Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Về biến cố lịch sử “Chúa Giêsu sống lại”

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Về biến cố lịch sử “Chúa Giêsu sống lại” Empty
Bài gửiTiêu đề: Về biến cố lịch sử “Chúa Giêsu sống lại”   Về biến cố lịch sử “Chúa Giêsu sống lại” EmptyTue Apr 03, 2012 11:39 am

Về biến cố lịch sử “Chúa Giêsu sống lại”

Về biến cố lịch sử “Chúa Giêsu sống lại” 120402CGSSL-180x120

– Tâm thư gửi giới trẻ của linh mục Têphanô Chân Tín, DCCT về biến cố lịch sử “Chúa Giêsu sống lại”.

Ngày 08.04.2012 tới đây, toàn thể người Kitô hữu Tin Lành, Chính Thống, Công Giáo mừng Chúa Giêsu sống lại. Đây là niềm tin vững vàng của người Kitô hữu. Đây là một biến cố lịch sử mà người Kitô hữu cần phải nắm vững để giúp bạn trẻ ngoài Kitô giáo chấp nhận biến cố khác thường này, nhờ đó họ cũng đạt đến niềm tin Kitô giáo.

Sự hiểu biết của ta về quá khứ các nước do bởi đâu? Bởi các sử gia để lại cho ta. Đâu là nguồn gốc sự hiểu biết của ta về những gì Chúa Giêsu đã làm? Cũng là những sử gia như Mátthêu, Máccô, Luca, Gioan, Phaolô, v.v… Sao ta tin những sử gia khác về lịch sử thế giới và Việt Nam mà ta lại không tin các sử gia của Chúa Giêsu?

Trí khôn của ta phải là một tòa án vô tư, cân nhắc kỹ càng và chính xác về những lời của các nhân chứng. Để đánh giá chính xác những thông tin, không chỉ xét những gì chứng nhân nói, mà còn xét tính cách và sự khả tín của họ. Sự khả tín của những sử gia về cuộc đời Chúa Giêsu rõ ràng lớn hơn sự khả tín của những sử gia khác. Các sử gia khác là ai? Nói chung, họ là những người được một vị vua chúa trả tiền để viết về họ và mục đích không phải để nói lên sự thật. Họ tìm cách để nịnh bợ vua chúa và dân tộc của họ hay là tầng lớp xã hội của họ. Trái lại, những sử gia viết về Chúa Giêsu có một tầm vóc hoàn toàn khác. Khi viết về Chúa Giêsu, họ liều mất tự do và sự sống. Mátthêu tử đạo tại Abissinia, Gioan bị tù tội thành người nô lệ ở đảo Patmos, Phaolô bị chặt đầu ở Rôma, Phêrô bị đóng đinh vào thập giá. Không một tòa án công minh nào mà loại trừ dễ dàng những chứng từ của những người sẵn sàng chấp nhận thiệt thòi như vậy. Họ là những người đồng thanh tuyên bố mình hoàn toàn xác tín sự thật về sự sống lại của Chúa Giêsu, vì họ đã thấy, đã nghe, đã rờ đến Chúa Giêsu sống lại.

Các sử gia về lịch sử đời nói đến những điều dễ hiểu và dễ tin. Họ nói đến chiến tranh, những cuộc lật đổ chế độ, những âm mưu chính trị, những cuộc thanh toán nhau, nói chung là những biến cố đang xảy ra trên thế giới hôm nay. Còn các sử gia về sách Tin Mừng của Chúa Giêsu kể lại những biến cố mà ta không có kinh nghiệm. Họ nói đến chẳng hạn biến cố Đức Maria sinh Chúa Giêsu mà vẫn đồng trinh, người phong cùi được lành nhờ Chúa Giêsu chỉ đụng đến họ, việc Chúa Giêsu đi trên mặt nước, việc Chúa cho năm ngàn người ăn no với vài chiếc bánh, việc Chúa cho người chết sống lại và cuối cùng là sự sống lại của chính Chúa Giêsu. Tất cả những sự việc ấy được gọi là phép lạ. Chúa Giêsu có một sức mạnh thiêng liêng mà không ai có được. Do đó, Ngài có thể làm phép lạ, Ngài có thể làm những việc lạ lùng mà người thường không làm được. Phủ nhận các phép lạ mà không suy xét kỹ lưỡng chứng từ của các Tông đồ, những người đáng tin cậy, là một điều không hiểu được.

Với sự sống lại của Chúa Giêsu ta mới hiểu một phép lạ khác là giáo hội của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu không viết một cuốn sách nào trong khi Ngài sống giữa trần gian. Ngài chỉ chiêu mộ một số đồ đệ chả là gì đối với giáo hội Do Thái lớn mạnh. Những người Chúa chọn làm đồ đệ chỉ là những người quê mùa, dốt nát, chả có chút uy tín nào, những người đánh cá, những người thu thuế, để kết cục là một người đồ đệ phản bội, một người chối Chúa, số còn lại bỏ Ngài. Ngài chết trên thập tự giá, bị ruồng bỏ và bề ngoài như thất vọng, vì trên thập giá Ngài kêu lên: “Lạy Chúa, lạy Chúa, sao Chúa bỏ con?” Sau khi Ngài chết, họ chôn cất Ngài, một hòn đá lớn được đặt ở mộ của Ngài, mộ Ngài được niêm phong với những lính gác cẩn thận. Trong khi đó các đồ đệ của Ngài chạy trốn trong một phòng khóa cẩn thận để tránh cái chết giống như cái chết của Thầy mình. Cuộc đời Chúa Giêsu kết thúc như thế!

Nếu Chúa Giêsu không sống lại thì làm sao giải thích sự ra đời Giáo hội của Ngài?

Chỉ có một lời giải thích: Ngày thứ ba, Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết và đã hiện ra với các đồ đệ trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và xác nhận với họ là chính Ngài họ nhìn thấy. Họ tụ họp lại, Chúa Giêsu làm việc với họ, cho họ những chỉ thị và cho họ quyền làm phép lạ. Phêrô trước kia đã chối Chúa với lời thề, thì nay đứng giữa thành Jerusalem chứng minh một cách can đảm là ông đã thấy Chúa Giêsu sống lại. Các tông đồ khác cũng làm như vậy. Không sợ chết, các ông đi từ nước này đến nước khác rao giảng Chúa Giêsu sống lại. Thế là giáo hội của Chúa Giêsu được khai sinh, lớn lên và vẫn tiếp tục phát triển, mặc dầu các cuộc bách hại và sự bất xứng của đồ đệ Chúa.

Nếu bạn không sẵn sàng tin Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết, bạn không thể không nhìn nhận hiệu quả kỳ diệu là chính Giáo hội Chúa Giêsu, một Giáo hội đã sống hai ngàn năm nay, có hàng tỉ người thuộc mọi thành phần, mọi quốc gia, mọi chủng tộc. Không có hiệu quả nào mà không có nguyên nhân!

Một lý do khác chứng minh Chúa Giêsu đã sống lại. Ta không thấy ở đâu nói đến những địch thù của Chúa Giêsu và của Giáo hội tiên khởi chối cãi mộ Chúa Giêsu trống rỗng sáng Phục Sinh. Rất tự nhiên là phải có một vụ điều tra để khám phá thân thể Chúa Giêsu đã bị đánh cắp. Sự phản ứng của các thầy tư tế Do Thái không chối cãi sự quả quyết ngôi mộ trống rỗng. Họ chỉ đút lót mấy người lính canh gác mộ Chúa là trong khi họ ngủ, các đồ đệ đến trộm xác Chúa. Nếu họ ngủ, làm sao họ biết có người trộm xác Chúa? Nếu các tư tế Do Thái tin các người lính canh, bảo là các đồ đệ trộm xác Chúa, sao họ không bắt các đồ đệ Chúa, đưa ra tòa, tra khảo và bỏ tù họ?

Một phong trào lớn mạnh phải có một điểm phát xuất mãnh liệt. Phong trào mãnh liệt kéo dài từ hai ngàn năm nay mà hậu quả chi phối cả thế giới. Một phong trào phát xuất từ lòng tin vào sự sống lại của Chúa Giêsu không thể là kết quả của một ảo giác, vì các đồ đệ của Chúa không có ảo giác. Một Tôma đòi xỏ ngón tay vào lỗ đinh nơi tay Chúa mới tin Chúa Giêsu sống lại. Một Mátthêu làm nghề thu thuế rất thực tế. Một Nathanael khó chấp nhận một người ở Nazaret có gì hay. Chỉ có một biến cố rất lớn như việc Chúa Giêsu sống lại mới có một sự thúc đẩy mạnh mẽ cho một phong trào lớn mạnh như thế. Và chúng ta đừng quên trong 30 năm sau biến cố này, phần đông các đồ đệ Chúa Giêsu đã phải bị xử tử và nhiều người trong họ bị lên án tử hình, chỉ vì họ quả quyết Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết. Đó là những việc không thể là bịa đặt.

Trước mũi các tư tế Do Thái, các tông đồ của Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng Chúa Giêsu sống lại ngay trong đền thờ người Do Thái ở Giêrusalem, đụng độ với giáo hội Do Thái vì họ tuyên bố Chúa Giêsu là Đấng Thiên sai mà sự sống lại đã chứng minh. Người có suy nghĩ tự hỏi có thể vận động một phong trào và chiêu mộ hàng ngàn người trong một ngày, nếu xác Chúa còn ở trong mồ? Phêrô đã giảng bài giảng đầu tiên cách ngôi mộ Chúa Giêsu mấy thước. Nếu những địch thù của Chúa Giêsu có khả năng chứng minh xác Chúa còn ở trong mồ, thì bài giảng của Phêrô sẽ là một thất bại và không thể thuyết phục hàng ngàn tín đồ Do Thái chịu phép rửa của đạo Chúa. Nhưng những thù địch của Chúa Giêsu bất lực: Chúa Giêsu không còn trong mồ! Tất cả những điều ấy được mọi người chấp nhận, nên các đồ đệ của Chúa bắt đầu giảng dạy, không phải trong một thành phố ở thôn quê, nhưng chính ở Giêrusalem, họ làm cho hàng ngàn người phấn khởi và điều đặc biệt là họ đương đầu với những địch thù bất lực và không có khả năng chối mồ Chúa không còn xác Chúa.

Chúng ta buộc phải tin những gì các tác giả 4 sách Tin Mừng đã viết, đặc biệt vì họ rất đơn sơ kể lại những việc lạ lùng. Điều gì đã thúc đẩy các tông đồ loan báo sự sống lại của Chúa Giêsu bằng lời nói và sách vở? Một lý do độc nhất: vì họ là chứng nhân không nhân nhượng khi nói sự thật. Nhóm các đồ đệ của Chúa Giêsu là nhóm người được chân lý hướng dẫn.

Chúa Giêsu sống lại không phải chỉ là niềm tin nhưng còn là một biến cố lịch sử, độc nhất vô nhị.

Lm. TÊPHANÔ CHÂN TÍN, CSsR
NNH Sk....
Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Về biến cố lịch sử “Chúa Giêsu sống lại” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Về biến cố lịch sử “Chúa Giêsu sống lại”   Về biến cố lịch sử “Chúa Giêsu sống lại” EmptyTue Apr 03, 2012 11:45 am

CHÂN LÝ LÀ GÌ ?

Về biến cố lịch sử “Chúa Giêsu sống lại” 251182_2080837261533_1263099940_4040456_4348297_n

Có người đang cho heo ăn. Một thằng bé xồng xộc lao thẳng vào nhà, thở dốc không ra hơi “báo cáo”:

-Em của chú bị đụng xe… lòi ruột!

Như có dòng điện xẹt ngang xương sống, bỏ vội khay cám, níu đại cái áo, phóng xe đạp lao ra khỏi nhà nhưng quên đi một chi tiết rất quan trọng, anh ta ngoái đầu lại hét:
-Ở đâu?
-Ngoài chợ.

Ra chợ, tìm quanh quẩn mãi mới thấy “ông” em…đang ngồi ngất ngưởng trong quán cà-phê!!!
-Sao bảo chú bị đụng xe lòi ruột?

Đứa em chỉ chiếc xe đạp móp méo dựng kế bên. Hóa ra tai nạn xe cộ, nhưng lòi ruột xe chứ không phải…lòi cái thứ lòng thòng rất tổn thọ kia.

Thằng bé đến truyền thông một sự thật, nhưng rất tiếc chỉ là của sự thật “một nửa”.

Bạn thân thân mến
Buớc vào Tuần Thánh, đỉnh cao trong Phụng Vụ Giáo Hội, chúng ta sẽ được chứng kiến những nghi thức chỉ một lần trong năm khác hẳn ngày thường: các bài hát, màu sắc trang trí, nghi thức rửa chân, khăn tím che tượng, phép dầu, giếng nước Rửa Tội, khăn tang vắt ngang Thánh Giá, nến Phục Sinh với bóng tối/ánh sáng rờn rợn “cõi âm” alpha-ômêga, được nghe những đoạn Tin Mừng rất cảm động, vừa buồn vừa sợ, có mùi binh khí roi vọt, cảnh đời trung thành/phản bội xen kẽ, mùi máu/nước mắt, buồn/vui cuộn mình…

Có một cha giảng khôi hài:
-Trong Tuần này các tông đồ đều mang đồng phục vàng.
-Để chi vậy?
-Nếu “phĩnh ra” cũng không ai biết.
-Tại sao?
-Sợ! có người chạy trần như nhộng, nhóm hè nhau trốn biệt bỏ lại Thầy.

Can đảm hơn các môn đệ khác, Phêrô lấm lét mon men đến gần, liếc thấy hình cụ tra tấn, tiếng đòn roi chát chúa, có đứa tớ gái hỏi vu vơ vài câu “Đức Giáo Hoàng tiên khởi” đã chối bai bải: “Tôi không biết ông ta…”. Đức Giêsu quân lính điệu ngang qua ngước mắt nhìn Phêrô. Ánh mắt buồn nhất trong lịch sử loài người: con đã phản bội Thầy. May mắn cho Giáo Hội: Phêrô đọc được ánh mắt ấy, ra ngoài khóc lóc rất thảm thiết, (tượng/ảnh thánh Phêrô thường phóng đại vẽ nước mắt tuôn chảy làm trũng hai vệt bên khóe mắt)

Bài Thương Khó trong Tin Mừng kể lại đời Đức Giêsu kết thúc rất thảm, đan dầy bằng máu và nước mắt, chúng ta hãy để ý đến câu hỏi của Philatô: “Sự thật là gì?” (Gio 18, 38).

Lạ lùng thay, chính người thắc mắc không biết sự thật là gì ấy lại là người ngoại đạo, nhận ra Đức Giêsu vốn không có tội và đã hết lòng tìm cách cứu Ngài khỏi án tử hình. Cũng oái oăm không kém kẻ to mồm hò hét “Giết nó! Giết thằng khốn!” lại là các Đấng Bậc Thượng Tế, áo tua dài, mũ bạc gậy vàng, trán đeo kinh, chịu khó lặn lội suốt đêm thâu để “điệu” bằng được “Thượng Đế” trong dây lòi tói về Đền Thờ và GIẾT NÓ!!! GIẾT NÓ!!!

Cũng tại thành Giêrusalem này, chỉ cách ngày bị “lôi cổ” trước đó vài ngày Đức Giêsu đã vinh quang vào thành, mọi người tuốn đến: người vẫy cành cây, kẻ cởi áo trải đường, miệng tung hê “Hosana! Hosana!”…Đông lắm mà, vậy họ ở đâu ?

Đức Giêsu đã từng nuôi ăn lúc bốn ngàn, lúc năm ngàn người không kể trẻ em và phụ nữ. Ăn no xong rồi đang “tếch” ở đâu ? Có còn nhận ra Giêsu nữa không ?

Đâu cả rồi những người đã được cứu sống, khỏi bệnh, chúc lành…ở đâu, còn bệnh chăng ???

Bạn có để ý không: hành trình Thương Khó của Đức Giêsu chỉ được các dân ngoại giúp đỡ: vợ chồng Philatô, Veronica, Maria Madalene, Simon vác Thánh Giá….. Các nguời có đạo vẫn luôn có mặt…nhưng chỉ để đạp ngã, để khạc đờm xanh, để la hét:
-Giết nó đi. Thằng khốn nạn!
Và thế là con nguời (trong số đó có tôi, người có đạo) đã giết đi chính Đấng Cứu Độ của mình.

Lần kia, tôi đang làm việc, có người bạn cùng chỗ làm đến nói:
-Hôm nay là ngày cuối cùng của tôi!
Đám đông bu quanh hốt hoảng:
-Sao ? Lay-off à ?
-Không.
-Ung thư chăng ? Có ai dọa giết?
-Không. Sau đó anh “triết lý vụn”: Nếu cứ nghĩ hôm nay là ngày cuối cùng để sống, ta sẽ có cái nhìn rất khác về cuộc đời.
-Ối giời! vậy mà cứ tưởng… chỉ được cái triết lý hão.

Chuyện ấy cứ tưởng đùa lại là sự thật hơn bất cứ “sự” nào khác trong cõi nhân sinh. Nếu mỗi ngày ta đều nói “Hôm nay là ngày cuối cùng của tôi!”. Sẽ có lúc xảy ra đúng như thế.

Ngày Cánh Chung, khi mở mắt chịu phán xét, chắc chắn tôi sẽ nhìn thấy rất nhiều điều kinh ngạc không thể tả: có những người (khinh mạt ta vẫn gọi là “hạng”) tưởng không ra gì: đĩ điếm, trộm cắp, nghèo túng, thấp hèn, tàn tật, ghẻ lở, tôn giáo khác (1)… lại đã vào Cõi Thiên Đường từ lâu. Đang khi đó các bậc vị vọng đáng kính, học giả viết bao sách vở bàn luận triết/thần học, bậc hùng biện đời từng ca tụng “Giavê đã gắp than hồng bỏ trong miệng”, những người “Con ơi! Cả đời con đã được sung sướng, được ca tụng”, và có thể lại là tôi hoặc bạn đang đọc những giòng chữ này nữa…lại lóp ngóp Cõi Diêm Sinh mịt mờ (2).

Ta ngạc nhiên vì cứ nghĩ người này kẻ nọ tầm thường tội lỗi màthật ra họ tốt lành hơn ta gấp bội:
Chú tôi đi làm ở Bình Dương, một tuần mới về nhà một lần vào cuối tuần. Ngày thường thuê nhà ông từ ở duới đó, ngay cạnh sau nhà thờ chính toà. Sáng sớm thức dậy đi lễ, sau đó mới đi làm. Hôm đó ngày Thứ Năm Tuần Thánh, chú tôi cũng tham dự Nghi Thức Rửa Chân. Một trong số 12 cụ trong danh sách rửa chân đột nhiên vắng mặt. Ông chánh trương xuống mời nguời nào đó lên thế nhưng không ai dám lên: người thì nói không có sẵn áo quần nên không dám, nguời khác nói truớc đây không mời họ, nay thiếu nguời nên mới gọi họ, vì tự ái nên họ không lên. Khi ông mời đến chú tôi, chú lên ngay. Trên nguời chỉ có bộ công nhân màu xanh, dép râu…trông rất lố bich khác nguời bên cạnh các cụ đĩnh đạc tươm tất giầy da đen, khăn đống, áo thụng… Từ đó trong họ đạo ai cũng gọi chú tôi là “thằng Giuđa”. Đã là Giuđa thì bao giờ cũng phải là thằng. Ngay cả con nít cũng gọi chú tôi là “thằng”.

Ở Việt Nam, cha Quang Uy Dòng Chúa Cứu Thế kể trong nghi thức rửa chân dành cho nguời cùi. Lần luợt rửa chân cho từng nguời, đến nguời cuối cùng cha bảo hãy đưa chân. Anh ta bảo:
-Con cụt chân rồi.

Cha vui vẻ nói:
-Vậy thì đưa tay cũng đuợc.
Anh ta ngập ngừng trả lời:
-Hai tay cũng cụt luôn.
Cuối cùng cha bảo:
-Vậy thôi rửa mặt cũng không sao.

Ở Mỹ, đôi khi tôi cũng thấy trong số nguời được rửa chân có cả người tàn tật. Linh mục sau khi rửa chân lành, ngài rửa luôn cả cái nạng gỗ nữa. Trông rất cảm động.

Cũng hơi nghịch lý đấy chứ hả: những nguời xem ra không sẵn sàng, không chính thức lại làm ta dễ cảm động….giống Đức Giêsu hơn ai hết.

Bạn mến
Giờ đây để kết bài này, nếu bạn muốn tôi xin gửi đến một lời chia sẻ chân thành nhất trong đời. Tuần Thánh đến rồi lại qua đi, đã bao năm rồi tôi vẫn thế, năm ngoái, năm nay rồi lại năm kế tiếp. Tôi đã đọc nhiều bài viết, biết Chân Lý là gì, nhân sinh quan, xã hội, thế giới quan, tôn giáo quan…chỉ có áo quan là tôi chưa biết. Vậy mà tôi vẫn trơ lỳ trong tội lỗi.
Kinh Thánh viết rất tuyệt về kiếp người:

-“Đời sống con người giống như hoa cỏ. Như bông hoa nở trên cánh đồng. Một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi. Nơi nó mọc không còn mang vết tích” (TV 102)
-“Kiếp phù sinh tháng ngày vắn vỏi,
tươi thắm như cỏ nội hoa đồng,
một cơn gió thoảng là xong,
chốn xưa mình ở cũng không biết mình” (Tv 103, 15-16)

Nhìn chung quanh, có những vị Thánh đời sống như lửa thiêu đốt vì tình yêu Chúa sau khi đã tìm ra Chân Lý:
-”Tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà chính Chúa sống trong tôi“ (Gl 2,20).
-“Thiên Chúa đã đặt chúng tôi làm Tông Đồ hạng chót như những kẻ bị án tử hình, bởi vì chúng tôi đã nên trò cười cho thế gian, cho thiên thần và loài người ! Chúng tôi điên dại vì Đức Kitô…” (1 Cor 4, 9-10).
-“Tôi sẵn lòng hiến dâng một ngàn mạng sống chỉ để cứu được một linh hồn.” (Têrêxa Hài Đồng)

Vậy còn tôi?

Biết làm gì hơn ngoài việc chỉ còn biết lau khô dòng nước mắt đang lăn trên má và đổi lại thành vui trong lòng để dâng lên tâm tình cảm tạ…vì tôi đã phạm tội và Chúa vẫn thương và chết vì tôi.

Dù như đám lục bình trôi đi mọi ngày như mọi ngày trong tội lỗi, hồn con vẫn khắc khoải và khát vọng như cánh vạc kêu sương, như đất mong mưa rào lòng con khát Chúa nhường bao!

Con chỉ biết tạ ơn Chúa thôi, chẳng biết làm gì cả!

———————————
Ghi Chú:
1/- Có phải tôn giáo nào cũng như nhau? Tôi không nghĩ như thế. Nếu như nhau, vậy tại sao lại phải lên đường truyền giáo?
Khuôn khổ bài này có giới hạn, chúng ta sẽ bàn thêm vào dịp khác.
2/- Nói như vậy không có nghĩa là cứ nghèo hèn, đĩ điếm, trộm cướp…đều là bạn Đức Giêsu hoặc cứ có chức phận, đấng bậc, tài năng…đều phải lưu án ngàn thu. Đừng hiểu lầm tôi, tội nghiệp. Tất cả đều là tùy thuộc vào lương tâm của mỗi người trước mặt Chúa. Bất cứ ai, không loại trừ. Có những Đấng bậc rất thánh thiện, đã là tấm gương sáng mang nhiều tâm hồn trở về.


Người Tôi Tớ Vô Dụng, Tuần Thánh 2012
Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Về biến cố lịch sử “Chúa Giêsu sống lại” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Về biến cố lịch sử “Chúa Giêsu sống lại”   Về biến cố lịch sử “Chúa Giêsu sống lại” EmptyTue Apr 03, 2012 11:50 am

Gẫm sự đời:
Nhận diện Giuđa thời nay


Về biến cố lịch sử “Chúa Giêsu sống lại” Judas-iscariot

Khi dọn bài giảng cho ngày lễ thứ hai Tuần Thánh, Tin mừng Thánh Gioan 12:1-11 nói về việc Chúa Giêsu sáu ngày trước Lễ vượt Qua đến làng Bêtania nơi ở của Ladarô- người đã được Chúa cho sống lại từ cõi chết. Tiếp theo đó là việc Giuđa khi chứng kiến Maria dùng dầu thơm cam tùng nguyên chất để rửa chân Chúa, anh ta đã trách khéo Maria : “Sao lại không bán dầu thơm đó lấy ba trăm quan tiền cho cho người nghèo?”. Và Tin mừng kết luận, y nói thế không phải vì lo lắng cho người nghèo, mà vì y là một tên ăn cắp, thường hay bớt xén của công. Từ thực tế này, tôi cứ mãi miên man, có hay không những Giuđa của thời đại ngày nay?

1. Chúa Giêsu khi chọn 12 Tông đồ, ngoài việc biết rõ các ông hầu hết đều chẳng có gì nổi trội hay chuyên môn giỏi giang, có lẽ Người cũng không nghĩ rằng trong số đó có một kẻ “nội gián” là Giuđa Ítcariốt- kẻ được Người tin tưởng giao cho nhiệm vụ quản lý tài chính. Thế nhưng, Giuđa, trái lại, đã không cảm nhận được sự tín nhiệm và lòng yêu thương của Chúa để rồi ngày càng dấn sâu hơn vào con đường tội lỗi, bán đứng Thầy mình chỉ vì một chút tư lợi nhất thời để rồi tự mình kết liễu cuộc đời trong thất vọng và nhục nhã ê chề. Lần đầu tiên trong lịch sử Giáo hội, có một giám mục Giuđa- có thể nói được như thế, đã bán linh hồn cho thế gian, làm ăngten cho giới lãnh đạo chính quyền lúc bấy giờ, đi đêm với thế lực quyền thế để rồi rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”. Cuối cùng không còn cách nào khác, vị giám mục này đã công khai dùng cái hôn của mình để phản Thầy, công khai đứng về phía tà quyền, để mặc số phận của Thầy- người đã yêu thương và tín nhiệm mình, cho giới cường quyền tha hồ tra tấn, chụp mũ, loan tin thất thiệt về một ông Giêsu xấu xa, phản động, bán nước hại dân để dọn đường cho một bản án là đóng đinh Người vào Thập giá- một bản án đã được mấy ông lãnh đạo Dothái hoạch định sẵn.

2. Tại nhà Ladarô ở Bêtania, khi chứng kiến lòng yêu thương và phục vụ tha nhân của Maria, là người đã theo Chúa và đã hấp thụ rất nhiều về giới răn yêu thương và tinh thần phục vụ của Thầy, lẽ ra khi thấy người khác cũng theo giới răn và tinh thấn phục vụ ấy, Giuđa phải vui mừng và hãnh diện mới đúng chứ; trái lại, ông không vui mà tỏ ra bực tức trước tấm lòng yêu thương và tinh thần phục vụ ấy. Một việc làm bác ái mà theo Chúa Giêsu, nó không dừng lại ở việc bác ái mà thôi, mà đó còn là một hành vi mang tính “tiên tri” nhắm đến việc mai táng Chúa sau này. Như thế, nếu chỉ đơn thuần là một công việc bác ái, lẽ ra Giuđa phải ra sức ủng hộ và khích lệ; đàng này, ông biết đó còn là một hành vi tiên báo việc an táng Thầy mình, sao ông vẫn ra sức ngăn chặn, làm khó dễ những người muốn noi theo gương Thầy Chí Thánh trong việc yêu thương và phục vụ tha nhân? Ông Giuđa ơi, tiếc là ông không còn sống để nghe câu nói của Thánh Bênađô về lòng yêu thương theo tinh thần của Chúa Kytô : “Giới hạn của yêu thương và yêu thương không giới hạn”. Ông đòi hỏi con người thực thi bác ái và tinh thần phục vụ theo tiêu chuẩn và mục tiêu do ông đặt ra chứ không phải theo tiêu chuẩn và mục tiêu do chính Đấng là Tình Yêu. Thế nên, bác ái và phục vụ tha nhân, theo ông, phải được cân đong đo đếm và xin phép, phải được xét duyệt, phải được đồng ý hẳn hoi. Vì như thế, ông mới có cơ hội bòn rút và chia chác những của cải bác ái mà lẽ ra nó thuộc về những kẻ khốn cùng. Ông cố tình làm như thế, bởi Tin Mừng cho biết, ông vốn là tay bòn rút của công mà!

3. Trở lại vấn nạn trên, có hay không những Giuđa trong thời đại ngày nay? Chắc chắn câu trả lời sẽ là CÓ! Có hay không những Giuđa thời nay lợi dụng sự tín nhiệm và yêu thương của Chúa để bớt xén của công, của người dâng cúng cho việc chung, việc của giáo xứ, việc của giáo hội, việc của xã hội,… để bỏ vào túi tham của mình? Câu trả lời cũng sẽ là CÓ, thưa các bạn! Và có hay không những Giuđa của thời đại này khi thấy những người vì yêu mến Giáo hội, theo gương Chúa Kytô trong yêu thương và phục vụ- nhất là yêu thương và phục vụ những người nghèo, thân cô thế cô, đã ra sức căn ngăn, phá bĩnh, trù dập, nói xấu,… để dập tắt tinh thần yêu gương Thầy Chí Thánh của họ? Và câu trả lời cũng sẽ là CÓ!

Như thế, trong một thế giới mà vẫn đó quá nhiều Giuđa thời nay, thì việc Chúa Giêsu vẫn còn phải tiếp tục bị bán đứng, bị phản bội, bị sỉ nhục, bị lên án và đóng đinh là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, chúng ta tin rằng, chính sự Khổ nạn và sự Phục Sinh của Người sẽ đem lại sự cứu rỗi và giải phóng những ai có lòng tin và bước theo tinh thần yêu thương và phục vụ tha nhân như Người. Trong sự tin tưởng ấy, chúng ta cùng cầu xin Chúa cho thế giới này bớt đi những “Giuđa thời nay”, xin cho những người lầm đường lạc lỗi được ơn ăn năn trở về. Trở về, để được Chúa tha thứ và yêu thương!

Lm Jos Phạm Ngọc Ngôn, Csjb
NNH Sk...
Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
Sponsored content





Về biến cố lịch sử “Chúa Giêsu sống lại” Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Về biến cố lịch sử “Chúa Giêsu sống lại”   Về biến cố lịch sử “Chúa Giêsu sống lại” Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Về biến cố lịch sử “Chúa Giêsu sống lại”
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tìm hiểu Thánh Tâm Chúa Giêsu.
» Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu...
» Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu...
» Đồi Golghota và ngôi mộ Chúa Giêsu
» Tôn Sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: TÂM HỒN... :: TÂM LINH ĐỜI SỐNG-
Chuyển đến