ta, một ý nghĩa có trước chúng ta, ý nghĩa mà chúng ta phải khám phá, đi theo và dứt khoát mang lại cho cuộc sống của chúng ta ». Đối với ĐTC, cái nhìn này cũng cần thiết để hiểu ý nghĩa của sự đau khổ.

Sau hết ĐTC kết luận :Thật quan trọng để giúp cho những bạn trẻ khám phá ra Thiên Chúa, giúp cho họ khám phá ra tình yêu đích thực, một tình yêu rõ ràng trở nên lớn lao tróng sự từ bỏ, và như thế cũng giúp cho họ khám phá ra điều tốt lành nội tại của sự đau khổ (la bonté intérieure de la souffrance), điều làm cho chúng ta tự do hơn và lớn lên ».
Tiến Nhân
________________________________________

Đức Hồng Y Christoph Schönborn lên tiếng đã kích thuyết tiến hóa của Darwin
VietCatholic News (20 Apr 2007 07:15)

Đức Hồng Y Christoph Schönborn
Trong khuôn khổ “Những ngày Đại Học” đang được tổ chức tại Studium Generale Marcianum ở Venice, Italia, hôm 18/4, Đức Hồng Y Christoph Schönborn của tổng giáo phận Vienna đã phân phát một luận văn của ngài nhằm đả kích thuyết tiến hóa của Darwin.

Trong những năm qua, Đức Hồng Y Christoph Schönborn có một hứng thú đặc biệt trong việc nghiên cứu và phê bình thuyết tiến hóa của Darwin. Trong bài luận văn tại Venice, Đức Hồng Y ghi nhận rằng trước thời Darwin, các nhà khoa học – bao gồm cả Copernicus, Galileo, và Newton - đều nhìn nhận những dấu chỉ của Tạo Hóa trong thiên nhiên. Tình hình đã thay đổi từ sau thuyết tiến hóa.

Đức Hồng Y nhận định rằng trong khi không phải thuyết tiến hóa hoàn toàn chống lại niềm tin vào Thiên Chúa, “nhiều phiên bản của thuyết tiến hóa không phù hợp với niềm tin nơi Thiên Chúa Đấng Tạo Thành Trời Đất”. Marx và Engels đều coi thuyết tiến hóa là cơ sở khoa học để phát triển chủ nghĩa duy vật.

Tháng 7 năm 2005, Đức Hồng Y Christoph Schönborn đã tấn công vào thuyết tiến hóa của Darwin với một bài luận văn gây chú ý trên thế giới được đăng trên tờ New York Times. Tháng 9/2006, ngài lại khai triển thêm nhiều luận điểm mới trong một seminar do Đức Thánh Cha tổ chức tại biệt điện của ngài tại Castel Gandolfo. Tại đây, Đức Thánh Cha và các sinh viên cũ của ngài đã thảo luận về thuyết tiến hóa trong bối cảnh của đức tin Công Giáo. Đức Hồng Y Christoph Schönborn là một học trò cũ của Đức Thánh Cha. Ngài đã là một thuyết trình viên chính trong seminar này.

Trong các vị thuyết trình viên chính tại seminar này còn có ông Peter Schuster, chủ tịch hàn lâm viện khoa học Áo, Robert Spaemann, một nhà lý thuyết về chính trị Đức, và cha Paul Erbich, một triết gia ở Munich. Các bài thuyết trình của các vị này và bài suy tư của Đức Thánh Cha đã hình thành căn bản cho cuốn sách mới.

Các bài thảo luận trong seminar đã được đúc kết thành sách, cuốn Schoepfung und Evolution (Tạo dựng và Tiến hóa) đã được xuất bản tại Đức hôm 11/04 vừa qua.

“Những ngày Đại Học” Marcianum đã được mở ra từ năm 2004 theo sáng kiến của Đức Hồng Y Angelo Scola, thượng phụ thành Venice.
Đặng Tự Do
__________________________________________

ĐTC Benedictô nói thuyết tiến hóa không thể chứng minh được!
VietCatholic News (11 Apr 2007 20:33)

BERLIN – ĐTC Benedictô XVI trong bài viết mới đây -- suy tư thêm về thuyết tiến hóa – bài mới được xuất bản sau khi làm Giáo Hoàng, cho rằng thuyết tiến hóa của Darwin cuối cùng không thể chứng minh được và khoa học không nhất thiết hạn chế cái nhìn tạo dựng của nhân loại được.

Trong quyền sách mới được phát hành tại Đức hôm nay thứ Tư 11.3.2007 và được viết bằng tiếng Đức, ĐTC ca gợi sự tiến triển mà khoa học đã đạt được, nhưng cảnh cáo rằng thuyết tiến hóa nêu ra những vấn nạn triết học mà khoa học tự nó cũng không thể trả lời được.

ĐTC viết: "Vấn đề không tại ờ chỗ hoặc là quyết định rằng phò thuyêt tạo dựng đương nhiên loại trừ khoa học, hoặc phò thuyết tiến hóa trên ngay cả những lỗ hổng của chính thuyết này và không muốn nhìn nhận những vấn đề bao trùm ngoài những khả thể có tính cách phương pháp luận của khoa học tự nhiên”.

ĐTC dừng lại ở chỗ không đi xa hơn tới chỗ ủng hộ thuyết “intelligent design -- có trí khôn thông minh nào đó đặt định”, nhưng ngài nói rằng lý luận khoa học và triết học phải làm việc với nhau theo cách thế không hỗ tương loại trừ nhau.

Ngài viết rằng: "Tôi thấy điều quan quan trọng muốn nhấn mạnh ở đây là lý thuyết về tiến hóa tiềm tàng những vấn nạn mà cần phải nại tới triết học và chính những vấn nạn đó dẫn xa ngoài tầm của khoa học”. Đó là điều mà ĐTC đã nói và được viết ra trong cuốn sách mới được ghi lại từ cuộc gặp gỡ với các thần học gia bàn luận với ngài.

Trong sách này, Đức Benedictô cũng suy tư về lời bình luận của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1996, ĐGH Gioan Phaolô II khi đó nói rằng "những lý thuyết của Charles Darwin về tiến hóa có thể chấp nhận được, nếu như chúng cũng công nhận rằng sáng tạo là việc của Thiên Chúa, và lý thuyết của về tiến hóa cũng là một trong những giả thuyết mà thôi".

ĐTC Benedictô nói: ĐGH Gioan Phaolô II có những lý do khi nói những điều này. Nhưng điều này cũng đúng là thuyết tiến hóa chưa có toàn vẹn, về mặt khoa học thuyết này chưa được minh chứng”.

ĐTC Benedictô thêm rằng khoảng cách thời gian mênh mông mà thuyết tiến hóa đựa vào làm cho nó không thể đưa ra các cuộc thí nghiệm trong một môi trường được thiết kế và có thể kiểm chứng về kết quả và đi tới kết luận cuối cùng hoặc là bác bỏ hay chấp nhận lý thuyết này.

Ngài nói: “Chúng ta không thể kéo cả từng 10.000 thế hệ vào phòng thí nghiệm được!”.

Thuyết tiến hóa trong những năm gần đây đã bị đả phá kịch liệt bời những người chống thuyết này – mà đa phần là những người Tin Lành thủ cựu – họ thuộc trường phái “intelligent design - có trí khôn thông minh nào đó đặt định”. Đó là những người tin rằng các nguyên tố sống rất là phức tạp vì thế chúng phải được tạo dựng bời một quyền lực cao hơn là tự chứng biến hóa từ các thể loại đơn thuần.

Sách của ĐTC Benedictô được nhà xuất bản Sankt Ulrich phát hành, sách gồm những suy tư của ĐTC và những học giả, thần học gia, đã tham gia cuộc họp bàn thảo luận với ĐTC vào tháng 9 năm trước tại lâu đài Mùa Hạ ở Castel Gandolfo.

Những nhận định của Đức Benedictô XVI cùng đi theo một cách kiên quyết trong những đề tài quan trọng nhất mà Ngài vẫn thường đưa ra, đó là đức tin và lý trí là hai thực để tự lập.

ĐTC viết rằng: "Khoa học mở ra những chiều hướng của lý trí một cách rộng rãi hơn... và vì thế dẫn chúng ta tới những cái nhìn mới. Nhưng trong niềm vui của chiều kích khám phá rộng thêm, nó lấy đi khỏi chúng ta những chiều kích của lý trí mà chúng ta cần đến”.

"Những kết quả của nó đưa chúng ta tới các vấn nạn mà sẽ vượt quá tầm những nguyên tắc pháp luận và không thể có câu trả lời từ nội tại”.
LM Trần Công Nghị
_____________________________________________

Đức Thánh Cha xuất bản sách nói về các hạn chế của khoa học, đặc biệt thuyết tiến hóa
VietCatholic News (11 Apr 2007 18:39)

Hôm thứ Tư 11/04/2007, một cuốn sách mới của Đức Thánh Cha bằng tiếng Đức,
cuốn Schoepfung und Evolution (Tạo dựng và Tiến hóa) đã được xuất bản tại Đức.

Schoepfung und Evolution là thành quả của một seminar được tổ chức vào tháng 9 vừa qua tại biệt điện mùa hè của Đức Thánh Cha tại Castel Gandolfo. Tại đây, Đức Thánh Cha và các sinh viên cũ của ngài đã thảo luận về thuyết tiến hóa trong bối cảnh của đức tin Công Giáo.

Trong các vị thuyết trình viên chính tại seminar này có Đức Hồng Y Christoph von Schönborn của Vienna, Peter Schuster, chủ tịch hàn lâm viện khoa học Áo, Robert Spaemann, một nhà lý thuyết về chính trị Đức, và cha Paul Erbich, một triết gia ở Munich. Các bài thuyết trình của các vị này và bài suy tư của Đức Thánh Cha đã hình thành căn bản cho cuốn sách mới.

Trong bài viết của mình Đức Thánh Cha công nhận đã có nhiều tiến bộ mà khoa học mang đến cho chúng ta nhưng ngài cũng chỉ ra rằng các tìm kiếm khoa học thường nảy sinh ra những vấn nạn khác mà tự khoa học không có câu trả lời. Sự trông cậy chỉ vào khoa học mà thôi là một khiếm khuyết vì “nó có khuynh hướng tước đoạt khỏi chúng ta những chiều kích của lý trí mà chúng ta vẫn cần thiết”.

Đức Thánh Cha nhận định rằng thế giới ngày nay cần tái khám phá sự đánh giá đúng mức những vấn nạn tối hậu về triết lý mà khoa học không thể trả lời thích đáng. Trong khi việc sử dụng lý trí khoa học là cần thiết và thích đáng trong nhiều trường hợp, hình thức lý trí này không thể giải quyết một số vấn đề nhất định – chẳng hạn như nguồn gốc của chính tư duy.

Trong những lời bình luận của Đức Thánh Cha về thuyết tiến hóa, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng các lý thuyết khoa học không thể giải quyết mọi câu hỏi nảy sinh. Mọi giải thích về sự hình thành sự sống trên trái đất này phải đi kèm với hiểu biết về căn nguyên tối hậu của sự sống. Sự xuất hiện của sự sống con người không thể nghĩ đơn giản như là hệ quả của một chuỗi các biến cố ngẫu nhiên nhưng cần phải hiểu đó là kỳ công tác tạo của Thiên Chúa.
Đặng Tự Do
_______________________________________
Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

 Thuyết TIẾN HÓA...  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuyết TIẾN HÓA...     Thuyết TIẾN HÓA...  EmptySun May 08, 2011 11:16 pm


Nhà thiên văn học Vatican vạch trần thuyết Thiết Kế Thông Minh
(Intelligent Design)

VietCatholic News (20 Nov 2005 00:12)

Nhà Thiên Văn Học Cha George Coyne, S.J.
VATICAN (CWNews.com) - Theo các báo cáo của hãng thông tấn Ý Quốc là ANSA, Giám Đốc của Đài Thiên Văn Vaticăn đã công kích kịch liệt những kẻ hậu thuẩn cho thuyết gọi là Sự Thiết Kế Thông Minh.

Cha George Coyne, một linh mục Dòng Tên nói: "Nhóm chủ trương của thuyết về Sự Thiết Kế Thông Minh không phải là khoa học dẫu rằng nhóm cố giả vờ là như vậy." Cha nói tiếp, nếu thuyết này được giới thiệu trong các trường học, thì nó nên được giảng dạy trong các lớp học về tôn giáo, chứ không phải các lớp học về khoa học. ANSA tường thuật rằng vị linh mục Dòng Tên này đã đưa ra những nhận xét của Ngài tại một cuộc hội thảo ở thành phố Florence.

Cha Coyne trước đây, cũng đã từng chỉ trích nhóm Thiết Kế Thông Minh, trong một bài báo xuất hiện vào tháng 10 trên tờ báo Công Giáo Anh Quốc, là tờ The Tablet. Trong bài viết đó, Cha lấy vấn đề mà Đức Hồng Y Christoph Schonborn, người đã cho đăng một bài viết trên tờ New York Times, và chỉ ra điểm yếu về thuyết tiến hóa của Darwin.

Trong khi Đức Hồng Y Schonborn biện luận rằng với cách tiếp cận mang tính chất thuần túy của tư liệu đối với sự tiến hóa, thì không thể nào trả lời được những câu hỏi cùng đích về nguồn gốc của con người, thì đối với Cha Coyne, Cha phản bác lại rằng những chỉ trích về sự tiến hóa là nhằm làm giảm nhẹ đi ý chỉ của Thiên Chúa để trao "sự tự do" cho các tiến trình của thiên nhiên

Những câu tuyên bố của các giới chức Vaticăn về thuyết / nhóm Thiết Kế Thông Minh - hay một cách gián tiếp đề cập đến lý thuyết đó - đã tạo ra các hàng tít lớn trong những tuần lễ vừa qua. Vào ngày 3 tháng 11, khi Đức Hồng Y Paul Poupard nói những người có niềm tin nên biết tôn trọng về bằng chứng khoa học có liên quan đến sự tiến hóa, tức thì có rất nhiều nhà báo và bình luận viên đã trích dẫn ra lời tuyên bố của vị Hồng Y người Pháp này như là một cách từ chối về Sự Thiết Kế Thông Minh.

Một tuần sau, vấn đề đó được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đề cập đến, trong cuộc gặp gỡ hằng tuần vào mỗi chiều thứ tư. Ngài nhẹ nhàng qưở trách những ai nghĩ rằng "vũ trụ này được tạo ra là không theo một sự hướng dẫn hay trật tự nào, giống như thể đó là một tiến trình lộn xộn và bất ngờ vậy." Mặc dầu Đức Thánh Cha trích dẫn lại ngôn từ của Thánh Basil Cả, rất nhiều các nhà báo của mọi phương tiện truyền thông đại chúng cho rằng Ngài không ủng hộ thuyết Thiết Kế Thông Minh.

Anthony Lê
________________________________________

Thuyết Thiên Chúa tạo dựng mọi sự, Thuyết tiến hóa và Thuyết thiết kế uyên bác?
Người Công giáo phải hiểu ra sao?

VietCatholic News (13 Nov 2005 17:34)

VATICAN CITY -- Cuộc tranh luận về sự thiết kế thông minh đã diển ra tại Vaticăn vào tháng Mười Một này, tạo ra những nguồn tít hàng đầu trên các tờ báo và quan điểm thần học sắc bén của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI.

Sau khi một vị Hồng Y lên tiếng chỉ trích về đường lối tiếp cận nền tảng của việc tạo dựng, Đức Thánh Cha đã can thiệp vào, bằng cách nói rằng thế giới được tạo ra phải được hiểu như là một "dự án uyên bác - intelligent design." Đối với một số người, thì câu nói trên đề cập trở lại điều được gọi là "sự thiết kế thông minh," thế nhưng đối với những người khác, nó ám chỉ đến một điều gì đó khác hẳn.

Việc Tòa Thánh Vaticăn đưa ra những lời bình luận trên đúng vào lúc này mang một ý nghĩa quan trọng.

Cuộc tranh luận đã trở nên sôi nổi tại Hoa Kỳ về điều được gọi là “sự thiết kế thông minh”, vốn cho rằng những phức tạp của một thế giới được tạo dựng nên không thể nào là sản phẩm giản đơn của sự “tiến hóa ngẩu nhiên - random evolution” được, mà nó là do một Đấng Thiêng Liêng thiết kế ra. Một số nhóm muốn sự thiết kế thông minh này được giảng dạy trong các trường học cùng với sự tiến hóa, một vấn đề nổi trội lên cho các ban điều hành học đường địa phương qua cuộc bầu cử vào ngày 8 tháng 11 vừa qua.

Cũng trùng vào thời điểm đó thì Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách về Văn Hóa của Tòa Thánh Vaticăn cũng đang tổ chức một cuộc hội thảo về khoa học lẫn thần học từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 11. Phát biểu với các nhà báo, Đức Hồng Y người Pháp Paul Poupard, chủ tịch của Hội Đồng, nói nguồn gốc của thế giới chỉ là một khía cạnh mà các nhà khoa học và những người có niềm tin tôn giáo phải biết nhận ra những giới hạn hiểu biết riêng biệt chuyên môn ngành của mình.

Đức Hồng Y ủng hộ cho thuyết “thuyết sáng tạo” như là một sự giải thích duy nhất có thể chấp nhận được về mọi nguồn gốc của thế giới vì lẽ, "lấy một điều gì đó chưa bao giờ có thể giải thích được về mặt khoa học, rồi lại gọi đó chính là khoa học."

Đức Ông Gianfranco Basti, người tổ chức ra cuộc hội thảo tại Vaticăn, nói tiếp bằng cách trích dẫn lại lời phát biểu nổi tiếng của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị vào năm 1966 rằng thuyết tiến hóa "còn sâu xa hơn chứ không phải chỉ là một giả thuyết mà thôi"và đã được chấp nhận rộng rãi bởi các khoa học gia.

Những lời bình luận trên đã trở thành những hàng tít lớn trên các tờ báo như "Tòa Thánh Vaticăn Ủng Hộ Thuyết Tiến Hóa," và "Tòa Thánh Vaticăn Từ Chối Sự Thiết Kế Thông Minh." Nếu Đức Thánh Cha đọc các tờ báo trên, chắc có lẽ là Ngài sẽ chau mày trước sự bối rối của giới truyền thông.

Vào cuối buổi tiếp kiến chung vào ngày 9 tháng 11 vừa qua, Đức Thánh Cha không đọc lên bản văn được chuẩn bị sẳn của Ngài và mạnh mẽ nói đến sự khôn ngoan của sự nhận biết ra "những dấu chỉ về tình yêu của Thiên Chúa" qua những kỳ công tạo dựng của Ngài. Ngài không có đưa ra một lời biện minh về khoa học nào cả, nhưng nói rằng sẽ là phản khoa học khi nghĩ rằng "mọi thứ được tạo dựng ra là không theo phương hướng hay trật tự nào cả."

Ngài nói: "Đằng sau thế giới tự nhiên chính là lý do của việc sáng tạo, chính vì lý do đó mà mọi vật được tạo dựng nên, và cũng lý do đó đã tạo dựng nên dự án uyên bác này."

Đức Thánh Cha nói về khía cạnh của đức tin và Ngài trích dẫn một vị Thánh, không phải là một nhà khoa học, để hổ trợ cho luận điểm mà Ngài vừa mới trình bày. Thánh Basil Cả, như Ngài nói, vị Thánh mà được mọi người biết đến từ thế kỷ thứ 4, đã nói rằng: "con người có thể bị thuyết vô thần làm cho ngu muội đi" khi nghĩ rằng thế giới được tạo dựng hay phát triển nên là do sự may mắn mà thôi.

Liệu những ngôn từ của Đức Thánh Cha ám chỉ đến một sự quay hướng về sự thiết kế thông minh không?

Cha George Coyne, một linh mục Dòng Tên Hoa Kỳ, giám đốc Đài Thiên Văn của Tòa Thánh Vaticăn, một người theo dõi sát nút những cuộc tranh luận về sự tiến hóa nói: "Đức Thánh Cha chẳng có nói bóng gió gì cả về bất kỳ sự thiết kế thông minh nào như nó được hiểu tại Hoa Kỳ. Đức Thánh Cha nói về tình yêu của Thiên Chúa qua việc tạo dựng của Ngài. Thiên Chúa yêu thương con người trong việc tạo dựng của Người, Ngài đeo đuổi và dưỡng nuôi tình yêu đó với nhân loại. Nhưng điều đó không có nghĩa là biến Thiên Chúa thành một 'người thiết kế,' vì đó chính là cách xem thường đến Thiên Chúa và biến Ngài thành một kẻ tầm thường nhỏ mọn."

Robert J. Russell, sáng lập viên và cũng là giám đốc của Trung Tâm Thần Học và Khoa Học Tự Nhiên ở thành phố Berkeley, thuộc bang California nói: "Nếu Đức Thánh Cha muôn dùng đến cụm từ 'dự án uyên bác' thì điều đó là tốt. Nhưng tôi nghĩ nó có một chút rủi ro chính là nó đã được thiển cận đồng hóa với phong trào thiết kế thông minh."

Russell, một tham dự viên của hội thảo được Tòa Thánh tài trợ, nói Đức Thánh Cha chỉ đơn giản diển giãi về quan điểm thần học của việc tạo dựng, một điều mà mà những người lãnh đạo Kitô Giáo cần phải làm. Ông nói: "Với tư cách là một người Kitô Giáo, bạn có thể nói Thiên Chúa chính là Đấng đã dựng nên trời và đất. Thì đó là một lời tuyên ngôn về mặt thần học. Còn về sự tiến hóa chính là cách thức mà Thiên Chúa tạo dựng nên, thì đó chính là một lời tuyên bố về khoa học."

Theo quan điểm của Russell, phong trào thiết kế thông minh đã chủ tâm muốn đưa vấn đề đó vượt qua giới hạn giữa khoa học và đức tin với nổ lực là đưa Thiên Chúa vào các lớp học tại Hoa Kỳ.

Gennaro Auletta, giáo sư giảng dạy khoa học và triết học tại trường Đại Học Gregorian tại Rôma, nói sự thiết kế thông minh có khuynh hướng quy về cho Thiên Chúa quá nhiều mà không quy hướng gì nhiều trong sự tự do tạo dựng của Thiên Chúa. Ông nói: "Thiên Chúa hiện hữu nơi thế giới được tạo dựng nên, chứ Ngài không phải là người giữ vai trò chính trong mọi chi tiết tạo dựng, điều này chẳng khác nào biến Thiên Chúa thành một con rối vĩ đại."

Một trong số những lời bình luận sâu sắc nhất của Giáo Hội về chủ đề này chính là trong văn kiên về tạo dựng được xuất bản vào năm ngoái của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, vốn lúc đó được hướng dẫn bởi Đức Hồng Y Josephn Ratzinger, tức Đức đương kim Giáo Hoàng. Văn kiện đề cập đến những điểm quan trọng chính. Văn kiện chấp nhận hầu hết những nguyên lý đương thời của khoa học về sự tiến hóa. Điểm quan trọng chính là, văn kiện không biện luận gì cả đến một "sự thiết kế thiêng liêng" trong tất cả các chi tiết của thuyết tiến hóa. Văn kiện nhìn nhận rằng một số chuyên gia nhìn thấy rõ được một sự thiết kế của Đấng quan phòng trong mọi cấu trúc sinh học, nhưng những phát triển như vậy cũng có thể là do ngẫu nhiên, hay tùy thuộc vào cơ hội mà thôi. Tuy nhiên, theo văn kiện, thì sự ngẫu nhiên này không quá là khe khắt khi cố loại bỏ đi lý do về sự can thiệp của Đấng Quan Phòng.

Theo một nghĩa rộng, Ủy Ban Thần Học đề ra những giới hạn về mặt tôn giáo có liên quan đến ý nghĩa và mục đích của việc tạo dựng và bỏ ngỏ cho việc khoa học muốn diển giải theo cách nào đi nữa. Đó cũng là quan điểm được trình bày ra bởi Đức Hồng Y Poupard tại cuộc hội thảo ở Rôma. Ngài nói, người có niềm tin, theo lẽ tự nhiên, xem vũ trụ như là cách diễn đạt về "kế hoạch tình yêu của Thiên Chúa," và khoa học đôi lúc giúp cho người có niềm tin biết đọc được kế hoạch này. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là tôn giáo nên tìm ra những bằng chứng khoa học cho những tín ngưỡng của tôn giáo.

Đức Hồng Y nói: "Đức tin không có bảo khoa học làm thế nào để thực hiện những cuộc điều tra như vậy. Đức tin không phải là một cẩm nang về sinh học hay vũ trụ học, và mọi nổ lực hòng cố biến đức tin thành một cuốn sách giáo khoa về khoa học, chỉ là một cách xuyên tạc về bản chất thật sự của đức tin mà thôi."

Vào đầu năm nay, Đức Hồng Y Christoph Schoenborn của Áo Quốc đã gây ra sự huyên náo khi Ngài viết trong một bài báo, không sử dụng đến cụm từ "sự thiết kế thông mình”, thế nhưng xwm ra có vẻ là Ngài bảo vệ cho những nguyên lý này. Ngài nói sự thông minh của con người có thể dễ dàng và rõ ràng phân biệt được mục đích và sự thiết kế trong thế giới tự nhiên, bao gồm cả thế giới của những vạn vật sống động. Ngài nói tiếp: "Bất kỳ dòng tư tưởng nào chối từ hay tìm cách giải thích về bằng chứng hiển nhiên của sự thiết kế về mặt sinh học thì đó là ý thức hệ tư tưởng chứ không phải là khoa học."

Khi Đức Thánh Cha đưa ra những lời bình luận vừa mới đây của Ngài về việc tạo dựng như là "một dự án uyên bác," Đức Hồng Schoenborn đang ngồi gần hàng nghế phía trước với nhóm hành hương. Sau khi chào đón Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y nở rộ một nụ cười lớn trên gương mặt của Ngài.

Rev Trần Công Nghị & Anthony Lê
_______________________________________

Thuyết tiến hóa của Darwin: 150 năm tuổi
Phương Hà
Cand.com

Cách đây 150 năm, nhân loại lần đầu tiên đã được biết tới thuyết tiến hóa muôn loài của nhà nghiên cứu sinh học người Anh Charles Darwin. Từ đó đến nay, không ít người đã muốn bác bỏ học thuyết này.

Theo hai tác giả Georgi Absaliamov và Vladimir Kriuchkov viết trên tạp chí Nga Itogi số 29 ra ngày 14/7/2008, trong các công trình nghiên cứu theo hướng đó, lắm khi người ta lầm tưởng công trình vĩ đại của Darwin với học thuyết về sự tiến hóa của con người từ loài vượn. Thực ra, đó là những học thuyết khác nhau.

Mùa hè năm 1858 tại trung tâm London, có hai quý ông đã tỏ ra rất lịch thiệp với nhau khi tranh luận: "Thưa ngài, tôi sẽ chỉ phát biểu sau khi ngài nói xong…". Nhà tự nhiên học Alfred Wallace trình bày công trình nghiên cứu còn khiêm nhường của mình về nguồn gốc muôn loài, kết quả của nhiều năm quan sát đời sống của hệ động vật ở Malaysia trước một uy tín lớn trong lĩnh vực tự nhiên học Charles Darwin.

Bản thân Darwin trong những ngày đó vừa hoàn thành công trình với dung lượng ba tập của mình với cực kỳ nhiều thí dụ về các dạng khác nhau của sự sống trên khắp thế giới. Nếu một ý tưởng nào đó cùng một lúc nảy sinh trong những cái đầu khác nhau thì hiển nhiên là nó rất xứng đáng để chúng ta quan tâm.

Hai nhà thực nghiệm Popov ở Nga và Marconi ở Italia đã chẳng từng không hẹn mà lại độc lập sáng chế ra radio. Thế nhưng, trong trường hợp thuyết tiến hóa, tình hình lại khác. Darwin và Wallace không phải là những người đầu tiên quyết định lên tiếng về sự biến dị của muôn loài.

Trước họ hơn nửa thế kỷ, nhà bác học Thụy Điển Carl von Linné đã đưa con người vào bảng xếp thực bậc của mình - về thực chất, ông này đã coi con người cũng là một dạng động vật sinh tồn trên trái đất.

Nhà sinh học người Pháp Jean-Baptiste Lamarck đã không hề hoài nghi gì về chuyện một số loài động vật này xuất thân từ một số loài khác, nhưng đã không kịp nghiên cứu kỹ càng quá trình di truyền những dấu hiệu mới.

Sự sống sót của những loài thích hợp nhất (survival of the fittest) - thuật ngữ này lần đầu tiên được triết gia người Anh Herbert Spencer (1820-1903) đưa ra trong tác phẩm "Nguyên lý sinh vật" năm 1864. Spencer đã mở rộng sự tiến hóa sang cả các lĩnh vực xã hội học và đạo đức học nhưng học thuyết của cá nhân ông lại mang quá nặng tính cơ khí nên không được công nhận thích đáng.

Ngay trong nửa đầu thế kỷ XIX, bản thân từ "tiến hóa" đã không còn làm ai kinh ngạc nữa. Nhà khoa học Anh Charles Lyell (1797-1875) đã là người lập nên bộ môn niên đại địa chất, còn nhà tự nhiên học lừng danh người Pháp George-Léopold Cuvier (1769-1832) đã lập nên ngành Cổ sinh vật học và cho trưng bày ở Paris trước công chúng những bộ xương hóa thạch của nhiều loài động vật lạ lùng chưa từng ai nhìn thấy.

Không có ai còn hoài nghi về sự biến đổi của thế giới, các cuộc tranh luận quyết liệt chỉ diễn ra xung quanh những nguyên nhân dẫn tới các hiện tượng đó và "tính mục đích" của chúng.
Cuộc tranh luận về quyền ưu tiên đã được giải quyết đúng trong tinh thần giáo dục Ănglê. Cũng trong năm 1858 đáng nhớ đó, bản báo cáo tại kỳ họp của Hội Động vật học Linné đã được coi như một công trình chung của Darwin và Wallace.
Thế nhưng, theo yêu cầu của chính cộng đồng khoa học này, Darwin vào đầu năm 1859 đã cho in "Các trích đoạn" mà hiện nay được biết tới dưới cái tên kinh điển "Nguồn gốc muôn loài bằng con đường chọn lọc tự nhiên".

Không có chuyện gì bất thường xảy ra. Công chúng đã đón nhận công trình này một cách đầy thiện chí. Những tai tiếng chỉ bùng nổ về sau, khi xuất bản cuốn sách "Nguồn gốc con người và chọn lọc tình dục", nhưng đó đã là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Đã 150 năm trôi qua. Liệu đã đủ để hoàn chỉnh một học thuyết khoa học? Trong quá trình phát triển các bộ môn khoa học thường ghi nhận những khoảng thời gian hoàn toàn khác. Giữa Pythagoras và Euclid là khoảng cách 300 năm. Và sau họ, khoảng cách thời gian dẫn tới hình học của Riemann và Lobachevsky đã là hơn một nghìn rưỡi năm.
Người Sumer cổ đại và người Ai Cập đã từng quan sát đường chuyển động của các vì tinh tú nhưng để tính toán quỹ đạo của chúng thì phải chờ tới thế kỷ XVII, khi có Johanes Kepler và Yoganna Kevlepa và Isaac Newton… Trong giới trí thức hiện đại đôi khi cũng có những vị học đòi buông lời cho rằng, học thuyết của Darwin bây giờ đã bị bác bỏ rồi.
Thực ra, không phải như vậy: học thuyết của Darwin đã bị bác bỏ hoàn toàn không phải "bây giờ" mà ngay từ năm 1858 xa xôi - và đó là lần bị bác bỏ đầu tiên. Lần thứ hai bị bác bỏ là vào năm 1859; lần thứ ba - vào năm 1860 v.v… Hầu như năm nào cũng có người lôi học thuyết của Darwin ra để bác bỏ!

Tại Mỹ cho tới hôm nay vẫn diễn ra liên miên các vụ kiện của các bậc phụ huynh chống lại những giáo viên và ban giám hiệu những trường phổ thông về việc giảng dạy thuyết tiến hóa. Nhìn từ góc độ này, khoảng thời gian 150 năm có vẻ như đã đủ dài. Thế nhưng, cuộc tranh luận đó đã đủ kéo dài chưa?
Trong số những người đầu tiên bác bỏ thuyết tiến hóa có… Karl Marx! Năm 1859, Marx đã viết cho Friedrich Engels rằng, Darwin đơn giản đã nhìn thấy trong thế giới động vật những thói tục gần gụi với ông của giới quý tộc Victoria đã thối rữa.
Sau đó, Marx đã không quan tâm tới chủ đề này nữa. Nhưng người bạn chiến đấu thân thiết của Người, Engels, lại có ý kiến riêng khác thế. "Nguồn gốc gia đình, sở hữu tư nhân và nhà nước" của Engels là một cuốn sách rất có giá trị.

Đó là một công trình rất ủng hộ Darwin và trong đó khái niệm tiến hoá được nhắc tới một cách tự nhiên và hiển nhiên. Trong số những ý tưởng rất thú vị và giá trị ở cuốn sách này có thể nhắc tới một lập luận hết sức hay. Trong quá trình trưởng thành thủy tổ của con người, sự gia tăng não bộ diễn ra kèm theo với:

a) việc chuyển sang ăn thịt.
b) việc nấu chín thực phẩm.
Sinh thời, Engels không bao giờ nhận được các hợp chất sinh học hay hóa học thường xuyên nên hậu thế chỉ có thể suy đoán về việc những điều mà Engels đã viết là sự giác ngộ nhờ ai đó mách bảo hay do linh tính khoa học vĩ đại của Người?

Trong bất cứ trường hợp nào, tới cuối thế kỷ XX hai luận điểm trên đã trở thành những chân lý hiển nhiên cho sinh viên năm thứ nhất khoa sinh học. Không thể không biết thêm rằng, tác phẩm "Nguồn gốc gia đình, sở hữu tư nhân và nhà nước" được xuất bản lần đầu một năm sau khi Marx qua đời…

Nhìn nhận một cách công bằng, những người phản biện Darwin cũng có những lập luận không phải là không nghiêm túc. Cơ chế chọn lọc tự nhiên cần tới những khoảng thời gian rộng dài. Để những cánh rừng lá bản thế chỗ những cánh rừng lá kim, cần tới không dưới trăm năm để tạo nên các tán cây và thay đổi thổ nhưỡng.

Để trong đàn hươu cao cổ (đối tượng nghiên cứu yêu thích của Lamarck) có đại đa số những con hươu thực sự cao cổ, cần tới không chỉ một thế hệ tiến hóa. Thế nhưng, liệu thiên nhiên đã có đủ khoảng thời gian dài dằng dặc cần thiết như thế không? Không, bởi lẽ thế giới vẫn còn quá trẻ…

Lại còn những câu chuyện khác nữa không hẳn đã có lợi cho Darwin. Năm 1866, nhà sinh học và thực vật học người Áo Gregor Mendel đã xác định hoàn chỉnh các nguyên tắc phân bổ các dấu hiệu di truyền (thuật ngữ gen về sau mới xuất hiện). Sự chọn lọc tự nhiên theo kiểu của Darwin hoàn toàn không thể xếp vào các thí nghiệm rất dễ tiến hành, đơn giản, hiển nhiên mà Mendel đã làm với đậu Hò Lan.

Trong quá trình phát triển của ngành nghiên cứu di truyền đã có một giai đoạn ngắn suy thoái (các thí nghiệm đã "mất điện" đối với các loài thực vật tự thụ phấn) nhưng từ sau năm 1900, khó khăn này đã được khắc phục.
Và thêm một lần thuyết tiến hoá lại bị phê phán dữ dội. Chỉ tới những năm 30-40 của thế kỷ trước, các nhà bác học mới kết nối được hai học thuyết này. Đúng, sự chọn lọc cả tự nhiên lẫn nhân tạo đều là chọn lọc đột biến. Con đường đi tới chân lý mới gian khó làm sao!

Giữa những trở ngại khách quan còn có chỗ dành cho sự không tiếp nhận về mặt đạo lý đối với các quy luật tiến hóa. Bởi lẽ, sự chọn lọc tự nhiên có thể có hai dạng. Hoặc là thành công nhân giống của những loài xuất chúng (điều rất dễ hiểu), hoặc là sự tàn lụi của những loài yếu đuối. Chọn lọc tự nhiên - đó không hẳn đã là thắng lợi của con mạnh, mà luôn là sự bị đào thải thẳng thừng của những con yếu. Quy luật của thiên nhiên cực kỳ khắc nghiệt và không dễ chấp nhận.

Cho tới hôm nay vẫn còn một mâu thuẫn chưa được khắc phục. Sự đối kháng quyết liệt trong quan điểm của những người theo thuyết thần tạo luận (creationism) và những người theo thuyết tiến hóa đã luôn tồn tại. Nhưng bất ngờ trong vòng 15-20 năm gần đây đã lại bùng lên với một sức mạnh đối kháng mới.

Trước đây, người ta vẫn cho rằng, các vấn đề liên quan tới tín ngưỡng (và cả sự khoan dung về tín ngưỡng) chỉ là chuyện của các cá nhân. Như vẫn nói, đó chỉ là chuyện riêng tư. Trong thời hiện đại không ai xử những kẻ dị giáo trên giàn thiêu và cũng không ai phát động những cuộc chiến tranh tôn giáo.

Vậy tại sao lại có vòng sóng xung đột hiện nay? Các tôn giáo thế giới thông qua những đại diện cao cấp nhất của mình đã uổng công trong việc tiến hành hòa giải các bên đối kháng. Các nhà thờ Chính giáo và Công giáo luôn luôn tuyên bố về việc họ công nhận thuyết tiến hóa của thiên nhiên và điều đó không mâu thuẫn với ý Chúa.

Có thể, thế giới đã trở nên phức tạp hơn trước nhiều? Con người hiện đang gặp khó khăn trong việc tiêu hóa các nguồn thông tin khổng lồ nên lại muốn những điều gì đó giản đơn hơn. Trong khi đó, thuyết tiến hóa về bản chất của nó rất phức tạp và ngày càng trở nên phức tạp hơn. Bởi lẽ, sự tích lũy những thông tin mới luôn diễn ra như thác lũ…
Đối với rất nhiều người vẫn còn không ít câu hỏi. Liệu con người hiện đại có tiếp tục tiến hóa không? Nhìn từ một góc độ, các tiện nghi ở các đô thị hiện đại không đòi hỏi cơ chế chọn lọc tự nhiên nữa và nếu các chính trị gia không tác oai tác quái thì trên trái đất thừa đủ lương thực cho mọi người.

Nhưng nhìn từ góc độ khác, nền văn minh tất yếu sẽ dẫn nhân loại tới vấn nạn nhân mãn. Số lượng con người đang cư trú trên trái đất đã quá đông, liệu phản ứng chọn lọc để loại bỏ các nhân mạng yếu ớt có tự động tái diễn không? Mà đó lại chính là điều Darwin đã dừng lại.

Học thuyết của ông cân đối và hợp lô gích khi nói tới các cá thể. Thế còn khi liên quan tới sự chọn lọc tập thể thì sao? Bộ lạc nào, dân tộc nào, nền văn minh nào sẽ sống sót trong hoàn cảnh khủng hoảng môi trường, lương thực, năng lượng?

Theo nhận định của TS Nga Valeri Kuvakin, thành viên Ủy ban Viện Hàn lâm Khoa học Nga chống lại ngụy khoa học, Tổng biên tập tạp chí "Ý tưởng lành mạnh", học thuyết của Darwin đã đặt nền móng cho thuyết tiến hóa vạn năng, như quy luật cơ khí học của Newton nằm trong cơ sở xây dựng của mọi bức tranh vật lý khác của thế giới.

Hiện nay, thuyết tiến hóa đã bao trùm lên mọi lĩnh vực, từ môn vũ trụ học, nguồn gốc của vũ trụ tới sự phát triển của các cơ thể sống. Dĩ nhiên là, như vẫn thường thấy, học thuyết này cũng có những giới hạn của nó trong quá trình phát triển của các kiến thức khoa học.

Trong một số việc nào đó học thuyết Darwin có thể còn yếu, chưa chuẩn xác, chưa đủ lập luận xác đáng. Bởi lẽ, khi Darwin xây dựng học thuyết của mình thì đã còn quá nhiều điều trong tự nhiên chưa được tìm hiểu kỹ càng và những khoảng trống kết nối các khâu khác nhau là quá lớn. Những khoảng trống này hiện nay đang được thường xuyên bổ sung.

Học thuyết của Darwin đúng đắn về mặt nguyên tắc. Không thể khác thế vì mọi việc gần như đều được xây dựng trên cơ sở của học thuyết này

Nguồn: Cand.com
Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

 Thuyết TIẾN HÓA...  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuyết TIẾN HÓA...     Thuyết TIẾN HÓA...  EmptySun May 08, 2011 11:18 pm


(TRÒ CHUYỆN VỚI GIÁO SƯ DANIEL E. LIEBERMAN, CHUYÊN GIA NHÂN CHỦNG HỌC NỔI TIẾNG MỸ)

Quá trình tiến hóa của con người đã kết thúc?

Vinh Thu, Theo N and A số 30/09

Tri thức trẻ

Homo Sapiens (Con người thông tuệ, Tổ tiên loài người ngày nay) sinh ra tại châu Phi khoảng 200 ngàn năm trước. Chúng ta ngày nay có khác nhiều so với tổ tiên chúng ta?

- Không khác nhiều. Chúng ta chỉ có tấm thân một chút nhỏ hơn, và liên quan với nó là não bộ. Đã có lúc tôi tính được rằng, riêng kích thước mặt của những người Homo Sapiens đầu tiên lớn hơn 12% so với người hiện đại. Có thể đó là kết quả qua sự thay đổi thực đơn: Ngày nay chúng ta phải nhai ít hơn, vậy nên không cần hàm răng lớn hơn.
Theo giáo sư, khi nào xuất hiện những sắc tộc khác nhau?

Rất muộn, bởi cho đến cách đây 20 ngàn năm vẫn chưa tồn tại sắc tộc khác liệt - hài cốt con người khai quật được từ thời kỳ đó hết sức giống nhau.

Vậy thì những đại diện Homo Sapiens đầu trên có diện mạo thế nào?

100 hay 20 ngàn năm trước tất cả Tổ tiên chúng ta đều có sắc đẹp châu Phi.

Liệu điều đó có nghĩa: Về phương diện sinh học, những khác biệt sắc tộc chỉ có ý nghĩa không đáng kể?
- Đúng vậy. Sự tương đồng rất lớn về mặt sinh học của tất cả đại diện Homo sapiens chính là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của loài người. Mỗi dân tộc trên thế giới đều mang trong mình gần như toàn bộ sự đa dạng di truyền của toàn nhân loại.

Giải thích thực tế đó thế nào?
Tất cả chúng ta đều là hậu duệ của một bộ phận cư dân rất nhỏ. Điều đó làm chúng ta khác hẳn loài tinh tinh - những con vật bên trong một nhóm chỉ duy trì khoảng 30% sự đa dạng di truyền của loài. Con người thực sự đặc biệt về phương diện này.

Nhiều nhà khoa học tự đặt câu hỏi: Chuyện gì diễn ra tiếp theo với quá trình tiến hóa Homo sapines. Một số người cho rằng, chúng ta đã kìm chân quá trình đó, trong khi những người khác quan điểm ngược lại: Trong vòng 10 ngàn năm qua đã diễn ra sự tăng tốc cơ bản. Ai nói đúng?

Tiến hóa có nghĩa những thay đổi theo thời gian. Đó là định nghĩa ý nghĩa rất rộng, song có lẽ mọi người phản đối khái niệm như vậy. Vì thế đáp án cho câu hỏi, liệu chúng ta có tiếp tục tiến hóa, sẽ có nội dung: Chắc chắn tiếp tục. Vả lại trong mỗi thế hệ kế tục đều xuất hiện không ít biến đổi di truyền mới.

Có điều, nhờ sự phát triển của nền văn minh, con người đã kìm hãm tác động của quá trình chọn lọc tự nhiên, cơ chế vô cùng quan trọng của tiến hóa, theo đó một số biến thể di tuyền được lưu giữ, một số biến thể khác - bị thải loại. Chủ yếu nhờ tiến bộ y học, chúng ta đã hạn chế tối đa tác động của yếu tố tự nhiên. GS Steve Jones, chuyên gia di truyền học nổi tiếng Vương quốc Anh là một trong những nhà khoa học có quan điểm như vậy.

Dĩ nhiên cuộc tranh luận này xoay quanh chủ đề tác động của quy luật chọn lọc tự nhiên - liệu cơ chế này tiếp tục phát huy tác dụng? Câu trả lời sẽ là: Điều đó tùy thuộc vào quan niệm về thời gian. Nếu lấy thời gian hơn chục ngàn năm qua, có thế dẫn chứng thí dụ biến thể di truyền chỉ xuất hiện trong cư dân châu Á - những cá thể có số lượng tuyến mồ hôi đặc trưng hoạt động dưới tác động của cảm xúc giảm thiểu đáng kể. Dường như đó là kết quả của chọn lọc tự nhiên. Trái lại, sẽ không dễ trả lời câu hỏi, nhân tố đó hiện nay mạnh đến mức nào.

Về những gì GS Steve Jones đề cập - tức sự phát triển của y học và công nghệ chỉ liên quan đến thời gian rất ngắn, vài ba thế hệ. Vậy nên chúng ta không có khái niệm, chính xác chuyện gì xảy ra, lý do: Không ai đo đếm được tác động của chọn lọc tự nhiên trong thời gian ngắn như vậy.

Giáo sư không đồng ý quan điểm rằng, tuy nhiên tác động đó rất yếu?
Rất khó phủ nhận điều đó, tối thiểu nếu nói về xã hội giàu có phương tây. Tuy nhiên bộ phận còn lại của thế giới vẫn chịu áp lực của chọn lọc tự nhiên.

Liệu nhân tố chọn lọc này có thể là dịch bệnh?
Chắc chắn, và không chỉ xảy ra tại nhiều quốc gia kém phát triển. Hãy tự hình dung, cúm nhanh chóng biến thể và xuất hiện virus đặc biệt nguy hiểm - chắc chắn tồn tại những nhóm cá thể sở hữu biến thể di truyền miễn dịch với virus đó.

Vả lại chúng ta có vaccine?
Vaccine không phát huy tác dụng với tất cả mọi người, ngoài ra không phải mọi người đều tiêm chủng. Trong trường hợp đại dịch, sức mạnh của chọn lọc tự nhiên sẽ phát huy tối đa.

Năm 2009 hai nhà khoa học Mỹ, GS Henry Harpending và GS Gregory Cochran đã xuất bản cuốn sách “10 ngàn năm tăng tốc. Nền văn minh đã tác động đến sự tiến hóa con người thế nào”. Trong đó họ đã chứng minh thực tế phủ nhận quan điểm của GS Steve Jones. Theo lập luận của hai nhà khoa học Mỹ, sự biến đổi loài người săn bắt hái lượm thành nông dân đã kéo theo những thay đổi về di truyền -.thí dụ sự thích nghi tiêu hóa sữa bò.

- Tôi đã đọc cuốn sách đó nhưng tôi cho rằng, đúng hơn, đó là tuyển tập những giai thoại khoa ọc, chứ không phải học thuyết đầy đủ chứng cứ. Tất nhiên bản đồ gien của chúng ta chịu tác động của tiến hóa, một số thành phần thậm chí thay đổi mạnh mẽ, tuy nhiên trong sách lại thiếu chứng cứ cho thấy những thay đổi đó gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp.

Theo giáo sư, không thể tiên đoán, chúng ta sẽ tiến hóa theo hướng nào?

GS. Daniel Lieberman - chuyên viên nhân chủng học Mỹ nổi tiếng, giảng viên Đại học Harvard. Năm 2004 ông đã công bố trên tuần báo chuyên ngành có uy tín "Nature" bài viết nổi tiếng chứng minh rằng, vè phương diện cấu tạo giải phẫu học, chúng ta sinh ra là những vận động viên chạy đường trường.

Sinh học tiến hóa không phải lĩnh vực nghiên cứu khả năng tiên đoán. Chúng ta có thể tạo ra những giả thiết liên quan đến những gì đã xảy ra trong quá khứ, nhưng chúng ta bất lực với tương lai. Vì lý do đơn giản: Có quá nhiều nhân tố tác động đến diễn biến tiến hóa. Chúng ta hãy hình dung cuộc khủng hoảng lớn: Toàn bộ nền kinh tế thế giới sụp đổ tình trạng ấm lên toàn cầu dẫn đến những hậu quả khủng khiếp, bệnh dịch bùng nổ ở châu Phi, nhiều nơi bắt đầu xảy ra xung đột vì dự trữ nước ngọt. Ba phần tư đại diện loài người đang chết dần. Sự thật tất cả có thể diễn ra. Ai sẽ sống sót qua màng lọc chiến tranh, bệnh tật, đói kém? Những đặc điểm nào sẽ cho phép người này thoát khỏi địa ngục, người khác không thể? Hệ đề kháng khỏe hơn, khả năng dự trữ năng lượng hoàn thiện hơn bằng dạng các mô mỡ, và có thể thông qua hình thức nào khác? Đó là sự tính toán thực sự đảo điên, Chúng ta không thể đoán trước.

Chúng ta nói nhiều về sự chọn lọc tự nhiên, trong khi 150 năm trước, Carol Darwin, cha đẻ Học thuyết Tiến hóa đã nhìn thấy cơ chế bổ sung tiến hóa quan trọng- sự chọn lọc giới, theo đó những sở thích của giới tính này quyết định đặc điểm của giới tính thứ hai. Đuôi loài công là thí dụ điển hình. Ngày nay sự lựa chọn giới có thể vẫn tác động mạnh đến con người, ảnh hưởng đến đặc điểm của đàn ông và phụ nữ?

Tất nhiên cơ chế này đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa. Tuy nhiên thường khó lý giải, liệu đặc điểm nào đó của cơ thể là chấp nhận xuất hiện vì lý do sở thích thí dụ, của con cái, hay vì sự thích nghi với môi trường sống. Tôi lấy thí dụ: Lý do xuất hiện cái cằm con người? Tất cả các giống người nguyên thủy, thậm chí cả người Ne-andertal, đều không có. Mọi giả thiết rằng, nhờ có cái cằm, con người phát âm và ăn uống dễ hơn đều bị lật đổ. Giả thiết duy nhất khả dĩ tồn tại, là kết quả chọn lọc giới - phụ nữ lựa chọn đối tác có râu . Nghe có vẻ hợp lý, nhưng làm sao chứng minh được? Người ta cũng cho rằng, con người bẩm sinh có thiên hướng chọn đối tác có gương mặt cân đối. Vấn đề nằm ở chỗ: Chưa nhà khoa học nào tìm được cơ sở di truyền của sự cân đối. Và chúng ta hãy nhớ rằng, chỉ những đặc điểm có thể kế thừa mới chịu tác động của chọn lọc tự nhiên hay chọn lọc giới.

Giáo sư nghĩ gì về giả thiết cho rằng, loài người chịu tác động của sự hỏng hóc di truyền?

Sự ngắt mạch hay hạn chế chọn lọc tự nhiên cần được gọi như sự gia tăng con số các biến thể không bị thải loại. Như vậy sẽ có cả những biến thể có hại. Liệu điều đó có dẫn đến sự xuất hiện những cá thể không được chuẩn bị đủ tiêu chuẩn? Sự chấp nhận là câu hỏi về môi trường: Liệu bạn có thể tồn tại và sinh đẻ con cái trong môi trường cá biệt của mình? Mọi dấu hiệu đều chứng tỏ: Tất cả đều tốt đẹp - chúng ta sống thọ hơn, có nhiều con cái hơn. Theo nhãn quan của Darwin, cho đến nay chúng ta đã tự xoay sở không hề thua kém tổ tiên.

Điều đó có phần mâu thuẫn với những gì tôi nghe được từ một bàu giảng của giáo sư. Giáo sư từng khẳng định, loài người đối mặt với tình trạng ngày càng tồi tệ. Thậm chí giáo sư đã sử dụng khái niệm “phản tiến hóa”.

Khi khẳng định, chúng ta tự xoay sở không tồi như một loài, tôi đã chú ý sử dụng thời quá khứ. Lý do? Bởi môi trường chúng ta đang sống thay đổi rất nhanh. Chúng ta không phải những sinh linh đã được tiến hóa thích nghi với cuộc sống trong thế giới đã công nghệ hóa và hậu công nghiệp. Chúng ta đã bị, thí dụ trang bị thiên hướng tự nhiên gom nhặt năng lượng – yếu tố trong thế giới bùng nổ thức ăn giàu năng lượng quay lại chống lại chính con người. Cả sự lười nhác cũng có thể nhận ra trong lĩn vực này - ham muốn tiết kiệm năng lượng, một khi không có nhu cầu, một thời là điều cấm kỵ. Vào thời, khi cơ thể thừa thãi năng lượng, sự dư thừa sẽ trở trành rào cản.

Ngay thế hệ bố mẹ tôi (GS Dan- el Lieberman - ND) vẫn chưa có nhiều người thừa cân. Ngày nay đã hai phần ba dân chúng Mỹ thuộc đối tượng này và nó trở thành vấn đề nan giải không chỉ của riêng nước Mỹ- phát phì đã trở thành dịch-bệnh mang tính toàn cầu, nó đang lan rộng ra cả châu Âu, Nam Mỹ và châu Á.

Sự không được chuẩn bị của cơ thể con người với những điều kiện, mà chúng ta đang sống làm cho chúng ta trở thành loài động vật ốm yếu, và tôi gọi là phản tiến hóa. Thêm nữa chúng ta chiến đấu với căn bệnh này, chính xác hơn là với những bệnh tật, theo phương thức vô vọng. Chúng ta dành những khoản tiền khổng lồ để chữa trị hậu quả, thay vì nguyên nhân. Bởi béo phì, bàn chân phẳng, tiểu đường dạng 2, loãng xương, một số bệnh ung thư chỉ là hậu quả. Mới vài thế hệ trước, chúng còn chưa được biết hoặc rất hiếm xảy ra. Trong khi chúng ta tìm kiếm, thí dụ gien phát phì và chúng ta cố gắng sản xuất tân dược để chữa trị. Gien của chúng ta không biến đổi, môi trường đã thay đổi.

Tại sao mọi người chỉ tập trung giải quyết hậu quả?
Bởi họ cho rằng, theo nhãn quan cuộc chiến với các vấn đề của thế giới hiện đại, biến hóa không là gì. Trong khi các vấn đề đó đều có nguồn gốc tiến hóa chặt chẽ. Vả lại không gì có ý nghĩa trong sinh học, nếu bỏ qua khía cạnh tiến hóa. Thế nhưng, không Viện nghiện cứu Sức khỏe Quốc gia nào chi tiền cho chuyên gia sinh học tiến hóa để tiến hành, thí dụ nghiên cứu về đề tài bệnh bàn chân phẳng. Chính sách phi lý dẫn đến hậu quả tiêu cực: Có thể được cấp bằng thạc sĩ sinh học tại nhiều trường Đại học Mỹ không cần học môn sinh lý học. Phần đông sinh viên không đi ra ngoài phạm vi hoạt động của gien di truyền và tế bào, bởi ai cũng muốn theo đuổi lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất. Liệu gien di truyền có liên quan đến bệnh tật? Dĩ nhiên, có. Thế nhưng càng tập trung vào gien di truyền, chúng ta càng xa rời những gì đóng vai trò quan trọng hơn nhiều: Sự kế thừa di truyền của chúng ta như một loài, những gien này hoạt động thế nào trong môi trường, mà chúng ta đang sống? Lời giải cho những câu hỏi này chỉ có thể tìm ra nhờ vào giải phẫu học và sinh lý học tiến hóa. Nhờ chúng, tôi đã biết, chữa bệnh bàn chân phẳng.
Giáo sư có thể nói cụ thể hơn?

Không nên xỏ chân vào bất cứ đôi giày chỉnh hình đặc biệt nào, chỉ đơn giản: Đi chân đất. Đi chân đất chính là biệt dược chữa trị hiệu quả.

Tôi sẽ giải thích vì sao. Thứ nhất, chúng tôi, có những tài liệu chính thống chỉ ra rằng, con người có bàn chân khỏe mạnh hơn, cơ chân hoạt động năng động hơn - khi đi chân đất. Trái lại những đôi giày mà chúng ta thường đi, làm cho bàn chân ngày càng yếu. Cứ tưởng việc xỏ chân vào đôi giày cứng là cái gì đó bình thường, trong khi đó là phát minh mới. Chúng mang lại cảm giác thoải mái song rất không lành mạnh. Vì thế hàng ngày tôi tận dụng mọi cơ hội để đi đất và chạy bộ chân trần.

Giáo sư đặc biệt nhấn mạnh vai trò của chạy bộ. Tại sao?
Bởi chạy bộ đã góp phần làm thay đổi tiến trình tiến hóa con người.
Đồng nghiệp của giáo sư, GS Richard Wrangham khẳng định, chính lửa đã biến khỉ thành người?

Tôi nhất trí với ông ấy lập luận cho rằng, thông qua việc làm chín thức ăn, lửa đã có ý nghĩa hết sức to lớn trong quá trình tiến hóa đó loài người. Tuy nhiên, chính chạy là nguyên nhân đầu tiên trong tất cả những biến đổi tiến hóa. Lý thuyết của GS Wrangham không giải thích, thí dụ, tại sao cách đây 2 triệu năm, ở tổ tiên chúng ta lại xuất những cặp chân dài. Và nhìn chung, cái gì là quan trọng - đuổi bắt thú rừng hay quay, nướng? Các bạn có biết, khi nhân loại tìm ra mũi tên và cung nỏ? Khoảng 200-300 ngàn nărn. Vậy thì gần 2 triệu năm, ngoài cây gậy nhọn đầu, tổ tiên chúng ta đã buộc phải săn bắt thú không có mũi tên, không cung nỏ. Con người hiện đại không thể làm được điều đó. Bởi chỉ có duy nhất một cách: Đuổi con thú nhiều cây số, cho đến khi nó bị kiệt sức, hoặc tai biến mạch máu não do quá nóng. Thực tế công việc không quá khó. Ngày nay thậm bí các bộ lạc săn bắt – hái lượm ở Châu Phi vẫn làm như vậy. Vì thế chạy lý giải chính xác nhất những đặc điểm giải phẫu học tấm thân chúng ta. Nấu nướng bắt đầu đóng vai trò quan trọng, nhưng mãi nhiều năm sau.

Theo giáo sư, chạy có mối quan hệ gì với những người đang sống, hôm nay?
Chúng ta sinh ra để chạy, để duy trì cơ thể luôn có phong độ tốt, chúng ta cần phải chạy thường xuyên.
Nguồn: Tri thức trẻ

LM. Nguyễn Văn Tùng

____________________________________________

NNH - Sk..... Fr... Vietcatholic...


Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
Sponsored content





 Thuyết TIẾN HÓA...  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thuyết TIẾN HÓA...     Thuyết TIẾN HÓA...  Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Thuyết TIẾN HÓA...
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thuyết tiến hóa và việc giải nghĩa Kinh Thánh
» Nhân sinh tiền tiến tứ bộ
»  Thần tiên cổ tích.
» Vài vị thuốc rẻ tiền
» Chủ thuyết Vô thần...

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: NGHỆ THUẬT - KIẾN THỨC :: MỞ CỬA TƯ DUY-
Chuyển đến