Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Bài viết phản hồi

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Bài viết phản hồi Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài viết phản hồi   Bài viết phản hồi EmptyThu Apr 20, 2017 9:01 pm

Vài chút suy nghĩ qua bài viết tấm Bằng Đại Học. . . . .của cô Trà Mi – BienHoa

( http://soha.vn/co-gai-bien-hoa-va-cau-chuyen-tam-bang-dai-hoc-co-quan-trong-20170418110437186.htm )

Hãy thử nhìn lại chính bản thân mình trong một bối cảnh. . . .  

Chúng tôi đã đọc qua bài viết của cô Nguyễn Ngọc Trà Mi ở Biên Hòa và một lối lý luận mà chúng tôi có thể cho đó là một lập luận hơi “Tự mãn Tự đại” với chính mình – dẫu sao trong bất cứ một quốc gia nào – một xã hội nào đi chăng nữa thì việc HỌC – là một yếu tố hàng đầu để tạo nên quy cách nhân bản của một yếu tố sơ đẳng – đó là con người – Chắc chúng ta còn nhờ câu nói để đời của Cố Thủ Tướng Singapore Lý Quang Diệu đã nói; “Việc HỌC là một câu chuyện cần nói đến muôn đời” hay câu nói của nhà Lãnh đạo V.I Lenin: HỌC – Học nữa – Học mãi; hay một câu nói của một triết gia nổi tiếng Platon: Càng HỌC để rồi càng thấy mình còn thiếu. .. . Như vậy thì việc học của một con người trong bất cứ một xã hội nào thì tạm cho là Ắt có và Đủ . . . ???

Ở đây – khi chúng tôi nhìn lại qua bài viết của cô gái trẻ Nguyễn Ngọc Trà Mi hiện đang sinh sống tại thành phố Biên Hòa , theo quan niệm của cô Trà Mi – thì ý tưởng của cô là chẳng cần HỌC chi cho nhiều – con người ta thường thì có sẵn trong mình những hoài bão và những ước muốn từ khi còn tấm bé - ở đây với địa vị và danh vọng hiện thời của cô Trà Mi đang “nắm giữ” và quay lại cái quá khứ mà cô đã rời ghế nhà trường từ năm 14 tuổi, và cô đã thố lộ là chưa có Bằng Cấp 2 – mà ngày xưa – Cô Trà Mi đã chưa kinh qua với bậc học Trung học Đệ Nhất cấp…. Chúng ta hãy tự nhìn lại bản thân một Cô Trà Mi và muôn ngàn vô số những Sinh viên hiện nay sau khi đã rời chiếc ghế Giảng đường Đại học – để rồi sẽ tự hào, hân hoan với chính bản thân mình với một tấm “Bằng Đại học” trên đôi tay của mình – cho dù những con người đó hiện nay mới chỉ là con số khiêm nhường 15% là đã có việc làm – còn lại 85% thì làm việc trái  nghề, hoặc thất nghiệp, hoặc là phải ẩn dật về vườn chờ một cơ hội . . .. Tại sao lại có những cái đớn đau như thế - ngoài con số 15% con người trẻ hiện nay như vậy ??? nếu chúng ta nhìn lại cho hai thái cực – một bên là cá nhân của cô Trà Mi và một bên là những con người  “đã có Bằng Đại học” – theo chúng tôi – xin có một vài thiển ý nhỏ mọn và mọn hèn như sau theo quan điểm:

1- Về con người của Cô Nguyễn Ngọc Trà Mi . . .
Nếu ở trong một xã hội với đà phát triển về lĩnh vực InterNet và CNTT như hiện nay, thì chính bản thân cô Nguyễn Ngọc Trà Mi không phải là con người  gọi là “kẻ thất học” – mà lý do rõ ràng hơn là cô đã có một lập trường bảo thủ và một cái nhìn tổng thể hơi bị phiếm diện chút xíu và cho rằng – HỌC chỉ là một sự bằng thừa trong một con người hiện nay – một khi con người chúng ta không có một thân thế nào để dựa dẫm ngoài xã hội, như vậy việc HỌC chỉ là một sự vô ích và phù phiếm  làm mất thời gian mà thôi…. Cô Trà Mi chắc chắn không phải là một con nhà bần nông như bao nhiêu con người khác – Cô không phải là một con người trong gia đình mà phải chạy ăn từng bữa – Cô không phải cày sâu cuốc bẫm, hoặc một nắng hai sương – hay là Trông đêm rồi lại trông ngày, sao cho mưa xuống đầy đồng nhà con. . .. mà trái lại cô Trà Mi đang sống trong một cung vàng điện ngọc – con nhà khá giả - và không bao giờ phải thấy được những cảnh túng  thiếu bần cùng – hay ngồi co ro mà để toan tính cho một ngày mai tươi sáng !!! – mà trái lại Cô đang sống trong một gia đình dư ăn dư để - để rồi ngày mai kia khi mọi tất cả mọi người đều phải lo cái ăn và cái mặc… thì chính Cô Trà Mi cứ việc ngủ dậy và ngồi vào bàn ăn – kẻ bưng người tiếp – cho nên cô không thể thấu hiểu được một cái sự lo toan – tình toán và hạch toán gì đó vào cuộc sống, chính trong cảnh vàng son nhung lụa đó – chúng tôi đồng ý cho cô với một “Cái nhìn đời hơi sâu sắc” – một cái nhìn và một tư duy bảo thủ cho chính mình – nhưng chưa thấu hiểu cho một bài toán cuộc đời – mà đôi khi bắt buộc chúng ta phải có câu lời giải cho một bài toán của những ngày mai tiếp nối… Chắc chắn chính bản thân cô Trà Mi sẽ không bao giờ có những câu lời giải cho ngày mai – ngày mai chúng ta làm gì ? mà ngược lại “Câu lời giải cho ngày mai” của cô đã có một gia đình sung túc và khá giả đã Thay lời muốn nói cho cô về ngày mai – ăn xong – cô chỉ biết đứng trên lầu cao và nhìn xuống cho một xã hội dưới “tầm mắt của mình” để rồi cô đã thấy cái cảnh – con người ta phải chạy đôn chạy đáo – dầm mưa dãi nắng và phải bôn ba với cuộc đời để tự mình đi tìm một việc sinh tồn trong vấn đề đề mưu sinh của hàng ngày – Chính bản thân cô Trà Mi – không bao giờ có chuyện đó – cho nên mỗi bước đi của cô là đều trên vàng son và nhung lụa, mỗi bước đi của cô trên thảm đỏ cuộc đời – đều có người đưa kẻ đón. ..  Cuộc sống của cô đã quá sung mãn với một ý nguyện: Như Ta đây – đâu cần học hành gì – mà cũng vẫn “làm cha” được thiên hạ !!!

Cô quan niệm về một lối sống và một vấn đề Học hành – là hai thái cực mà Cô ta đã nhìn thấy – hiện nay cô đang là một Giám Đốc – phải nói một cái chức danh mà thiên hạ “ngoài kia” đã phấn đấu và sự cố gắng không ngừng để có được – có khi lại phải vì một lý do nào đó lại phải gãy gánh nữa chừng và còn chuốc lấy những hậu họa. ..  . nhưng với Cô Trà Mi – thì cô đã Hiển nhiên – bước lên trên một chiếc ghế ấy “rất bình thản” và không có một chút gì lo lắng và toan tính hay lo liệu gì cả - chỉ vì một tập quán đã được thu nhỏ trong một gia đình, mà một khi người Cha hay người anh nào đó cảm thấy mệt mỏi thì “giao lại” cho các thành viên kế tiếp trong gia đình như thế . . . . Từ một cô bé tiểu thư – cuộc sống đài các trong nhung lụa giàu sang và phú quý – thì cái quan niệm HỌC làm chi của Cô từ đó đã được đổi thay qua một khuynh hướng khác – một khuynh hướng tự chủ và một lập trường bảo thủ tự mãn trong cái lối lập luận và suy nghĩ của cô Trà Mi – đã toát lên những ý nghĩ như vậy . . . Học làm chi cho mệt ? Học làm chi cho mất thời gian, với Cô Trà Mi – một tấm Bằng Đại học về một lĩnh vực nào đó – Quản Trị Kinh Doanh, Kinh tế Đối ngoại, Luật Khoa, Xã Hội Nhân Văn. .. .. thì mười tấm bằng như thế - Cô Nguyễn Ngọc Trà Mi chỉ cần búng tay một cái chắc sẽ có khoảng chục cái – nhưng tại sao Cô Trà Mi lại không thích “búng tay” như thế - Bởi vì Cô muốn chứng tỏ rằng – Tôi không cần Bằng cấp – nhưng Tôi vẫn cứ làm được Giám Đốc rồi cứ “ăn trên ngồi trước” – “làm cha thiên hạ” trong một địa vị và quyền hành” như thế - Bởi vì cô muốn chứng mình Ta đây cho dù không có mảnh Bằng Đại học nào – nhưng Ta vẫn có quyền sai khiến với những con người thuộc hạ dưới ta nào là trong tay hai ba tấm Bằng Đại học kia. . . . . Chính những lối lập luận đó – những quan niệm sống đó và những lập trường “mang tính ngông cuồng tự tôn tự đại đó – mà cô Trà Mi phải nói là “Ta đây không cần Bằng cấp gì cả” nhưng Ta vẫn ngồi trên thiên hạ… .

Nếu như đại gia đình của của Cô Trà Mi không có được những điều kiện ắt có và đủ như vậy – thử hỏi ngày hôm nay Cô Giám Đốc trẻ Trà Mi có được tiếp nối để ngồi chễm chệ trên chiếc ghế đó hay không. . . Con người ta trong cuộc sống cần phải có một niềm tin và một Luật Nhân quả, một quả báo tiền kiếp – nếu xét về đức tin  chỉ trong lĩnh vực khoa học huyền bí – thì có người cho rằng – tiền kiếp của cô Trà Mi đã “ăn ngay ở lành” nên kiếp này Trời đã cho hưởng – nhưng dẫu sao thì cái đó là một lĩnh vực ngoại cảm – chúng tôi không muốn đề cập ở đây, để rồi từ đó sẽ có những nguồn dư luận không mấy hay ho mà chúng tôi đã chưa am hiểu thấu đáo về lĩnh vực tâm linh này được. …

Vì vậy – nếu một khi bài viết của Nữ doanh nhân trẻ  (nhưng chưa gọi là thành đạt) của cô Nguyễn Ngọc Trà Mi – theo thiển ý của chúng tôi là cần nên có một cái nhìn thật thấu đáo về cho một sự việc mà tất tất  từ ngàn xưa mà các Cha Ông của chúng ta đều phải công nhận và cho đó là một vấn đề quan trọng chứ không phải là loại vừa và thấp. . .

2- Về những thanh niên trẻ đang cầm mảnh Bằng Đại học . ..  
Ở đây – khi chúng tôi nhìn lại về cho một bối cảnh xã hội – mà chính cô Trà Mi đã nêu lên và nhận đình, một lối lập luận “một chiều”  trong vấn đề nêu lên một khuynh hướng của chính bản thân mình… Cái tính tự cao tự mãn mà cô đang có một lý lẽ - đối với chúng tôi là “không thể chấp nhận được” – Cô Trà Mi hãy nhìn lại cho một viễn cảnh của Xã hội từ lịch sử loài người – nhưng Cô Trà Mi ĐÃ QUÊN đưa ra những nhân vật ẩn dụ mà chúng ta cần tìm hiểu – nếu về lĩnh vực chính trị - thì có A. HitLer, Cố Tổng Thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt . .. . . hay những con người thoáng đạt như Bill Gate, Jobs Steven, hay tìm hiểu về Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ B.Obama . .. . chẳng hạn – có lẽ Cô Trà Mi sẽ không bao giờ nói câu đó hay viết lên bài viết đó. . . Vì chính những “con người đó” một khi đã đạt tới những đỉnh cao danh vọng và địa vị trong xã hội – thì cái HỌC của họ vẫn luôn luôn ở một cái thế hàng đầu của cuộc sống … Việc HỌC – đối với họ - đó là một cứu cánh, một nguyên lý bất di bất dịch, và đó chính là những nấc thang, những cung bậc đã làm cho họ bước lên những địa vị cao nhất trong xã hội, mà một khi nhìn lại cho mỗi quá khứ của chính mình, thì đó chính là một “Khái niệm và Ý nghĩ tốt đẹp phải đổ biết bao mồ hôi nghị lực” để có được như thế . . .

Chúng ta hãy nhìn lại cái ý nghĩa triết lý cuộc sống – một trái táo đã bị cắn đi một phần mà sau này chính Jobs Steven đã lấy đó làm “biểu tượng cho sự nghiệp” thành công của chính mình – Cô Trà Mi – một Giám đốc trẻ, có thấu hiểu được cái ý niệm triết lý nhân sinh mà Jobs Steven đã lấy đó làm Logo cho chính mình về sau này hay không ??? Cô Trà Mi có biết được một đề tài đã bộc phát khi mà Ông Jobs Steven vừa cắn miếng táo trong lúc ông ta đang thư giãn – thì cái gì đã xảy ra trong ý tưởng của ông hay không – để rồi sau này – chính là nhờ vào cái việc cắn miếng táo đó (chỉ nhai thôi nhưng chưa nuốt) và cái ý tưởng gì đã nảy sinh ra với ông – rồi ngày hôm nay – cái Iphone đang trên tay của cô Trà Mi mà cô Giám đốc đang sử dụng – hay cái Laptop mà cô đang làm việc – cô Trà Mi có thấu hiểu được ý niệm của nó hay chưa – nếu cô Trà Mi “đã hiểu” thì chúng tôi đều công nhận với lối lý lẽ và lập luận của cô – còn nếu CHƯA HIỂU – thì cô nên dẹp bỏ ngay cái lối tự cao tự đại của cô đi. . .

Ở đây – chúng tôi chỉ cần có một thoáng nào đó – Cô Trà Mi – một Giám đốc của một doanh nghiệp nào đó ở Biên Hòa Đồng nai – thân chinh ngự giá bước xuống lề đường đi “kinh lý một buổi thử xem” – để cô sẽ thấy được một viễn cảnh của một xã hội đang sống ở bên ngoài cái cung vàng của cô – lúc đó không biết cô có nhìn thấy hay không – không biết cô Trà Mi có chạnh lòng  cho những viễn cảnh ấy hay không. . . ??? Nếu trong một buổi họp nào đó của toàn Cty mà Cô Trà Mi đang điều hành và quản lý mọi thứ - một người Giám đốc trẻ - đang mang trong mình những nhiệt huyết – đang với một lứa tuổi mùa xuân phơi phới của cuộc đời, đứng trước các ban ngành, các viên chức của Cty – thì lời nói của Cô Giám đốc Trà Mi sẽ ăn nói như thế nào đây – những ngôn từ, những ý tưởng và ngay cả những lời nói. . . Cô có biết dùng từ, sử dụng ngôn pháp để “thu phục nhân tâm”của thuộc hạ mình với một lối điều hành và quản lý khôn khéo hay không – hay là Cô Giám đốc mặt còn búng ra sữa chỉ toàn là những cái lề lối lập luận độc tài độc đoán – mang tính gia trưởng, ta đây là “Cha thiên hạ” trong lĩnh vực quyền hành và độc tôn như vậy . . .  ngoài kia – một xã hội rộng lớn – đang còn có:

Những người cha – phụ hồ, đạp xích lô, bốc vác thuê, bán vé số dạo . . . .để kiếm mỗi ngày một số tiền “rất khiêm tốn” – không bằng chính cô mua một thỏi son hay hộp phấn – vậy mà chính những đồng tiền đó đang là những “nấc thang” để con cái họ có được những mảnh bằng học vấn mà cô Trà Mi cho là Chỉ bằng cuộn giấy vệ sinh  

Những người mẹ buôn gánh bán bưng, chạy chợ từng bữa – để có một vài đồng trong ngày – có lẽ không bằng giá trị của những món cao lương mỹ vị mà Cô đã ngồi vào bàn ăn sáng – để cho con cái họ có một số tiền nhỏ đóng học phí – Từ đó mỗi ngày đi qua là một số kiến thức nhân bản và xã hội đã được lưu trữ vào đầu óc với những con người trẻ như chính cô Trà Mi vậy.. .

Những em bé trẻ thơ có khi ngày một buổi ở trường, buổi chiều còn lại phải đi bán vé số - hay ra chợ phụ giúp cho mẹ mình – để kiếm thêm một đồng thu nhập mà “Chính các em đó” đã thấy được những đồng tiền vượt trội nhỏ nhoi đó ngày mai các em sẽ mua thêm được một vài con chữ - để làmhành trang cho các em bước vào cuộc sống ngày mai đó thưa cô Giám đốc . . . !!!

Một thế hệ bạn trẻ Việt nam hôm nay – chắc chắn cũng cùng một lứa tuổi như Cô Trà Mi với những hoài bão “sau khi ra trường” cũng đã tiếp thị, rửa chén cho một Restaurant, một Coffee Bar, hoặc thậm chí đã đi làm nhân viên bảo vệ ngoài giờ học để chứng minh được là một nghị lực kiên nhẫn thật phi thường để ngày mai kia sẽ cầm được tấm Bằng Đại học – với chính sự nổ lực và sự cố gắng nhất quán của chính mình ….

Có thể hiện nay trong doanh nghiệp của Cô Trà Mi – một cơ quan kinh tế giàu có dư ăn dư để của truyền thống gia đình – từ một nhân viên bảo vệ già nua cho đến cô công nhân tạp vụ - hoặc là một viên chức cấp Ban, Phòng – đến những người công nhân bình thường – chắc chắn sẽ có những con người được xuất thân từ những trường học trong cuộc sống – và họ cũng đã thỏa mãn với những ước nguyện nho nhỏ của mình trong cuộc sống hôm nay – và về phần này chính cô cũng đã đề cập trong bài viết: . “. .. . Bằng đại học, bằng lái xe, bằng ngoại ngữ, có thật sự làm người ta hạnh phúc? Hay chỉ khi ta biết bằng lòng mới bình an vô sự?

Ăn cơm, ăn ảnh, ăn vạ, rồi có cần thiết bằng việc biết ăn năn khi phạm lỗi? Nền móng của mọi sự thành công trong đời người chính là ước mơ. Xin hãy để người trẻ được tự do ước mơ và theo đuổi nó.

Tấm bằng Đại học đẹp đấy, oai đấy, nhưng một ngày không có nó không ai đi tìm nó cả.... Còn một cuốn giấy vệ sinh thì không thể thiếu. Bạn tin không?

. . . . . . . . . . . . .. . . . . . “

Với một lớp người trẻ cũng chính như cá nhân cô Giám đốc trẻ Trà Mi vậy – họ đã vươn lên trong một nghị lực phi thường – họ đang bước lên với “chính bản thân mình, trong một nghị lực  và sự cố gắng của chính mình” để rồi ngày ra trường với một tấm bằng Đại học chỉ bằng một tờ giấy A5 bình thường – nhưng Cô Trà Mi có biết cái tầm mức giá trị của nó như thế nào hay không ? Nếu được trôi chảy, xuôi buồm thuận gió thì họ sẽ được tiến thân qua sự nổ lực của mình – còn gặp những hoàn cảnh trớ trêu thì từ cái giá trị của “Tấm Bằng Đại học” đó sẽ chuyển dịch qua một chiều hướng khác trong cuộc sống của họ, nhưng cho dẫu là gì đi nữa – thì xã hội vẫn nhìn về cho họ những sự kính nễ và thán phục của người đời cho họ với một ánh mắt thán phục và kiêng nể chứ ! Chỉ tội nghiệp cho họ là “chưa gặp thời, chưa gặp một vận may” như Cô Trà Mi mà thôi. Nếu bước ra ngoài xã hội, trong khi Cô Trà Mi đi chơi với bè bạn của cô – thì thiên hạ nể nang cô Trà Mi là một Nữ Giám đốc doanh nghiệp – nhưng với chúng tôi thì chúng tôi đã nhìn cô với một cặp mắt, một cái nhìn khác hẵn ngoài sự nể nang kính phục mà thôi – trong khi đó – bè bạn cùng trang lứa của cô thì đã là những kỹ sư, những kiến trúc sư, có khi là những nữ bác sĩ. . ..  để rồi họ có quyền “ngẫng cao đầu” trong một quá trình nghị lực của chính mình – mà bản thân và sự giá trị tinh thần của cô Trà Mi đã không có cái này….

Cho nên với bản thân cô Giám đốc trẻ Trà Mi – đừng nên có những chủ quan, những lối lập luận và biện chứng như thế - mà một khi cái khái niệm của cô đã đưa lên công luận – để rồi sẽ bị cái việc “không đồng tình cho mấy” của nhiều nguồn dư luận như thế. . .

3- Một Lời Kết. ..  .
Ở đây – chúng tôi là những con người ở vào cấp bậc hạ cám trong xã hội hôm nay, chúng tôi không muốn tranh luận về những lý lẽ và lập luận của cô Giám đốc Nguyễn Ngọc Trà Mi  để làm gì – thật chẳng đặng dừng là không có lợi lộc chút nào nào – nhưng một khi chúng tôi đã “lên tiếng” như hôm nay, để muốn chứng minh cho cô Ng Ngọc Trà Mi  sẽ nhận thấy ra điều đó và cần suy nghĩ lại - ở đây – Cô đang nói về  một tầm mức và giá trị của một tấm Bằng Đại học và so sánh với một cuộn giấy vệ sinh – không hiểu Cô Trà Mi có quá trớn lắm không ? Đang nói về việc HỌC – cô lại đem tình hình chiến sự tại Venezuela để cho nào một cái nồi lý luận không tưởng của nhiều người , Cô nên nhớ - trong một bất cứ xã hội nào – một dân tộc nào đi nữa – thì họ đều có những nét đẹp và phong tục tập quán của chính họ - mà chúng ta quen gọi là nếp sống văn hóa – thì thử hỏi cô Trà Mi – cái Văn hóa đó – do đâu mà có – Nếu Từ khi 6 tuổi cho đến 14 tuổi chính Cô Trà Mi đã làm gì trong thời gian ấy – hãy nghĩ lại xem – Cô đã làm gì – và cũng từ đó – cái vốn kiến thức ít ỏi, nhỏ nhoi và thiển cận của chính cô ở đâu để cô Trà Mi viết lên cho lập trường của mình một bài viết so sánh, cân đo đong đếm giữa một tấm bằng Đại học và cuộn giấy vệ sinh. .  . Cái cao ngạo và cái tự mãn, tự kiêu tự đại của Cô Nguyễn Ngọc Trà Mi – một doanh nhân với cương vị là Giám đốc của một doanh nghiệp, chúng tôi thiết nghĩ là “Cần Nên Xem Lại” cái lối lập luận của mình trước một ngưỡng cửa xã hội vô vàn phức tạp như hiện nay. .. . Đừng nhìn xã hội với một trạng thái bao quát và thiển cận – đừng nên có những tư duy quá tiêu cực và khiếm nhã như thế - để từ đây cái nhân bản và giá trị nhân cách của Giám đốc Nguyễn Ngọc Trà Mi sẽ bị dư luận phản hồi những ý kiến không mấy hay ho cho lắm . .. .

Thân chào Cô Trà Mi – và mong cô nên thay đổi những lập luận như vậy !

Nguyễn Ngọc Hải  (Saigon)

____________________________


Bài viết phản hồi <a href=Bài viết phản hồi 5-149210" />
   Cô Tiểu thư đài các Nguyễn Ngọc Trà Mi - Nữ doanh nhân (bù nhìn) Giám đốc một doanh nghiệp gia đình tại Biên Hòa Đồng nai.
Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
 
Bài viết phản hồi
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phân ưu cùng anh NguyenQuocViet...
» Phân ưu cùng anh PhanGiaHien...
» Khi nào các bộ phận trong cơ thể con người bắt đầu thoái hóa?
» Phân ưu cùng gia đình huynh HoangTrongNgai...
»  5 giai đoạn phân kỳ của kiến trúc Sài Gòn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: VĂN - THƠ :: VĂN TRUYỆN SÁNG TÁC-
Chuyển đến