Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Giáo lý của Đức Benedicto XVI về cầu nguyện dưới mắt một nhà chuyên môn.

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Giáo lý của Đức Benedicto XVI về cầu nguyện dưới mắt một nhà chuyên môn. Empty
Bài gửiTiêu đề: Giáo lý của Đức Benedicto XVI về cầu nguyện dưới mắt một nhà chuyên môn.   Giáo lý của Đức Benedicto XVI về cầu nguyện dưới mắt một nhà chuyên môn. EmptySun Jun 26, 2011 9:22 am

Giáo lý của Đức Benedicto XVI về cầu nguyện dưới mắt một nhà chuyên môn
Vũ Văn An - 6/23/2011

Theo tin Zenit ngày 22 tháng 6, Giáo sư Kevin M. Clarke, hiện giảng dạy tại Đại Học Gioan Phaolô Cả ở San Diego, California, tác giả một chương về Thánh Mẫu Học của Đức Benedicto trong "De Maria Numquam Satis: The Significance of the Catholic Doctrines on the Blessed Virgin Mary for All People" (University Press of America, 2009), và mới đây từng là cộng tác viên của Bộ “New Catholic Encyclopedia”, cho rằng loạt bài mới đây của Đức Giáo Hoàng về các giáo phụ quả là một loạt bài về lịch sử Giáo Hội dưới ngòi bút của thần học gia Joseph Ratzinger, giáo sư tại Tubingen. Với loạt bài giáo lý mới, vị Giáo Hoàng người Đức này dẫn tín hữu vào một giảng khóa mới, giảng khóa cầu nguyện.

Trong loạt bài vừa nói, Đức Giáo Hoàng tiếp cận chủ đề của mình từ lịch sử cứu độ, bắt đầu từ Cựu Ước để hướng ta tới Tân Ước và từ đó dẫn ta vào lịch sử phong phú của nền huyền nhiệm Kitô Giáo. Cho đến này, ngài mới nói tới tiên tri Êlia. Giống loạt bài giáo lý về các giáo phụ, ở đây, Đức Giáo Hoàng cũng dùng lịch sử cứu độ làm kênh đào để khai triển nền thần học của ngài. Và dù mới chỉ tới thời tiên tri Êlia, ngài cũng đã cho ta nhiều điều rồi.

Người ngoại giáo cầu nguyện

Ngay ở bên ngoài Israel, tức Dân Riêng của Chúa, người ta cũng vẫn đã luôn luôn cầu nguyện. Bởi thế, Đức Giáo Hoàng khởi đầu loạt bài giáo lý mới bằng cách tìm hiểu lịch sử cầu nguyện trong các nền văn hóa ngoại giáo thời xưa. Theo ngài, ngay từ khởi nguyên văn minh, con người nhân bản đã nhận ra sự tùy thuộc của họ vào một Đấng Tối Cao và đã giơ tay lên khẩn cầu Người.

Ngài miêu tả các tôn giáo cổ xưa như “một lời kêu cầu từ đất vang lên chờ mong một lời nào đó từ Trời phán xuống”. Những lời kêu cầu Đấng họ không biết ấy đã nhận được câu trả lời bằng lời đàng hoàng. Họ được toại nguyện nhờ mạc khải thần linh, một mạc khải mang đến cho họ cơ may được liên hệ với Đấng Thiên Chúa duy nhất, đồng thời cũng là người Cha (Triều Yết Chung, 4 tháng 5, 2011).

Trong buổi Triều Yết Chung ngày 11 tháng 5, Đức Giáo Hoàng nói rằng: “Từ bản chất, con người vốn có tôn giáo” và họ vốn có tôn giáo suốt trong lịch sử văn minh. Cùng những câu hỏi căn bản về siêu hình đã được đặt ra cho con người mọi thời: tại sao tôi hiện diện ở đây? Tại sao có đau khổ và sự chết? Điều gì sẽ xẩy tới cho tôi sau khi tôi chết? (xem Công Đồng Vatican II, Nostra Aetate, no.1) nhưng vì khả năng hữu hạn, họ không thể đưa ra được câu trả lời.

Con người cầu nguyện qùy gối trước Đấng Tối Cao, không phải trong thân phận một nô lệ, nhưng trong một cử chỉ nhìn nhận sự yếu đuối và hữu hạn của mình. Theo Thánh Tôma Aquinô, họ cầu nguyện vì họ bị Thiên Chúa lôi cuốn. Sự lôi cuốn do Chúa ban này chính là “linh hồn của cầu nguyện, linh hồn này sau đó đã mặc lấy muôn vàn hình thức, tùy theo lịch sử, thời gian, khoảnh khắc, ơn phúc và cả tội lỗi của mỗi người cầu nguyện”.

Ý niệm mới của Ápraham về công lý

Đức Biển Đức XVI, sau đó, đã hướng các suy niệm của ngài về lịch sử cứu độ và dung mạo Ápraham, nhất là lời ông khẩn cầu cho hai thành Xôđôm và Gômôra. Trong câu truyện nổi tiếng này, Ápraham thương thảo với Chúa cho hai thành này, đến độ Chúa cho hay chỉ cần có 10 người công chính, Người sẽ tha cho cả thành.

Dĩ nhiên không có 10 người như thế. Nhưng Đức Giáo Hoàng nhấn mạnhkhía cạnh này: lời cầu nguyện của Ápraham là lời cầu nguyện cho “một ý niệm mới về công lý”, lời cầu nguyện cho một lòng xót thương dào dạt biết tha kẻ có tội nhờ người vô tội. Công lý trong hình thức “cao hơn” này đem lại xót thương và cứu rỗi, vì nếu kẻ tội lỗi ăn năn, họ cũng trở thành người công chính.

Chủ đề xót thương vì số nhỏ vô tội này một lần nữa sẽ xuất hiện vào thời tiên tri Giêrêmia, là vị tiên tri cũng lục lọi Giêrusalem mong tìm được một người công chính, chỉ cần một người thôi cũng đủ để cả thành được cứu thóat. Nhưng cũng như Xôđôm và Gômôra, Giêrusalem không có lấy một người công chính.

Và thế là Thiên Chúa phải gửi Con của Người xuống làm người công chính ấy cho chúng ta. Đức Giáo Hoàng nói: “Chính Thiên Chúa phải trở nên người công chính duy nhất ấy. Và đó là mầu nhiệm Nhập Thể: để bảo đảm có được một người công chính, chính Người đã trở thành người công chính ấy. Tình yêu thần thánh vô lượng và đầy ngạc nhiên sẽ được hoàn toàn tỏ hiện khi Con Thiên Chúa trở nên người phàm, Đấng dứt khoát công chính, Đấng vô tội hoàn toàn sẽ mang ơn cứu rỗi đến cho toàn thế giới bằng cái chết trên Thánh Giá, tha thứ và cầu bầu cho những ai ‘không biết điều họ làm’ (Lc 23:34). Nhờ thế, lời cầu nguyện của mỗi người sẽ được đáp ứng, nhờ thế, mọi lời cầu bầu của ta sẽ được hoàn toàn lắng nghe” (Triều Yết Chung, 18 tháng 5, 2011)

Môsê, người trung gian

Trong buổi triều yết chung ngày 1 thángg 6, Đức Giáo Hoàng trình bày một suy tư dài về giá trị việc ăn chay của Môsê, về vai trò của ông trong hoang địa làm người trung gian cho dân trước mặt Thiên Chúa, và về việc Môsê là hình ảnh báo trước Chúa Kitô và tỏ lộ lòng xót thương của Chúa ra sao qua lời chuyển cầu của ông trên núi cao.

Khi Môsê lên núi để tiếp nhận lề luật, ông ăn chay, để cho thấy lề luật của Thiên Chúa đem của nuôi dưỡng đến cho dân. Lề luật và việc bước vào giao ước sẽ là “nguồn sự sống” cho dân. Ấy thế nhưng họ lại tìm cách đúc tượng thần để tương hợp với các kế sách riêng của họ.

Dù Thiên Chúa yêu cầu Môsê để mặc cơn thịnh nộ của Người thiêu hủy Dân Do Thái, nhưng lời của Người thực sự là một lời mời Môsê đảm nhiệm vai trò trung gian giữa dân và Thiên Chúa. Đức Giáo Hoàng nói rằng: những lời ấy “được nói ra để Môsê can thiệp vào và xin Chúa đừng làm thế, qua đó muốn nói rằng điều Thiên Chúa luôn mong muốn chính là sự cứu rỗi”.

Môsê làm việc trên hai cách: Ông nhắc Thiên Chúa nhớ đến chính thánh danh của Người. Dù gì, thì dân Ai Cập sẽ nói sao đây về Chúa, Đấng đã dẫn dân ra khỏi đó để rồi hủy diệt họ trong hoang địa? Rồi phải nói gì về Ápraham, Ixaác, Giacóp và cả giao ước Chúa từng ký kết nữa? Nhờ lời chuyển cầu của Môsê, dân đã được tha.

Ấy thế nhưng, sau khi hủy con bò vàng, tội lỗi của họ vẫn còn đó; người “bằng hữu” của Thiên Chúa này lại phải lên núi để tìm sự tha thứ cho họ dù có vì thế mà bị loại khỏi sổ sự sống (xem Xh 32:32). Trong điểm này, theo Đức Giáo Hoàng, “Các giáo phụ nhìn ra hình ảnh báo trước về Đấng Kitô, Đấng từ trên Thánh Giá không những chỉ là một bằng hữu mà còn là người Con của Thiên Chúa”. Ở đấy, Chúa Kitô đã dâng mình chịu bị loại bỏ để tội lỗi con người được tha thứ.

“Tôi nghĩ ta nên suy niệm về thực tại này. Chúa Kitô đứng trước Thiên Chúa để cầu nguyện cho tôi. Lời cầu nguyện trên Thánh Giá của Người xẩy ra cùng một lúc với mọi con người nhân bản, xẩy ra cùng một lúc với tôi. Người cầu nguyện cho tôi, người đã và đang chịu thống khổ vì tôi, Người đồng nhất Người với tôi, nhận lấy xác thân và linh hồn nhân bản của ta. Và Người yêu cầu ta bước vào sự đồng nhất ấy với Người, làm ta trở nên một thân thể, một tinh thần với Người, vì từ đỉnh cây Thánh Giá, Người không đem tới những bảng lề luật mới, những phiến đá, mà là chính Người, chính Mình và Máu của Người, làm Giao Ước Mới. Như thế, Người mang tới cho ta tình họ hàng với Người, biến chúng ta thành một thân thể với Người, đồng nhất ta với Người. Người mời gọi ta bước vào sự đồng nhất ấy, kết hợp với Người trong hoài mong trở nên một thân thể, một tinh thần với Người. Ta hãy cầu xin Chúa để sự đồng nhất này biến cải và canh tân ta, vì tha thứ chính là canh tân và biến đổi” (Buổi Triều Yết Chung, ngày 1 tháng 6).

Êlia, người chuyển cầu

Ngày 15 tháng 6, Đức Giáo Hoàng cho ta một suy niệm ngắn nhưng nhiều ý nghĩa về tiên tri Êlia, “một mẫu mực của lời cầu nguyện chuyển cầu”. Trong một đoạn nổi tiếng của Sách Các Vua, cuốn 1, Êlia thách thức 450 tiên tri của Baan dám thử các vị thần của họ xem ai là người đáp ứng lời cầu nguyện bằng cách thiêu đốt hy lễ: Thần Baan hay Thiên Chúa? Dĩ nhiên, ngẫu thần Baan không đáp lại được lời cầu xin, dù bị Êlia khéo léo nói khích (xem 1V 18:27).

Phần Êlia, khi chuẩn bị dâng hy lễ, ông nói với dân: “Hãy đến gần tôi” (1V 18:30). Êlia nói thế là để mời dân cùng cầu nguyện với ông để xin cho dân từ bỏ ngẫu thần. Về điều này, Đức Biển Đức XVI bình luận như sau: “Đáp lại lời cầu nguyện của Êlia, Thiên Chúa đã biểu lộ lòng trung thành, đức xót thương và sức mạnh cứu rỗi của Người qua việc cho lửa từ trời xuống thiêu đốt hy lễ của ông. Người cũng giúp dân trở lại với Người và tiếp tục giữ lại Giao Ước Người từng ký với cha ông họ” (Triều Yết Chung, ngày 15 tháng 6, 2011).

“Xin cho con được thấy” vốn là yếu tính lời cầu nguyện của người mù tại Ai Cập xưa (Triều Yết Chung, ngày 4 tháng 5). Tuy nhiên, cả người tín hữu nữa cũng muốn được thấy Chúa qua lời cầu nguyện. Hình ảnh này chắc chắn sẽ được khai triển rõ hơn trong các bài giáo lý sắp tới về cầu nguyện. Clarke co rằng Chúa Thánh Thần có nhiều hướng để dẫn dắt Đức Giáo Hoàng trong các suy niệm của ngài, có thể là hướng Thánh Vịnh, có thể là hướng chuyển cầu của các tiên tri, hay hướng cầu nguyện của Lưu Đày, và chắc chắn là hướng cuộc đời và lời cầu của Chúa Kitô và của Đức Mẹ, cũng như hướng cầu nguyện của Giáo Hội. Bất kể là hướng nào, bản chất các suy niệm này đều mời gọi tín hữu cùng với ngài và toàn thể Giáo Hội hiệp thông trong lời cầu nguyện với Chúa Cha.

NNH - Sk... http://vietcatholic.net/News/Html/90967.htm




Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
 
Giáo lý của Đức Benedicto XVI về cầu nguyện dưới mắt một nhà chuyên môn.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thánh lễ an táng Linh mục Benedicto Nguyễn Hưng...
» Bài giáo lý cuối cùng của ĐTC Benedicto XVI...
» Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI tại Madrid
» 10 nguyên tắc của học thuyết Công giáo
» Mười nguyên tắc của học thuyết xã hội Công Giáo

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: NGHỆ THUẬT - KIẾN THỨC :: MỞ CỬA TƯ DUY-
Chuyển đến