Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Khánh Ly và chuyện tình bí mật

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Khánh Ly và chuyện tình bí mật Empty
Bài gửiTiêu đề: Khánh Ly và chuyện tình bí mật   Khánh Ly và chuyện tình bí mật EmptyThu Sep 04, 2014 1:22 am

Khánh Ly và chuyện tình bí mật

Khánh Ly và chuyện tình bí mật Khanh-Ly-1-798x350

Sau khi sang Hoa Kỳ định cư năm 1975, giọng hát của bà vẫn đứng đầu ở hải ngoại. Từ đó đến nay, bà đã hai lần về Việt Nam với tư cách thăm viếng người nhà. Lần sau cùng vào tháng 5.2000. Và cách đây hai ngày là lần thứ 3...

Tài danh là thế, nhưng đường tình cảm của Khánh Ly không được may mắn như sự nghiệp ca hát. Suốt thời son trẻ của bà toàn lận đận với chuyện tình yêu và chưa bao giờ được sống trọn vẹn với mơ ước của mình, và mối tình với hai người đàn ông Đà Nẵng thì ít người biết đến.

Khánh Ly và chuyện tình bí mật Khanh_ly_2-682x1024
Là ca sĩ tài danh, nhưng đường tình của Khánh Ly không mấy suông sẻ

Ông đại úy tay chơi
Sau khi chia tay với người chồng đầu tiên và đã có với nhau hai mặt con, chẳng bao lâu, Khánh Ly gặp người chồng thứ hai, một đại úy biệt kích và là một tay chơi có hạng của đất Sài Gòn thời đó.

Ông ta tên là Mai Bá Trác, con trai thứ trong một gia đình giàu có và tiếng tăm ở Đà Nẵng, từng chỉ huy một trại biệt kích biên phòng ở biên giới Tây Ninh vào những năm cuối thập niên 60.

Là một người đàn ông có thân hình to lớn, không thuộc thành phần đẹp trai, học giỏi, nhưng ông ta có dáng dấp của một kẻ phong trần, bụi bặm và lì lợm. Vốn con nhà giàu, lại nắm chức vụ hái ra tiền, nên mang danh là lính biên giới, nhưng tháng nào Mai Bá Trác cũng có mặt ở Sài Gòn mấy ngày để ăn chơi xả láng với nhiều người đẹp.

Dạo đó, ông ta đã sắm xe du lịch Mustang mui trần để sẵn ở hậu phương làm phương tiện di chuyển thì ít mà để tán tỉnh các em thì nhiều. Mai Bá Trác tỏ ra rất hào phóng với em út, nên ít cô nào từ chối lời tỏ tình có điều kiện đi kèm của ông ta. Nhưng đến khi gặp Khánh Ly thì Trác chết mê, chết mệt.

Khánh Ly và chuyện tình bí mật Ong-mai-ba-trac
Ông Mai Bá Trác

Mai Bá Trác – người chồng thứ hai của Khánh Ly
Thật ra, lúc bấy giờ, chàng trai nào được là bạn của Khánh Ly thôi, cũng đã hãnh diện lắm rồi, nói chi đến người tình. Thế là Mai Bá Trác, bỏ tất cả để dồn hết khả năng vào việc chinh phục mục tiêu duy nhất. Phải công bằng mà nói, thời vàng son của Khánh Ly, những người đeo đuổi bà tầm cỡ như ông Trác, hoặc nhỉnh hơn đều không thiếu.

Nhưng dầu sao, bà là một nghệ sĩ nên không thiếu chất lãng mạn và dễ xiêu lòng nhưng Khánh Ly cũng đủ cảm nhận Mai Bá Trác quá chân tình. Ngược lại, ông Trác cũng yêu Khánh Ly tha thiết lắm, vì thế mà đồng ý làm đám cưới để thành vợ, thành chồng với nhau.

Năm 1972, họ cho ra đời một bé gái. Ông Mai Bá Trác lấy tên thật của Khánh Ly (là Nguyễn Thị Lệ Mai, bạn bè thường gọi là “Mai đen” bởi làn da không được trắng) làm chữ lót, đặt tên con là Mai Mai Misa như để bày tỏ hết lòng yêu thương của ông ta. Đến khi ván đã đóng thuyền, biết chắc là của mình rồi, ông Trác lại ngựa quen đường cũ, không có ý bỏ vợ, nhưng lại lén lút trăng hoa với nhiều người phụ nữ khác.

Cũng vào năm 1972, ông Mai Bá Trác viện dẫn lý do bận rộn việc nhà binh nên thường xuyên vắng nhà. Thật ra, ông đang chung sống với một người con gái khác, tên là Thơ, còn rất trẻ và đẹp hơn Khánh Ly nhiều. Chuyện vụng trộm này rồi cũng đến tai Khánh Ly.

Trong lòng đã nguội lạnh nhiều rồi, nhưng bà vẫn nhờ người theo dõi và biết rõ chỗ ở của ông Trác với tình nhân. Không làm ồn ào, Khánh Ly đã âm thầm nhờ văn phòng Thừa Phát Lại ập vào bắt quả tang để có chứng cứ ly dị.

Thế là chia tay, ông Mai Bá Trác vẫn thường xuyên về thăm con và rất muốn nối lại tình xưa, nhưng Khánh Ly cương quyết từ chối. Chính vì thế mà sau này đã xảy ra trận đánh ghen của ông Mai Bá Trác dành cho tình địch của mình.

Và, cho đến bây giờ, hơn 40 năm trời trôi qua, Khánh Ly đã có chồng khác, và Mai Bá Trác cũng đã trải qua không biết bao nhiêu mối tình theo kiểu “già nhân ngãi, non vợ chồng”, nhưng lúc nào ông ta cũng nhắc đến Khánh Ly một cách yêu quý và tỏ ra thích thú khi có ai đó gọi mình bằng “ông Khánh Ly”.
Hiện Mai Bá Trác định cư ở Mỹ và rất thường về Việt Nam để thăm nhà. Lần về nào ông cũng lên Thủ Đức ghé thăm bà chị ruột của Khánh Ly đang sinh sống tại đó.

“Mối tình tuyệt vời” của Khánh Ly
Năm 1972, sau khi nói lời chia tay với Mai Bá Trác, trong một lần ra Huế hát phục vụ cho binh sĩ, Khánh Ly đã gặp Đỗ Hữu Tùng trong một bữa tiệc khao quân.

Sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng, sau khi học xong tú tài, Đỗ Hữu Tùng đã tình nguyện vào học khóa 16, trường Võ bị Đà Lạt. Ra trường với cấp bậc Thiếu úy, ông xin về Thủy quân Lục chiến và trở thành một sĩ quan nổi tiếng của binh chủng được coi là thiện chiến nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Dáng người thấp nhưng chắc chắn và có làn da ngăm đen, khuôn mặt hiền lành, không có vẻ gì là người của trận mạc. Ông ta lại ít nói, có vẻ hơi thâm trầm. Khi gặp Khánh Ly, Đỗ Hữu Tùng đã 32 tuổi, mang hàm Trung tá, giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6, rồi sau đó lên Quyền Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 147 Thủy quân lục chiến. Lúc bấy giờ, ông ta đã có vợ và 1 con. Người đàn bà này tên Nguyễn Thị Lan, vốn là một cô gái Huế nhưng lớn lên tại Đà Nẵng và là bạn của Tùng từ thời mới lớn.

Sau đó, ông Tùng mải theo đơn vị hành quân, ít có thời gian ở nhà với vợ. Không biết có phải là định mệnh hay không mà ngay phút đầu gặp nhau, Đỗ Hữu Tùng và Khánh Ly đã bị tiếng sét ái tình đánh trúng trái tim.

Họ dường như không còn biết đất trời là gì. Dù đã có vợ con nhưng ông Tùng tâm sự đây mới đích thực là mối tình đầu và ông đã yêu một cách say đắm. Còn Khánh Ly cho đến mãi sau này, bà vẫn xác định, mối tình với Đỗ Hữu Tùng là tuyệt vời hơn cả mà suốt đời không dễ gì quên!

Khánh Ly và chuyện tình bí mật Khanh-lythu-2-tu-trai-qua-buoi-mot-buoi-dien-van-nghe-1972-1024x791
Khanh Ly(thu 2 tu trai qua) buoi mot buoi dien van nghe  1972

Khi chuyện tình của Đỗ Hữu Tùng và Khánh Ly đã đi đến chỗ mặn nồng, ông Tùng có ý sẽ đi đến hôn nhân, thì bạn bè hỏi: “Còn bà Lan và thằng con trai thì sao?”. Ông Tùng không trả lời thẳng câu hỏi mà kể, có lần ông về Sài Gòn, ghé vào bệnh viện Từ Dũ tìm vợ thì bắt gặp bà ta đang tình tứ với viên bác sĩ trực.
Chuyện này có vẻ khó tin, vì khi đã muốn thay lòng, đổi dạ, người ta phải viện dẫn một lý do nào đó để tự bào chữa cho mình. Bởi lẽ, ông Tùng đến bệnh viện Từ Dũ thì lúc nào cũng được, nhưng xông thẳng vào phòng trực mà không ai biết thì hơi lạ! Hơn nữa, ngay khi chứng kiến tận mắt, tại sao ông Tùng lại không có phản ứng gì, để rồi sau này mới nói cho bạn bè biết.

Suốt năm 1973 cho đến ngày Mai Bá Trác đánh ghen, Khánh Ly thường xuyên bay ra chung sống với Đỗ Hữu Tùng tại vị trí đóng quân. Hầu như tất cả sĩ quan và thuộc cấp của Đỗ Hữu Tùng đều biết, ông ta đã đặt cho Khánh Ly một cái tên được mật mã hóa là Kí-Lô, để tránh tai vách mạch rừng.

Lần cuối cùng Kí-Lô ra tìm Tùng và ở lại mấy ngày là giữa năm 1974, khi bộ chỉ huy hành quân Lữ đoàn của Tùng đang đóng tại Mỹ Chánh. Vài tháng sau, Đỗ Hữu Tùng được nghỉ phép về Sài Gòn thì đụng đầu với Mai Bá Trác.

Trận đánh ghen chớp nhoáng
Biết chắc sau khi chia tay, Khánh Ly đã dan díu với Đỗ Hữu Tùng nên Mai Bá Trác hết sức ghen tức. Nhưng lúc bấy giờ, Trác đã bị thuyên chuyển lên Buôn Ma Thuột nên không biết làm cách nào để đối mặt tình địch.
Chẳng may thời gian Đỗ Hữu Tùng về phép thì Mai Bá Trác cũng có mặt tại Sài Gòn. Ông ta theo dõi và biết Tùng thường xuyên có mặt tại phòng trà Khánh Ly, nên rủ thêm vài chiến hữu, lặng lẽ mở cuộc đột kích.

Khi Đỗ Hữu Tùng xuất hiện, mới bước vào bên trong, Trác đã bám theo và đánh Tùng hai tát tai. Trước khi định móc súng ra để xiết cò, thì mọi người kịp thời can ngăn. Đỗ Hữu Tùng đã nhanh chóng rút lui, nhưng ông đâu có chịu nhục, nhất là khi Mai Bá Trác và Khánh Ly đã không còn là chồng vợ.

Ông ta vội huy động một số đàn em Thủy Quân Lục Chiến ở hậu cứ ra trả đũa, nhưng Mai Bá Trác cũng đoán được ý đồ đó của Tùng nên cũng vội biến khỏi đấu trường.

Mọi chuyện không dừng ở đó. Nắm được vụ việc này, như bắt được vàng, ngày hôm sau nhật báo Trắng Đen đã chạy tít 8 cột trang nhất, mô tả lại trận đánh ghen mà họ đã vẽ rắn thêm chân cho ly kỳ hấp dẫn.
Kết quả, Đỗ Hữu Tùng thay vì đang chờ được cất nhắc lên Đại tá thì bị ngưng lại và mất luôn chức Lữ Đoàn Trưởng 147, phải về làm Lữ Đoàn Phó 258 cho người bạn cùng khóa là Nguyễn Xuân Phúc.

Cả Đỗ Hữu Tùng và Nguyễn Xuân Phúc đều tử trận vì đạn pháo kích ngày 29.3.1975 tại bờ biển Đà Nẵng.
Năm 1991, nhân kỷ niệm 30.4 trong một bài viết về chiến trường Đà Nẵng những ngày cuối cùng trên báo Công An thành phố, có nhắc đến cái chết của 2 Trung tá Thủy Quân Lục Chiến là Nguyễn Xuân Phúc và Đỗ Hữu Tùng.

Sau khi đọc bài báo này, bà Lan, vợ ông Tùng đã đến tòa soạn dò hỏi, với hy vọng sẽ tìm được hài cốt của chồng mình. Bởi theo bà thì dầu ai có phụ bạc ai đi nữa, thì một ngày cũng là nghĩa vợ chồng.

Khánh Ly và chuyện tình bí mật Klbia_HRHB
Khánh Ly và hồi ức về thời “đu bám con trai, đi nhảy đầm ké”

Đăng Bởi Một Thế Giới - 19:24 02-05-2014
Khánh Ly và hồi ức về thời “đu bám con trai, đi nhảy đầm ké”
Khánh ly đã làm nên một thương hiệu âm nhạc của riêng mình. Ít ai biết, nữ ca sĩ tài danh ấy đã có thời loạn lạc, nhọc nhằn đến khó tin.

1. “Tôi sinh ra vào một buổi chiều ngày 6.3.1945 tại nhà thương Bạch Mai.
Nhạc của Phạm Duy và của các ông nhạc sĩ thời bấy giờ đã len lỏi ẩn núp trong trí nhớ thơ dại của tôi từ những ngày lang thang trên con phố Hàng Bông - Thợ Nhuộm.

Thời đó, chúng tôi hay sưu tầm program in màu đẹp lắm và tôi nhớ mãi cái phim Ấn Độ “Magala cô gái Ấn”. Ôi cái phim buồn làm sao, tôi khóc quá sức khi thấy trên màn ảnh hai người vừa khóc, vừa hát vừa chia tay nhau. Tôi cũng được xem phim “Cô gái Việt” mà tôi nhớ bài hát chính của phim: “Lời sông núi bừng vang bốn phương trời”…

Trong những ngày cuối tuần đó, tôi cũng đến ở với bác tôi. Nhà bác ở ngay cạnh Quốc Tử Giám. Đêm đến cả nhà kéo đi xem cải lương. Tất cả chục mạng chất trên một chiếc xích lô. Tôi thích cô Kim Chung, Bích Hợp, Kim Xuân và danh hài Tứ Vững, Phúc Lai. Tôi cũng mê cải lương từ đó. Nghĩa là cái gì có ca, diễn là nó đi thẳng vào đầu tôi.

Ba ngày sau đảo chính Nhật, dân Hà Nội sơ tán về các vùng xa thành phố, bố mẹ tôi cũng mang chị em tôi chạy ra khỏi Hà Nội. Mới có 3 ngày, tôi làm sao biết được những gì đã xảy ra nhưng khi hơn 1 tuổi, tôi đã nhận biết và nhớ cho đến ngày hôm nay và một vài sự việc mà lúc nào tôi cũng tưởng như còn rất mới. Hai chị em chúng tôi được gánh đi, mỗi đứa ngồi một cái thúng, chị tôi được chú cõng. Cùng vài người nữa, cả nhà tôi cứ xuyên rừng, lội sông, lội suối, trèo đồi, trèo núi mà đi.

Một ngày trên đường đi gặp ngôi chùa hoang, mẹ tôi đặt tôi nằm trên cái bệ cao và kết quả là tôi ngã xuống giập cằm vào cái bệ xi măng. Vết thương sâu lắm, ăn cơm lòi cả cơm ra ngoài. Bố tôi lấy vải trắng băng lại và buộc trên đầu. Vết sẹo khá dài vẫn còn đây. Bố tôi đã làm dữ, vì với ông, tôi là… hòn ngọc đen yêu quý.

Cả nhà tôi cứ đi mãi như thế, càng ngày càng xa Hà Nội. Chỉ thấy rừng và rừng. Đoàn người đi cùng với gia đình tôi thưa dần, chẳng biết họ đi đâu. Một lần qua sông trên một cái mảng ghép bằng các thanh tre, lúc chuyển đám trẻ con xuống, tôi là đứa bị rớt xuống sông, chắc không phải là sông vì tôi còn nhớ nước ở đó có màu như đen, đen một cách kỳ cục lắm chứ không phải là xanh thẫm khiến mình tưởng là đen.

Bố tôi nhảy xuống vớt tôi lên. Qua suối cũng khổ, bố tôi phải cột dây thừng ngang bụng, mọi người ở lại giữ đầu mối dây, bố tôi lội qua con suối rộng, nước đổ từ trên cao tung toé dữ dằn, sùng sục giữa những tảng đá đầy rên trơn trợt. Qua tới bờ bên kia, bố tôi tìm cây cột dây rồi lại lội ngược trở qua. Người lớn buộc trẻ con trên lưng và cứ nắm sợi dây ấy lần từng bước. Tôi là người được bố cột trên lưng.

Có những ngày qua khỏi cánh rừng lại thấy làng mạc ruộng vườn. Trời thì rét. Bố tôi ủ tôi trong chiếc áo trấn thủ dầy cộm vào những trại gà, tìm những cái trứng mới đẻ còn ấm, bố chọc hai đầu trứng cho tôi húp sống. Có những chiều bố công kênh tôi trên vai đi giữa những ruộng lúa xanh rì, ghé vào quán lá, mua cho tôi cái kẹo bột nhỏ xíu, tôi cứ ở trên lưng, trên vai ông và bố tôi vừa đi vừa nói… bố đánh ton ton đánh bố. Hết trại gà, hết nhà cửa ruộng vườn, gia đình tôi lại xuyên rừng mà đi.

Tôi lớn lên trên lưng, trên vai, trên chiếc áo trấn thủ của ông và quan trọng hơn cả là trong tiếng đàn, tiếng hát của ông. Tôi không còn nhớ ông hát hay ra sao nhưng chắc chắn là không dở và tiếng đàn của ông, tiếng đàn măng đô lin cùng với tiếng hát đã đi vào trái tim non nớt của tôi và ở lại đó vĩnh viễn.
Chắc chắn ông cũng không thể ngờ rằng, những ca khúc ông hát cho đứa con gái xấu xí của ông ngày đó, lại có lúc mở ra cánh cửa định mệnh gần như dành sẵn cho nó, chắc chắn bố tôi cũng không hề nghĩ rằng, những ca khúc buồn bã ấy sẽ ảnh hưởng như thế nào trên cuộc đời của tôi”.
 
Khánh Ly và chuyện tình bí mật Kl_khjy

2. “Ngày di cư tôi, tôi mới 9, 10 tuổi. Đó là năm 1956. Mê hát do thừa hưởng dòng máu văn nghệ của cha nên khi nghe Sài Gòn tổ chức cuộc tuyển lựa ca sĩ nhi đồng, tôi không thể gạt bỏ ý nghĩ liều lĩnh của một đứa bé gái mới trên 10 tuổi.

Năm đó gia đình bác tôi ở Sài Gòn. Các anh chị con bác đều hát hay và vì bác trai sử dụng kèn clarinette. Tôi tin bác sẽ cho tôi ở vài ngày và che chở cho tôi. Thế là tôi quyết định ra đi.

Mượn quần soọc, áo sơ mi của anh, tôi tới bến xe hàng chuyên chở rau xin quá giang. Đêm đó, tôi nằm sau xe tải ôm đám bắp cải ngủ cho tới khi xe tới Sài Gòn. Ông tài xế già tốt bụng còn dặn nếu muốn trở lại, cứ tới bến tìm, ông sẽ cho trở về.

Tôi không nhớ rõ nhưng chắc chắn gia đình bác tôi đã ghi tên cho tôi dự cuộc thi tuyển đó. Em bé Lệ Mai ghi danh bài “Từ giã kinh thành” nhưng bị từ chối. Con nít không được hát bài đó.

Tôi nhớ ngay đến “Ngày trở về” của ông Phạm Duy và được chấm đậu hạng nhì, thế thôi nhưng đủ làm tôi sung sướng đến có thể chết đi được và không cần biết chuyện gì đang chờ đón tôi ở nhà.

Nửa thế kỷ đã trôi qua, không biết còn mấy ai nhớ đến con bé đen ngòm, tóc tém, mặc quần soọc trắng, áo sơ mi ca rô xanh… hùng dũng hát “Ngày trở về” trong buổi thi tuyển ca sĩ nhi đồng tại rạp Norodom. Đối với tôi, dẫu sau đó bị một trận đòn thê thảm, tôi vẫn cho rằng việc làm liều lĩnh của tôi ngày đó là đúng, không có gì, không còn gì đúng hơn”.

3. Tôi hay bu theo đám bạn con trai. Đi nhảy đầm… ké, vì đôi khi những nhà giàu có, dân trường Tây tổ chức bal famille tại nhà hoặc ở cercle, làm sao chúng tôi được mời. Ấy thế mà cũng mò vào được cả đám.
Nhảy đầm thời đó là nhảy biểu diễn, lấy hay lấy đẹp chứ không có chuyện lợi dụng nhau nên những cuộc nhảy với dân nhà giàu, chọn lọc thật vui. Tôi biết nhảy tự… mình ên, không ai dạy cả và bị đòn bằng củi tạ cũng nhiều vì cái vụ bỏ nhà đi nhảy. Cái tật ham vui phải trả những giá thật đắt. Thường là thế. Nhảy tại gia chưa đủ, tới vũ trường luôn.

Khiêu vũ trường Đồng Khánh là nơi đầu tiên tôi tới để nhảy và ở đó, tôi nghe nữ ca sĩ Mai Ly hát. Tôi không còn nhớ mặt chị, chỉ mang máng là dưới ánh đèn mờ ảo, chị Mai Ly xinh đẹp và hát hay.

Thế rồi trong một lúc hứng thú, lại được các bạn khuyến khích, tôi trèo đại lên sân khấu và xin với ban nhạc cho tôi hát bài “Con thuyền không bến” của nhạc sĩ Đặng Thế Phong. Giám đốc, ban nhạc coi tôi như một người khách nổi hứng bất tử nên chẳng ai thắc mắc.

Nhiều lần sau đó, chúng tôi kéo nhau đến nữa và lần nào tôi cũng leo lên hát. Nào là “Lá thư” nào là “Chiều vàng” nào là “Gửi gió cho mây ngàn bay” cũng chẳng ai thắc mắc gì cho đến một đêm cảnh sát ruồng xét và phát giác ra tôi mới… gần gần 16 tuổi.

Tôi được vào ngủ trong Tổng Nha Cảnh Sát đời lần đầu tiên trong đời. Ngày hôm sau, dượng tôi vào ký giấy tờ lãnh tôi ra. Tới cổng, ông quay sang tặng tôi một cái tát trời giáng, thấy mấy trăm ông trời, rồi lên xe bỏ đi. Tôi đi bộ về nhà, mặt tỉnh queo. Sau đó, ông và mẹ tôi nói thẳng… Muốn đi hát thì đừng bao giờ về nhà vì nhà này không có… mả làm ca sĩ”.

Khánh Ly và chuyện tình bí mật Ttt_kzig
4. Từ ngày di cư vào Nam, dẫu mới có 10 tuổi, tôi phải trông em, giặt quần áo, đi chợ rồi mới đi học. Mấy anh chị em chúng tôi sàn sàn tuổi nhau nhưng lại chẳng bao giờ có thời gian hay có chuyện gì để chia sẻ với nhau. Nói tóm lại, tuổi thơ của tôi hoàn toàn mờ nhạt, không có gì đáng ghi nhớ trong sinh hoạt gia đình, ngoại trừ người dượng đêm nào cũng say rượu và bà mẹ hết ca cẩm chồng đến mắng chửi con.
Đà Lạt chính là khoảng trời tôi mơ ước, tưởng chừng như cuộc sống ngừng lại ở đó… Nhưng không. Cuộc đời tôi bắt đầu. Từ đó, ở đó.

Vũ trường Night Club dọn ra hôtel Du Parc, cạnh Nhà Thờ Chánh Toà, Bưu điện và đài phát thanh Đà Lạt. Bà chủ vũ trường là một người Việt Hoa, có một đứa con lai không biết lai gì, khoảng 6, 7 tuổi. Bà mướn một căn phòng ngay bên kia đường cho các chị vũ nữ ở, có người nấu cơm.

Tôi thường ngủ lại đây vì khuya chẳng có ai đưa tôi về tận Chi Lăng. Trong căn nhà nhỏ này, tuyệt không có bóng dáng một người đàn ông, thế nên tôi thích ngủ lại để sáng hôm sau đi chợ rồi mới về nhà, mang đồ ăn, bánh kẹo và chơi với con rồi chiều tối, lại đi xe lam đến vũ trường.

Night Club là vũ trường duy nhất ở Đà Lạt. Với khí hậu lành lạnh về đêm là nơi giải trí lý tưởng của thành phố du lịch, vậy mà khách khứa cũng không có bao nhiêu

Những đêm trời lạnh, mưa rất nhẹ, không gì thú vị hơn ngồi hát hay nghe một tình khúc tiền chiến. Những người lính Mỹ non trẻ kia đang miệt mài bước nhảy, cố quên đi nỗi buồn xa nhà, nỗi lo sợ súng đạn trên mảnh đất mà họ không bao giờ hiểu được vì sao họ đến đây. Họ lại càng không hiểu ý nghĩa của khúc hát kia.

Chỉ biết trong đêm lạnh, khúc hát buồn, tiếng hát còn non trẻ với những ước mơ chưa thành hình và nỗi lòng khắc khoải của kẻ xa nhà quấn quít lấy nhau ấm áp chia sẻ đến không ngờ. Nhiều năm sau, nếu những người lính ấy còn sống mà trở về, chắc chẳng bao giờ họ nghĩ đến cái vũ trường xưa, nơi thành phố có những cơn mưa bất ngờ nghiêng nghiêng bay trên con phố vắng người vào những đêm gió lạnh. Cũng có thể họ đã không bao giờ trở về để mà nhớ.

… Nếu có điều gì làm tôi đau lòng, ấy là tại tôi. Tôi muốn sống bình yên nhưng tâm tôi chưa yên. Tôi nhạy cảm quá . Tôi dễ vỡ quá, cho dù dưới mắt nhìn và sự nhận xét của nhiều người thì tôi là một người bản lãnh, can đảm. Điều này thật ra cũng không có gì gọi là sai hay xa sự thật bởi vì nếu tôi không can đảm, liệu giờ này tôi còn sống nổi với bao nhiêu tang thương chưa giây phút nào nguôi ngoai trong từng hơi thở.

Cái gọi là bản lãnh, can đảm đôi khi chỉ là sự dối lừa, là cái vỏ mầu mè bên ngoài mà nó cũng có thể được xem như thái độ bất cần của một người chẳng mấy tha thiết đến cái gọi là ngày mai, của một người không mấy bình thường nếu không muốn nói là điên.

Thấy đời chán quá, chán đời quá, mà vẫn cứ ôm lấy cuộc đời. Là vì sao. Vì còn nhớ đến nhiều người. Vì còn nhiều người, nhiều điều để nhớ. Vì rằng đôi lúc tưởng đã quên nhưng cũng lại chỉ tự lừa dối mình mà thôi. Tôi không hề quên những điều cần phải nhớ và rồi chẳng có gì an ủi cho bằng đến một lúc nào đó như lúc này, tất cả sẽ mở ra. Phải được mở ra, nào phải chỉ mười năm, đã 40 năm rồi đó. Nếu không phải là bây giờ, sẽ chẳng còn bao giờ nữa”...

Danh ca Khánh Ly và những điều ‘bí mật’

Khánh Ly và chuyện tình bí mật 1_PZCY
Đăng Bởi Một Thế Giới - 07:26 31-07-2014

Đã từng có khoảng thời gian, cả Sài Gòn xôn xao trước thông tin "nữ hoàng chân đất" nghiện ma túy.

Khánh Ly và chuyện tình bí mật 44_kggj
Nghệ danh Khánh Ly

Khánh Ly tên thật là Phạm Thị Lệ Mai. Ngày bé bà thường được mọi người gọi là Mai "đen" do sở hữu làn da bánh mật. Bà là con thứ 3 trong gia đình có 8 người con. Mẹ bà là một người đẹp có tiếng tại đất Hà Thành, còn bố bà là một công tử hào hoa.

Khánh Ly là nghệ danh được ghép từ 2 nhân vật trong truyện Đông Chu Liệt Quốc: Khánh Kỵ và Yêu Ly.
Vua Ngô Chư Phàn luôn lo sợ một ngày sẽ bị Khánh Kỵ cướp ngôi vương nên mới nghĩ cách dùng Yêu Ly để mưu sát Khánh Kỵ. Để chiếm được lòng tin của Khánh Kỵ, vua Ngô sử dụng khổ nhục kế khép Yêu Ly vào tội rồi chặt tay phải, giết chết cả vợ con của Yêu Ly.

Sau đó, Yêu Ly tới gặp Khánh Kỵ xin chiêu nạp để cùng báo thù vua Ngô. Khi Khánh Kỵ dấy quân vào đánh Ngô, Yêu Ly tìm cách mưu sát Khánh Kỵ nhưng không thành. Khánh Kỵ không những khép tội Yêu Ly mà tha cho người này tội chết.

Sau đó, Yêu Ly tự cho mình là kẻ bất nhân, bất nghĩa và bất trí nên đã tự sát.

Mối lương duyên với Trịnh Công Sơn
Khánh Ly và chuyện tình bí mật 33_onso

9 tuổi, Khánh Ly đã tham gia một cuộc thi hát tại Hà Nội nhưng không đạt được thứ hạng nào. Vào năm 1956, bà theo gia đình vào định cư tại Đà Lạt và đi hát tại các phòng trà.

Vào năm 1965 trong một lần lên Đà Lạt chơi, Trịnh Công Sơn vô tình được nghe được giọng hát của Khánh Ly. Ông đã bị mê hoặc và ngỏ ý mời bà hát những ca khúc của mình.

Đến cuối năm đó, Khánh Ly và Trịnh Công Sơn có buổi ra mắt đầu tiên tại trường Đại học Văn Khoa. Sau này, những sáng tác của Trịnh Công Sơn cùng tiếng guitar thùng của ông đã chắp cánh cho giọng hát của Khánh Ly, đưa bà trở thành một trong 3 giọng ca nổi tiếng nhất lúc bấy giờ, bên cạnh Thái Thanh và Lệ Thu.

Khánh Ly và chuyện tình bí mật 11_xlhy
Không xuất hiện trong bất cứ ca khúc nào của Trịnh

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly gắn bó với nhau như một định mệnh. Trong suốt 17 năm, họ luôn cùng nhau biểu diễn trên sân khấu. Khi đó, Trịnh Công Sơn dường như chỉ viết nhạc để cho Khánh Ly ca.

Phần lớn trong những sáng tác của Trịnh Công Sơn đều phảng phất một bóng hồng nào đó, có khi sâu sắc, có khi chỉ thoáng qua như là hư ảo, thế nhưng lại không hề có ca khúc nào viết về Khánh Ly. Điều này khiến rất nhiều người khó lý giải.

Khánh Ly từng từng nói rằng: "Trịnh Công Sơn và tôi có một mối liên hệ cao hơn, đẹp đẽ, thánh thiện hơn là những tình cảm đời thường. Và vì tôi được gần anh Sơn nhiều nên tôi được anh cắt nghĩa rõ ràng những nhạc phẩm của anh. Tôi thấy rõ, hiểu rõ được con người anh cũng giống như tác phẩm của anh vậy".

Khánh Ly còn cho biết thêm: "Tôi luôn luôn nhìn thấy tôi trong tất cả các bản tình ca của anh".

Khi hay tin Trịnh Công Sơn mất, ở bên Mỹ, Khánh Ly đã bị sốc và phải đi cấp cứu. Sau này bà chia sẻ về khoảnh khắc đau thương đó: "Trịnh Công Sơn có thể có những giây phút không nhớ đến tôi, nhưng riêng tôi lúc nào cũng nhớ đến anh. Bởi như tôi đã nói, anh là một nửa đời sống của tôi. Và ngay khi nói những lời này, thực sự tôi không biết mình còn hát nổi nữa hay không. Điều mà tôi mơ ước nhất bây giờ là có thể tan biến khỏi cuộc đời này, hoặc tôi sẽ không thức dậy nữa sau một giấc ngủ. Như thế có lẽ tốt cho tôi hơn".

Khánh Ly còn nói rằng: "Dù đường đời vẫn đầy gian nan nhưng tôi không đơn lẻ vì đã có ông Trịnh Công Sơn luôn đồng hành với tôi. Và như thế là quá đủ. Tôi yên tâm mà đi nốt quãng đường đắng cay này".

Biệt danh "Nữ hoàng chân đất"

Khánh Ly và chuyện tình bí mật 66_armj

Vào năm 1991, Khánh Ly đã chia sẻ về việc tại sao bà được gọi là Nữ hoàng chân đất. Khi mới theo Trịnh Công Sơn đi hát và lần đầu tiên xuất hiện trước một đám đông lên tới hàng nghìn người, bà đã không giữ được bình tĩnh. Sợ không đứng vững, Khánh Ly mới vịn vào vai Trịnh Công Sơn như tìm một điểm tựa. Ai dè, vị nhạc sỹ này đã không đồng ý và nói: "Bỏ tay ra và đứng hát cho nghiêm chỉnh".
Vì quá cuống, Khánh Ly cởi bỏ luôn đôi giày cao gót và đi chân trần hát. Kể từ đó, bà được mọi người yêu mến và gọi là Nữ hoàng chân đất.

Biệt danh "Giọng hát ma túy"
Khánh Ly và chuyện tình bí mật 22_yplc

Bên cạnh biệt danh Nữ hoàng chân đất, Khánh Ly còn bị gọi là Giọng hát ma túy. Sở dĩ bà bị gọi như thế vì có một dạo, bà vướng phải tin đồn nghiện ma túy.

Tuy nhiên, thực tế là bà không hề dính dáng tới nàng tiên nâu. Khi đã nổi tiếng, có lần Khánh Ly lên thăm chị ruột ở Thủ Đức. Cùng đi với bà trên một chiếc xe du lịch là một ông cò cảnh sát. Lúc đi qua lãnh địa của một ông cò khác, xe bị chặn lại khám xét, trong cốp xe khi ấy có một bàn đèn để hút thuốc phiện. Khánh Ly bèn nhận là của mình và nói đó chỉ là vật trang trí. Tuy nhiên, ngày hôm sau, cả Sài Gòn đã xuất hiện tin đồn Khánh Ly nghiện thuốc phiện.

Từng bị chê không biết hát
Trước năm 1975, Sài Gòn có ba danh ca nổi tiếng là Thái Thanh, Lệ Thu và Khánh Ly, trong đó, Khánh Ly có phong cách hát và trình diễn hoàn toàn khác so với 2 người còn lại.

Khánh Ly từng bị phê bình là không hát mà chỉ dùng chất giọng sương khói của mình để xướng âm một cách giản dị, chân phương. Bà hát đều đề, không lên bổng xuống trầm và không nắn nót trong cách nhà câu. Trong khi đó, Thái Thanh và Lệ Thu hát biểu cảm hơn, lúc to, lúc nhỏ, lúc dịu dàng, khi mãnh liệt.
Ngoài chất giọng, phong cách trình diễn của Khánh Ly cũng bị cho là đơn điệu khi bà thường đứng im như pho tượng khi hát

Ca sĩ Khánh Ly cũng từng bị phê bình là “không hát”, mà chỉ dùng chất giọng sương khói của mình để xướng âm theo cách giản dị chân phương. Bà không nắn nót trong cách nhả chữ, giọng hát đều đều, không điều chỉnh cường độ âm thanh của giọng ca, khác với lối hát của hai danh ca khác là Thái Thanh và Lệ Thu. Hai ca sĩ này hát với giọng biểu cảm, lúc to, lúc nhỏ, khi lên khi xuống, lúc dịu dàng khi mãnh liệt, dẽ dội.

Ngoài ra phong cách trình diễn của Khánh Ly cũng bị cho là không hấp dẫn. Bà thừng đứng im như pho tượng, ít khi biểu cảm trên gương mặt và chỉ hững hờ, buông lơi câu hát.

Là ca sỹ Việt Nam đầu tiên biểu diễn ở nước ngoài
Khánh Ly và chuyện tình bí mật 555_mejk

Năm 1969, Khánh Ly và Trịnh Công Sơn được mời biểu diễn ở Châu Âu. Bà là nữ ca sỹ Việt Nam đầu tiên được biểu diễn tại đây cũng như các nước trên thế giới.

Năm 1970, bà biểu diễn thêm ở Mỹ, Nhật. Bà cũng được hãng đĩa ở đây mời thu âm 2 ca khúc là Diễm xưa và Ca dao Mẹ được chuyển dịch sang tiếng Nhật.

Tới năm 1979, Khánh Ly lại được mời qua Nhật thu âm lần thứ 2, lần này cũng với nhạc phẩm của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Ấn bản đã bán được hơn 2 triệu đĩa tại Nhật.

Tin đồn xích mích với Lệ Thu
Khánh Ly và chuyện tình bí mật 3333_ehoq

Khi ở trong giai đoạn đỉnh cao, Khánh Ly được cho là có mối thâm thù với Lệ Thu. Thậm chí có tin đồn cho rằng, Khánh Ly đã từng tuyên bố: Nếu có Lệ Thu thì đừng mời tôi.

Tuy nhiên, mới đây, Lệ Thu đã lên tiếng phủ nhận thông tin trên. Theo danh ca này thì "chúng tôi chưa từng có sự so đo hay xích mích gì cả" mà ngược lại "đi hát với nhau nhiều, chúng tôi thấu hiểu, gắn bó với nhau như ruột thịt và có nhiều kỷ niệm vui".

Lệ Thu cũng cho biết, khi sang Mỹ, bà và Khánh Ly cũng vẫn giữ liên lạc và thi thoảng tới thăm nhau.
(Theo Khám Phá)
_________________________________

NNH Sk...    
Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
 
Khánh Ly và chuyện tình bí mật
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» 3 chuyện tình
» Câu chuyện tình yêu.
»  Chuyện tình không suy tư.
» Nhớ câu chuyện tình với những vần thơ...
» HoTinhVan – Còn mãi một chuyện tình…

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: NGHỆ THUẬT - KIẾN THỨC :: KHÁM PHÁ - PHÁT MINH-
Chuyển đến