Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Đức tin và lý trí

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Đức tin và lý trí Empty
Bài gửiTiêu đề: Đức tin và lý trí   Đức tin và lý trí EmptyMon Mar 19, 2012 1:03 pm

ĐỨC TIN VÀ LÝ TRÍ

Đức tin và lý trí 1adamandevemichelangelo

Cuộc khủng hỏang tòan diện như hiện nay đang thấy, trước hết đó là khủng hỏang niềm tin. Con người hầu như không còn lòng tin trong tất cả mọi lãnh vực từ tôn giáo cho đến chính trị kinh tế , thể thao văn hóa giáo dục v.v… Muốn chữa trị bất cứ căn bệnh nào cũng cần phải biết nguyên nhân của nó. Không biết mà muốn chữa khỏi là điều không tưởng. Nguyên nhân đưa đến khủng hỏang ấy là gì ? Câu trả lời có thể là con người đã đánh mất niền tin vào sự hiện hữu của Thiên Chúa hay nói cách thẳng thừng như Nietzhe -= Thượng Đế đã chết” Tuy nhiên, đây mới chỉ là cái hiện tượng tất nhiên đưa đến bởi một nguyên nhân sâu xa nằm bên trong nó = âm mưu của quỷ dữ. Satan đã thành công trong việc làm cho con người không tin rằng nó hiện hữu. Tại hội nghị thường niên của Cộng đồng Emmanuel ở Roma ngày 28-01–2010 vừa qua, Đức TGM Charles Chaput thuộc gp Denver (Mỹ) đã có bài thuyết trình về nhiệm vụ truyền giáo trong nền văn hóa hiện đại và vấn đề mà ngài gọi là sự kiện các nhà tôn giáo né tránh thảo luận về sự hiện diện của Satan.” Quả là hiện nay dù trong đạo hay đời , người ta chẳng nhắc nhở gì đến quỷ ma , mà nếu có nhắc thì lại khóac cho nó một bộ mặt …rất chi là dễ thương ! Trong thể thao có đội Quỷ Đỏ lừng danh, các kênh truyền hình thì nhan nhản những hình ảnh quỷ có sừng ngộ nghĩnh. Trong các lễ hội hóa trang thì quỷ bố quỷ con mang sừng vẫy đuôi diễu hành từng bầy. Thậm chí có giáo phái mang tên Satan được cả vạn người theo. Đời đã vậy, còn đạo coi như cũng chỉ phớt qua hoặc giải thích theo một hướng khác coi như không có vấn đề gì. Một khi đã né, đã không tin có quỷ Satan thì cũng không tin có Thiên Chúa. Hãy nghe đức TGM Denver phát biểu tiếp về đề tài này “ Nếu không tin vào ma quỷ thì sớm hay muộn chúng ta cũng không tin vào Thiên Chúa. Ma quỷ là tác giả đầu tiên của niềm tự hào và nổi lọan và người quyến dũ tuyệt vời. Nếu không có hắn thì mầu nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc không hợp lý và thập giá cũng là vô nghĩa.

Nếu không có quỷ tức Rắn Satan thì nguyên tổ đâu có bị cám dỗ và ngã sa để rồi bị đuổi khỏi Địa Đàng ? Dẫu vậy cũng chính bởi có quỷ cám dỗ khiến nguyên tổ sa ngã bị đuổi khỏi Địa Đàng thế nên mới có Lời Hứa của Giêhova Thiên Chúa về một cuộc chiến diễn ra giữa Người Nữ và Rắn Satan thế này “ Ta sẽ làm cho mày cùng Người Nữ, dòng dõi mày cùng dòng dõi Người Nữ nghịch thù nhau . Người Nữ sẽ giày đạp đầu mày , còn này thì sẽ rình cắn gót chân Người” (Stk 3, 15.) Trong giáo lý chính thống của giáo hội xưa nay vẫn gọi Lời Hứa này là Lời Hứa ban Đấng Cứu Thế, với ngụ ý Đấng Cứu Thế sẽ được sin h ra thông qua một cuộc chiến cam go giữa Người Nữ tức Đức Nữ Trinh Maria với rắn Satan. Ta chỉ có thể hiểu câu chuyện sa ngã của nguyên tổ nơi Vườn Địa Đàng này trong tính chất minh triết của nó “ Giêhova Thiên Chúa khiến đất mọc lên các thứ cây đẹp mắt và trái ăn thì ngon. Giữa vườn lại có cây sự sống cùng cây biết điều thiện điều ác” (Stk 2, 9. ) Cây sự sống tức Tâm Vô Phân Biệt còn cây biết điều thiện điều ác tức Tâm Phân Biệt. Nguyên tổ đang sống an nhiên nơi cảnh giới Địa Đàng tức Tâm đang ở trạng thái vô phân biệt lại theo sự lôi cuốn của ngọai vật để khởi tâm phân biệt. Tâm phân biệt khởi thì Tâm vô phân biệt mất. Xin nêu ví dụ thật đơn sơ cho dễ hiểu, ta đang ngồi trong nhà thờ chăm chú đọc kinh hay nghe giảng (Tâm lắng nghe khi ấy là tâm vô phân biệt) bất chợt có con chim sẻ kêu lách chách nhảy nhót trên gian Cung Thánh tai bèn vểnh lên nghe, còn mắt thì dõi theo (Tâm khi ấy là Tâm phân biệt) quên bẳng đi lời kinh, lời giảng…Ngọai vật, kể cả ngũ quan (mắt , tai, mũi, lưỡi, thân và ý thức ( lý trí) sở dĩ chi phối được con người là bởi ngã chấp tức còn chấp cho rằng xác thân, tư tưởng nghĩ suy là mình. Cái tôi ấy xét trên bình diện giác quan nó không ngừng đòi hỏi cho xác thân có được sự hưởng thụ tối đa, ăn ngon mặc đẹp, tiện nghi nhà cửa xe pháo đủ đầy… Còn trên bình diện ý thức thì nó chỉ muốn theo ý riêng mình. Sống mà để cho “ Cái Tôi” dẫn dắt như thế, đó là đi trên con đường thênh thang dẫn đến sự chết (Mt 7, 13–14) Đức Kitô xuống thế để chỉ cho nhân lọai con đường sống bằng cách “ Bỏ Mình” tức không còn ngã chấp “ Ai muốn theo Ta thì phải từ bỏ mình, vác thập giá mình hàng ngày mà theo” Mt 16, 24. Chúa cứu độ ta bằng phương thế bỏ mình vác thập giá. Bỏ mình được giây phút nào thì gần Chúa được giây phút ấy, bỏ thật hết được mình thì kết hợp , gặp (Ngộ) được Chúa. . Mặt khác, để bỏ được mình thì không có đường nào khác ngòai ra phải tham gia cuộc chiến đã được tiên báo từ muôn thuở, cuộc chiến giữa Đức Maria và Rắn Satan tức cũng là con rắn xưa (Cựu xà) đứa lừa dối cả và thiên hạ” Kh 12, 9.)

Tính chất dối lừa của Satan rất mực tinh vi, nếu nó không tinh vi thì làm sao mà lừa dối được cả thiên hạ ? Có lần Đức Kito đã thẳng thắn vạch mặt nó khi lên án thái độ cố chấp của người Pharisiêu “ Các ngươi ra từ cha các ngươi là ma quỷ và các ngươi chỉ muốn làm theo tư dục (ý riêng ) của cha các ngươi. Từ ban đầu nó là kẻ giết người, chẳng đứng trong lẽ thật, vì trong nó không có sự thật đâu. Khi nó nói dối thì tự mình nó nói, vì nó vốn là kẻ nói dối cũng là cha của sự ấy “ Ga 8, 44) Tính chất lừa dối tinh vi của ma quỷ ở chỗ làm cho con người đi vào chỗ chết lại tưởng là sống, phủ nhận Thiên Chúa lại tưởng là làm vinh danh Ngài. Thiên Chúa là Đấng tuyệt đối vô phân biệt nhưng quỷ lại cám dỗ nguyên tổ “ các ngươi chẳng chết đâu, nhưng ĐCT biết rằng hễ ngày nào hai người ăn trái cây đó (làm sự phân biệt) thì mắt mình mở ra sẽ như ĐCT biết điều thiện, điều ác) Stk 3, 4- 5 ) Cái biết do nơi phân biệt mà có ấy chính là lý trí. Lý trí là cái khả năng rất tốt nhưng nó chỉ có thể xử dụng trong phạm vi tương đối hữu hạn. Còn trong tâm linh tuyệt đối thì chẳng những nó vô dụng mà còn vô cùng tai hại. Có thể ví lý trí như giày trượt patin dùng để lướt trên sàn phẳng thì tốt nhưng nếu để leo núi thì không bể đầu chết tốt thì cũng lọi tay gãy chân…. Đường tâm linh là đường lên núi cao hiểm trở (phá chấp) , duy chỉ có đức tin kiên vững mới có thể leo lên được. Mặc dầu Đạo và Đời không xa cách nhau nhưng đường đi của đạo khác hẳn với đường đời. Đường đạo hướng vào bên trong, còn đường đời lại hướng ra bên ngòai . Với cả hai con đường này đều đòi hỏi sự khôn ngoan nhưng khôn ngoan thế gian tức lý trí đối với khôn ngoan đức tin chỉ là điên đảo, lấy giả làm thật, lấy mê làm tỉnh. Bởi trái ngược hẳn nhau như thế, nên đức tin và lý trí chẳng thể dung hòa. Đức Benedicto XVI trong bài huấn từ “ Sự hữu ích và cần thiết của việc thảo luận thần học lành mạnh trong giáo hội” đã trích dẫn bức thư của Thánh Benado gửi cho Abelardo nói về sự bất dung hòa giữa đức tin và lý trí thế này “ Trí khôn con người chiếm hữu tất cả và không để lại gì cho đức tin. Nó đương đầu với điều cao vượt hơn nó , dò xét điều cao vượt hơn. Nó tràn vào thế giới của Thiên Chúa và làm hư hại các mầu nhiệm đức tin hơn là soi sáng chúng. Nó không mở điều được đóng kín và niêm ấn. Nhưng nó nhổ tận gốc rễ và điều nó thấy không thể đi được đối với mình thì nó coi là không có và từ chối tin vào đó” (Linh tiến Khải dịch )

Lý trí không thể đi đôi với đức tin. Đối với lý trí thì Thiên Chúa không hiện hữu, bởi lẽ lý trí chỉ chấp nhận những gì có hình dáng thanh âm màu sắc hoặc nghĩ suy được (Kiến văn giác tri) Đang khi ấy Thiên Chúa lại là Đấng ẩn giấu (Abconsditus) tức có nghĩa không thể thấy nghe, hiểu biết mà duy chỉ đức tin nơi Đức Giêsu Kitô mới có thể “ Ngòai Cha không ai biết Con. Ngòai Con và người nào mà Con muốn mạc khải cũng không ai biết Cha” Lc 10, 22) Mục đích xuống thế của Đức Kitô là để mạc khải cho con người về Đấng Cha ấy, thế nhưng ngay từ ban đầu Ngài đã biết thế gian sẽ không tiếp nhận “ Ngài đã đến trong cõi thuộc về Ngài, song những kẻ thuộc về Ngài đã chẳng tiếp nhận” Ga 1, 11) . “ Cõi thuộc về”ở đây nói một cách hạn hẹp đó là khắp miền Địa Trung Hải. Còn nói rộng hơn là tòan thể trái đất này. Dù theo nghĩa hẹp hay rộng thì Đạo Đức Tin ấy sẽ chẳng bao giờ được tiếp nhận vì lẽ sự cứng lòng theo đuổi lý trí của nó. Dẫu vậy, Đức Kitô vẫn đến bởi chưng “ Ngài muốn cứu độ những kẻ tin và ban cho họ quyền được làm Con Thiên Chúa” Ga 1, 12) Để Chúa có thể cứu độ hết những kẻ tin thì Tin Mừng cần phải được rao truyền cho đến tận cùng cõi đất” Mc 16, 15) Rao giảng Tin Mừng cũng có nghĩa là làm sao để cho Tin Mừng ấy hội nhập được với đời. Và cái đời mà Tin Mừng cần hội nhập , trước hết đó chẳng phải là vùng Địa Trung Hải mà khi đó đang chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Hy Lạp hay sao ? Văn hóa Hy Lạp, cách riêng là triết học ấy trước sau vẫn mang nặng tính chất duy lý . Chính bởi vậy họ tỏ ra thù ghét những lời rao giảng của Phaolô “ Có mấy triết gia thuộc phái duy vật và phái khắc kỷ đến chất vấn. Người thì hỏi = lão già bẻm mép này muốn nói gì đó ? Kẻ thì nói = hắn dường như tuyên truyền quỷ thần dị bang, vì Phaolô giảng về Chúa Giêsu và sự sống lại” Cv 17, 18) Thế gian thù ghét nhưng Kito giáo vẫn phát triển , tuy nhiên sự phát triển ấy không phải do kết quả của những lời rao giảng mà là của những chứng nhân đức tin. Đã có không biết bao nhiêu là những con người nam nữ với đủ mọi lứa tuổi , với đủ mọi trình độ đã hy sinh mạng sống để làm chứng nhân cho Chúa. Dẫu vậy, đứng trước những phản bác đầy tính thuyết phục của các triết gia , chẳng hạn như Celse, một triết gia ngọai giáo thế kỷ thứ II đã mạnh mẽ tố giác Kitô giáo là kẻ thù của lý trí, của văn hóa và của nhân đức ( Xem giáo phụ Tập I ) thì ảnh hưởng của nó đối với giáo hội không phải là không quan trọng và đây cũng chính là cái nguyên nhân khiến cho các cuộc gọi là dung hòa đức tin với lý trí ngày càng cần thiết.

I/- Dung hòa thời phôi thai với Philon d’ Alexandrie

Philon sinh tại Alexandrie cũng còn được gọi là Philon le Juif vì ông là một triết gia Do Thái. Sinh khỏang giữa những năm 20 và 10 TCN. Ông là người đồng thời với Đức Kitô nhưng trong các tác phẩm của mình ông đã không đề cập gì tới Ngài cũng như một chút gì về Kitô giáo. Tuy vậy có thể nói ông là người đã đặt nền móng chẳng những cho khoa chú giải Thánh Kinh mà còn cho cả nền thần học duy lý mãi cho tới hiện giờ “Ông tìm cách đem lại cho nội dung đặc thù của Thánh kinh một ý nghĩa phổ quát bằng phương pháp giải thích theo nghĩa ẩn dụ mà sau này các giáo phụ sẽ theo ông. Khai triển một thần học mang tính ngôi vị về Lời của Thiên Chúa, so sánh Lời này với Logos Hy Lạp” ( giáo phụ Tập I) cả . Đối với Philon và rồi cho tất cả các nền thần học chịu ảnh hưởng của ông thì nội dung Kinh Thánh nhất là sách Sáng Thế đều nói về một Đấng Thần Linh Tạo Hóa. Ngài đã tạo dựng vũ trụ trong sáu ngày và lấy bùn đất để tạo nên con người v.v…Tất cả những điều này được gọi là nét đặc thù Thánh Kinh và nhất thiết cần giải thích cách sao để mang lại cho nó một tính chất phổ quát có nghĩa lý trí có thể chấp nhận. Hệ quả tất nhiên của lối giải thích mang tính duy lý ấy là Đức Kitô thay vì là Đấng đến để mạc khải về Đấng Cha lại đã biến thành một thứ Logos Thần Linh. Chính là từ nơi quan điểm mang dấu ấn Philon này mà đã liên tiếp nổ ra những cơn khủng hỏang không sao dập tắt được. Khởi đầu và quan trọng nhất là lạc giáo Arios (320 ) chủ trương chỉ một mình Chúa Cha là Đấng không được sinh ra . Còn Chúa Con là Đấng được tạo thành , có khởi đầu, bởi hư vô (Xem B.V. Đ – Đức Giêsu Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi) Tầm mức ảnh hưởng của lạc giáo này quan trọng đến nỗi giáo hội đã phải triệu tập một CĐ đầu tiên đó là công đồng Nicea vào năm 325. Cũng trong ý hướng muốn giải thích TK cho phù hợp với lý trí mà những nhà hộ giáo dần dà đã đi đến chỗ muốn lý giải cả đức tin mà tiêu biểu là Origene (185 – 254), người được tôn vinh là tiền phong của khoa chú giải KT với những tác phẩm đồ sộ, dù vậy ba thế kỷ sau khi mất ông bị kết án là lạc đạo.

II/- Dung hòa thời Trung cổ với triết học Kinh Viện

Ảnh hưởng của Philon xét về mặt triết học sâu đậm đến nỗi triết sử gia H.A Wolfson nói “ Tất cả triết lý trung cổ đều mang bản chất Philon” (Xem L.T.Nghiêm – LSTHTP quyển một) Bản chất ấy đó là giải thích TK sao cho phù hợp với lý trí mà đại biểu của nó không phải ai khác , chính là Aristote ( 384 – TCN ) . Cho mãi tới đầu TK 13 Âu châu Kitô giáo mới biết đến Aristote thông qua hai triết gia Hồi giáo là Avicenne ( 980 – 1034 ) và Averroes ( 1126 – 1198 ). Thọat đầu giáo hội cực lực lên án triết học này, lý do bởi vì thứ nhất Aristote là kẻ vô giáo . Thứ hai tư tưởng của ông lại được các môn đệ của Mahomet bảo trợ và truyền bá. Tuy nhiên chỉ thời gian không lâu sau triết học và bản thân Aristote đã được đánh giá tương tự như một giáo phụ và còn hơn thế nữa, được coi như là Tiền hô của Đức Kitô trong lãnh vực thiên nhiên không khác gì Gioan Baotixita trong lãnh vực ơn sủng (Preocursor Christi in robus naturalibus ,sicut Joannes Baptista in rebus gratuitis). Qua đây ta thấy có hai lọai tiền hô, một của thiên nhiên, một của ơn sủng. Như vậy phải chăng có đến hai Đức Kitô ? Hòan tòan không phải vậy “Đức Giêsu Kitô, hôm qua hôm nay và mãi mãi cho tới muôn đời vẫn chỉ là một” Rm 13, Cool Duy có một Đức Kitô thôi và như thế tất nhiên cũng chỉ có một tiền hô là Gioan Baotixita “ Có môt người đến sau tôi nhưng trổi vượt hơn tôi, tôi không đáng cởi giây giày cho Ngài. Tôi làm phép rửa bằng nước nhưng Ngài sẽ làm phép rửa cho các ngươi bằng Thánh Thần” Mc 1, 7 – Cool Đức Kitô đến và làm phép rửa bằng Thánh Thần tức bằng ơn sủng, hiểu như vậy thì chỉ có một Tiền Hô là Gioan Baotixita thuộc lãnh vực ơn sủng , chứ làm gì có tiền hô nào trong lãnh vực thiên nhiên ? Cái gọi là tiền hô trong lãnh vực thiên nhiên thực chất chẳng qua đó chỉ là một thứ trá hình của khoa học thực nghiệm trong thời kỳ phôi thai, được gọi một cách trang trọng là Siêu Hình Học ( Métaphysic ).Bởi triết học Hy lạp nói chung và Aristote nói riêng chỉ là cách giải thích về nguyên ủy vũ trụ thế nên Kinh viện học (Scholastique) mới đưa ra định nghĩa về triết học thế này “ Triết học là khoa học về vạn vật, lấy những nguyên nhân tối cao để giải nghĩa chúng” (La philosophie est la science des choses par leurs causes suprêmes) với định nghĩa ấy đã cho ta thấy tòan bộ triết học dù dưới dạng thần học ( théologie ) cũng chỉ là sự giải thích này nọ xung quanh khái niệm về Thiên Chúa , Ngài là Đệ Nhất Động Cơ, Đệ Nhất nguyên Nhân hoặc Hữu Thể Tuyệt Đối, Tác Động Thuần Túy (Acte Pure) v.v.. Triết hay Thần học, cái gọi là khoa học Thánh ấy rút cục chỉ là việc giải thich, để rồi đưa ra các quan niệm về Thiên Chúa thế này thế khác chứ hòan tòan tòan chẳng lưu tâm gì đến việc tìm kiếm Ngài. Đối với lý trí thì chân lý không cần gì phải tìm phải kiếm vì chưng bản chất của nó luôn là cái khẳng định tức là nó đã biết trước cái mà nó muốn có. Thiên Chúa đòi hỏi con người phải hết lòng tìm kiếm mới gặp. Đang khi ấy Thần học lại không tìm kiếm mà chỉ ra sức chứng minh cho sự hiện hữu của một Thiên Chúa chỉ có trong quan niệm, vì vậy tôn giáo không thể không mất đi sức sống tâm linh để rồi ngày càng lâm vào ngõ cụt. Trong bối cảnh của cơn khủng hỏang ấy người ta cũng không lạ gì với cuộc đối đầu quyết liệt giữa dòng Franciscain chủ trương sống đạo và dòng Dominicain thuyết giáo thiên về biện luận “Vào năm 1281 TGM Cantobery dòng Franciscain đã gay gắt lên án các giáo sĩ Dominicain tại triều đình Lamã như sau “ Xin Tòa Thánh cứu xét cho rằng = lý thuyết của hai dòng tu ngày nay đã hòan tòan đối lập nhau về tất cả những gì được phép tranh luận và lý thuyết của một trong hai dòng tu ấy đã ít lưu ý có khi còn miệt thị những huấn lện h của các giáo phụ để chỉ hòan tòan căn cứ trên những lý thuyết của các triết gia mà thôi” (L.T. Nghiêm Sđd)

Triết học Kinh Viện lâm vào ngõ cụt bởi vì chân lý là để sống chứ không phải để suy. Thực ra Kinh Viện học cũng chẳng hề suy mà trước sau vẫn chỉ theo đưởi mục đích giải thích về cái nguyên nhân tối cao. Điều này khiến cho thần học không thể không xa rời cuộc sống, chính bởi lẽ đó, một phong trào đã được khởi phát đó là Nhân Bản Chủ nghĩa (Humanisme) Trào lưu tư tưởng này nhóm lên tại Ý vào thế kỷ XIV rồi lan khắp Âu Châu không gì có thể kềm chế. Cùng với việc phát minh ra máy in năm 1440, lần đầu tiên cuốn KT đã được phát hành rộng rãi cho các tầng lớp giáo dân , để rồi cũng từ đó mà đã nảy sinh không biết bao nhiêu là trường phái thần học đối chọi nhau trong đó đáng kể nhất là phái Occam (Duy Danh). Phái này chủ trương với triết học thì hòai nghi tất cả những suy luận siêu hình chỉ tin vào thực nghiệm. Còn với tôn giáo thì hòan tòan bỏ rơi lý luận chỉ lấy đức tin để làm lẽ sống đạo. Do nơi ảnh hưởng của phái Occam , về sau đã là cơ sở cho Luther xây dựng học thuyết “ Công chính hóa bởi đức tin” gây nên cuộc li giáo sâu sắc nhất cho giáo hội Công giáo. Với cuộc li giáo này, dường như lý trí đã không còn chỗ đứng và như thế phải chăng cuộc dung hòa của nó với đức tin kể như đã đến hồi kết thúc ? Hòan tòan không phải vậy, bởi vì đây mới là đòn đánh gục đức tin một cách thâm hiểm nhất đưa đến sự tục hóa trong tôn giáo.

III/- Dung hòa thời hiện đại với triết học hiện sinh

Dù trước hay sau thì mục đich của việc dung hòa đức tin với lý trí vẫn là để giải thích TK sao cho phù hợp với lý trí. Như đã biết tòan bộ việc giải thích ấy là để nhằm chứng minh sự hiện hữu của Đấng Thần linh Tạo Hóa . Kinh viện học đã sử dụng triết học Aristote để chứng minh và cái được chứng minh ấy tất nhiên chỉ có thể là những quan niệm về Thiên Chúa chứ không phải Thiên Chúa của thực tại như Ngài là. Điều lầm lẫn chí tử của thần học hiểu như khoa học hiểu biết Thiên Chúa từ xưa đến nay là đã lấy quan niệm làm thực tại . Những quan niệm của Aristote mà Kinh viện sử dụng để hòng chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa đã đẩy triết học này đến chỗ thất bại hòan tòan, lý do bởi vì nó không ăn nhập một chút chi đến đời sống đạo của con người. Nếu phong trào văn nghệ Phục Hưng bên Âu Châu thế kỷ XV là màn khởi đầu báo hiệu cho sự sụp đổ của Kinh viện thì F. Nietzhe (1844 – 1900) ông tổ của triết hiện sinh mới là người kết thúc nó với câu nói nổi tiếng “Thượng Đế đã chết” Thiên Chúa thực thì đâu thể chết. Cái chết mà Nietzhe công bố đó chỉ có thể là những quan niệm nào đó về Thiên Chúa . Những quan niệm ấy dù có chết đi cũng là điều chẳng có gì để phải tiếc nuối. tuy nhiên không phải vì thế mà cái chết của Thiên Chúa do triết hiện sinh làm rầm rĩ không phải là không ảnh hưởng,. Trái lại trong thực tế nó thật hết sức tai hại = đức tin chân thật hầu như biến mất để nhường cho lý trí lên ngôi. Chính là do nơi cái việc lý trí chỉ còn một mình một chợ như thế mà đã nảy sinh ngay trong lòng giáo hội một thứ thần học quái gở gọi là “ Thần học về cái chết của Thiên Chúa”( Théologie de la mort de Dieu )

Có thể kẻ thù của giáo hội tuyên bố Thiên Chúa chết nhưng Thiên Chúa không chết, thế nhưng Thần học mà cũng như thế thì quả thực đức tin chẳng thể còn đất sống. “Dẫu vậy, khi Con Người đến há sẽ tìm được đức tin trên mặt đất này chăng? Lc 18, 8. Lời này Chúa nói là để tiên báo về ngày tận thế, ngày ấy đến khi nào chẳng một ai biết, thế nhưng chắc chắn là nó phải đến. Ngày ấy sẽ đến cho tòan nhân lọai, đó là điều Con cái Chúa phải tin, nhưng nếu tin thì không thể không thực hiện những điều Thánh Phao lô đã dạy “Anh em biết chúng ta đang sống trong thời nào . Đã đến lúc anh em thức dậy, vì hiện nay ngày Thiên Chúa cứu Độ gần hơn trước kia, khi chúng ta mới tin Đạo. Đêm sắp tàn, ngày gần đến, vậy chúng ta hãy lọai bỏ những việc làm đen tối và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu.” (Rm 13, 11 – 12).

“Đêm sắp tàn, ngày gần đến” đó là điều chúng ta phải luôn tâm niệm, nếu không sẽ khó mà thóat khỏi lưới giăng của quỷ ma trong cái thời tục hóa gớm ghê này./.

Phùng Văn Hóa
____________________________________
NNH Sk...


Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
 
Đức tin và lý trí
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: TÂM HỒN... :: TÂM LINH ĐỜI SỐNG-
Chuyển đến