Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh Empty
Bài gửiTiêu đề: Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh   Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh EmptySat Dec 17, 2011 8:26 pm

Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh

Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh Giangsinhxomnho2
Hãy dừng lại 1 phút để ngắm nhìn Hài Nhi Giêsu

Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh 17_116_ChuaHaiDong
Dừng lại 1 phút để ngắm nhìn Chúa Giêsu

Cách đây vài năm, khi tôi đang đứng ngắm nhìn tượng Chúa Hài Đồng thật đáng yêu đang được trưng bày trong ô cửa kính của cửa tiệm bách hoá vào dịp lễ Giáng Sinh, một bà mẹ cùng đứa con gái nhỏ của mình hối hả đi qua. Thoáng thấy bức tượng thật đẹp, cô bé liền nắm lấy tay mẹ và reo lên: “Mẹ ơi! Mẹ ơi! Mẹ cho con dừng lại 1 phút để ngắm nhìn Chúa Giêsu, nha mẹ!” Nhưng người mẹ đáp lại một cách mệt mỏi rằng họ thậm chí vẫn chưa mua xong một nửa danh sách mua sắm và không có thời gian để dừng lại – và rồi tiếp tục bước đi, kéo theo đứa con gái với vẻ mặt thất vọng phía sau.

Những lời nói của đứa bé sau đó vẫn vang lên trong trái tim tôi suốt một thời gian dài - xin cho con dừng lại 1 phút để ngắm nhìn Chúa Giêsu. Tôi nghĩ đến tất cả những giây phút trôi nhanh trước mắt tôi với sự hối hả điên cuồng của cuộc sống vào dịp Giáng Sinh bận rộn ấy, những giây phút gấp rút hối hả bởi đó là đỉnh điểm của mùa mua sắm. Tôi đã dành bao nhiêu phút cho việc mua sắm, mua những món quà, chuẩn bị ráo riết cho việc trang trí và thức ăn để kịp cho dịp Giáng Sinh, và tôi đã dành bao nhiêu phút cho Đấng mà sự hạ sinh và cuộc sống của Ngài mới chính là ý nghĩa thật sự của mùa lễ trọng đại này?

Chúa Giêsu luôn rất gần với chúng ta. Ngài “luôn ở bên” và là “người thân hữu gắn bó hơn anh em” (Tv 16,8; Cn 18,24). Ngài ở sát gần bên chúng ta. Sự hạ sinh của Ngài chính là điểm cốt lõi của Giáng Sinh. Những món quà của Ngài dành tặng cho tất cả – bình an, tình yêu và niềm vui trong tâm hồn – chính là điều diệu kỳ thiết yếu của Giáng Sinh. Với đôi tay giang rộng, Ngài trao những món quà ấy cho chúng ta và nói: “Tất cả những ai đang vất vả nặng nề, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng; hãy học với Ta, vì Ta có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng; vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng” (Mt 11,28-30). Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ nhận được những món quà quý giá ấy khi chúng ta cứ cố gắng để thực hiện cho xong danh sách mua sắm dài vô tận, bảng liệt kê công việc phải làm, khi chúng ta quá bận rộn đến nỗi không thể dừng lại và thậm chí không nhận ra sự hiện diện của Ngài.

Như một câu nói xưa, “sương không bao giờ xuống trong đêm bão tố”, chúng ta rất hiếm khi cảm nghiệm được sự ngọt ngào và niềm vui của khoảng thời gian ở cùng Chúa Giêsu khi chúng ta đang trong tâm trạng lo lắng và gấp rút hoàn tất công việc. Nhưng sương của Thiên Đàng và những ơn lành của Giáng Sinh sẽ xuống một cách thật thanh bình trong tâm hồn và cuộc sống của chúng ta khi chúng ta dừng lại chỉ một lúc để tĩnh lặng và nhớ đến Ngài. Cứ tiếp tục hối hả mà không có Ngài chính là đang để mất đi niềm vui duy nhất vĩnh cửu thật sự và tình yêu hoàn hảo mà chỉ có thể cảm nghiệm được trong cuộc sống đời này và được chia sẻ đến muôn đời.

Tại sao không dừng lại và tận hưởng – thật sự tận hưởng – ý nghĩa của Giáng Sinh? Hãy bỏ bớt bảng liệt kê công việc phải làm. Hãy tận hưởng điều tuyệt đẹp. Có rất nhiều điều tuyệt vời về Giáng Sinh và rất nhiều điều để ngắm nhìn. Thật là hổ thẹn nếu để lỡ mất tất cả những điều ấy chỉ vì phải lo gói thứ này, gói thứ kia, hối hả làm cho xong việc cuối cùng này, rồi đến việc cuối cùng kia, nấu nướng và chuẩn bị rất nhiều thứ cho buổi tiệc, làm bỏ lỡ Lễ Giáng Sinh bởi quá nhiều những việc không cần thiết. Đừng để mọi sự hối hả và bận rộn dẫn chúng ta đi một cách chóng mặt đến với năm mới với tiếng thở dài: “Tôi vẫn còn sống sót sau dịp Giáng Sinh”.

Chúa Giêsu đến để ban ơn lành và tình yêu thương cho cuộc sống của chúng ta. Đó chính là lý do tại sao chúng ta lại có Lễ Giáng Sinh. Ngài đã nói Ngài đến để ban cho chúng ta sự sống, và nhờ đó chúng ta được sống dồi dào (x. Ga 10,10). Và Thánh Phaolô đã nói: “Chúng ta được bình an với Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 5,1). Chúng ta chỉ có thể tận hưởng bình an Giáng Sinh và sự sống tràn đầy của nó nếu chúng ta để cho Chúa Giêsu đi vào cuộc sống của chúng ta và dành cho Ngài một chỗ trong trái tim của mình.

Hãy dành 1 phút ở cùng Chúa Giêsu. Ý nghĩa thật sự của Giáng Sinh sẽ được tìm thấy cùng với Ngài. Hãy để việc kỷ niệm sinh nhật của Ngài tác động đến trái tim chúng ta theo một cách thức mới. Ngài đã ban cho chúng ta Mùa Giáng Sinh cách đây rất lâu. Hãy là một phần của Giáng Sinh bằng cách trở nên giống Ngài hơn. Hãy dừng lại và ngắm nhìn Hài Nhi Giêsu.

Lạy Chúa Giêsu, con muốn mỗi ngày sắp tới
Được chia sẻ cùng Ngài,
Nơi con có thể ngồi xuống, nhận lấy bình an của Ngài,
Và nghe thấy tiếng Ngài nói với con.

Một nơi mà con có thể lánh sang một bên
Và bỏ lại mọi lo toan của cuộc sống,
Nơi mà con có thể có được sức mạnh con cần
Để xua tan đi những cơn bão tố và tranh chấp.

Một nơi đáng tin cậy, thanh bình và yên tĩnh
Nơi mà chỉ có Ngài mới có thể ban cho
Thứ ơn lành mà con cần
Nơi ấy con có thể sống và nghỉ ngơi bồi dưỡng.

Những quyết tâm vào dịp Giáng Sinh

Vào dịp Giáng Sinh này, tôi sẽ…

… làm lành với những ai đang có tranh chấp
… gạt bỏ nghi ngờ
… tìm lại những người bạn cũ
… viết một lá thư trìu mến
… cư xử tử tế
… trả lời một cách nhẹ nhàng
… biết lắng nghe
… biết xin lỗi khi làm sai
… chia sẻ những gì quý giá
… hiền hậu
… kiên nhẫn và thông hiểu
… luôn kiểm tra lại những yêu cầu đối với người người khác
… nghĩ đến người khác trước tiên
… động viên ai đó
… tươi cười nhiều hơn
… biểu lộ sự biết ơn
… thể hiện sự cảm kích
… chào đón người lạ
… làm cho đứa trẻ vui mừng.

Đừng bao giờ đánh mất ý nghĩa thật sự của Giáng Sinh

Cây Giáng Sinh không chỉ là một vật trang trí: nó có thể là bằng chứng cho mọi người, tượng trưng cho điều tốt đẹp của cuộc sống, và của chính sự sống. Vào mùa đông, thậm chí là giữa sự suy tàn và sự chết, cây thông chính là biểu tượng của sự sống vĩnh cửu. Mặc cho sự khắc nghiệt của mùa đông, những cây thông vẫn tiếp tục sống, vẫn đẹp và xanh tươi suốt mùa đông – giống như Chúa Giêsu là mặt trời và ánh sáng chiếu soi vào đêm tối nhân gian!

Vì thế, hãy để cây thông nhắc chúng ta nhớ về Chúa Giêsu, Con Một của Thiên Chúa hằng sống nơi Thiên Đàng, và để nó nhắc đến cây thông trường tồn của chúng ta chính là cuộc sống vĩnh cửu và những món quà khác mà Ngài ban tặng cho chúng ta. Đừng bao giờ đánh mất ý nghĩa thật sự của Giáng Sinh, hoặc để cho biểu tượng của cây Giáng Sinh và tinh thần thật sự của Giáng Sinh bị nhấn chìm dưới sự hỗn loạn của thế gian và bởi tính trần tục của thế gian. Hãy chúc tụng Thiên Chúa vào dịp Giáng Sinh!

Giáng Sinh là…

… tình yêu của người mẹ dành cho đứa con trai của mình.
… sự hy sinh để mang đến niềm vui cho những người khác.
… sự chăm sóc của người cha dành cho đứa trẻ không phải con của mình.

… thông điệp được gửi đến từ ngôi vua.
… một điều tưởng sai nhưng hoá ra lại đúng.
… bài hát của thiên thần trong đêm tối.
… sự tiên đoán của ngôn sứ cuối cùng được ứng nghiệm.
… phép lạ bởi vì Thiên Chúa đã định sẵn.
… món quà tình yêu từ một trái tim đầy quan tâm.
… mang lại sự kết hợp cho những gì tan rã.
… sự đến gần để thấu hiểu.
… điều mà một người cảm nhận được từ một người bạn chân thành.

… sự tìm kiếm tâm hồn đang lữ hành chốn xa xăm.
… tìm thấy giấc mơ và đi theo ngôi sao.
… vị hôn phu tuyên bố vị hôn thê của mình.

Tất cả những điều ấy chính là Giáng Sinh.

Thiên Chúa ban cho bạn ánh sáng Giáng Sinh – chính là đức tin; sự ấm áp của Giáng Sinh – chính là tình yêu; sự lộng lẫy của Giáng Sinh – chính là sự trong sạch; sự công chính của Giáng Sinh – chính là sự công bình; niềm tin Giáng Sinh – chính là sự thật; tất cả của Giáng Sinh – chính là Đấng Cứu Thế.

NNH
(From EMTY...)


Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh   Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh EmptyTue Dec 20, 2011 10:49 pm

Hãy trả Lễ Giáng Sinh lại cho Chúa Kitô

Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh Giangsinh01

Trong không khí tưng bừng của ngày Thiên Chúa Giáng Sinh, xin cống hiến bạn đọc 2 câu chuyện nhỏ giúp chúng ta tìm về với ý nghĩa chân thực của ngày vui trọng đại mà toàn thể nhân loại đang hân hoan đón mừng.

Giáng Sinh lại trở về. Năm nay tuy buôn bán ế ẩm, hàng quán kêu than, nhưng dù sao, giữa lúc kinh tế chưa phục hồi, Giáng Sinh về vẫn thấy rộn ràng vui tươi. Lễ Chúa Giáng Sinh mà không vui sao được? Giáng Sinh là phải đi mua sắm, sửa soạn quà cáp tặng nhau, mở những buổi dạ vũ ca nhạc. Giáng Sinh là phải trang hoàng nhà cửa, trong nhà ngoài ngõ phải đèn điện sáng trưng. Cây thông Noel là chỗ ấm cúng nhất trong gia đình, nơi đặt những cánh thiệp, những gói quà thật đẹp mà người thân đã chuẩn bị cho nhau. Vui vẻ đến vậy, ấy thế mà vẫn có kẻ đang tâm phá đám: nào là phải bỏ ngay Merry Christmas để thay thế bằng Happy Holidays; nào là dẹp đi những hình ảnh về Chúa Hài Đồng, để chỉ tập trung vào Ông Già Noel mà thôi… Não trạng tục hoá và quá khích đã ăn quá sâu vào tâm trí con người thời đại mất rồi. Thôi thì tách biệt tôn giáo với xã hội, đạo ra khỏi đời, thì cũng… được đi; thế nhưng đối phương không muốn dừng ở cái thế hưu chiến như vậy, họ còn muốn phá đổ, muốn tạo ra một thế đối lập đến độ kình chống giữa hai lĩnh vực tách biệt này. Và đó là mầm mống của bao nhiêu khổ đau làm cho cuộc đời này, vốn đã lắm gian truân lại càng thêm lầm than bi đát.

Dẫu sao chăng nữa, trong không khí tưng bừng của ngày Thiên Chúa Giáng Sinh, xin cống hiến bạn đọc 2 câu chuyện nhỏ giúp chúng ta tìm về với ý nghĩa chân thực của ngày vui trọng đại mà toàn thể nhân loại đang hân hoan đón mừng.

Bức chân dung

Có một ông nhà giàu goá vợ sống với một người con duy nhất, cả hai đều rất thích sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật, nhất là các bức danh hoạ của các hoạ sĩ bậc thầy như Raphael, Picass… Bộ sưu tập của ông trị giá nhiều triệu mỹ kim.

Khi chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn khốc liệt, người con trai lên đường nhập ngũ và được đưa đến một vùng nông thôn miền Nam Việt Nam. Trong một cuộc giao tranh, khi đang cõng người bạn đồng đội bị thương trên vai thì chàng đã trúng đạn và bỏ mình nơi tiền tuyến. Người đồng đội bị thương thì lại sống sót. Tin dữ đến tai người cha khiến ông đau khổ mà phát bệnh.

Trước ngày Lễ Giáng Sinh năm ấy, một người thanh niên đến gõ cửa nhà ông, trên tay cầm một gói quà lớn. Cửa vừa mở, người thanh niên vội vã lên tiếng ngay:

“Thưa ông, ông không biết con đâu, nhưng con thì biết ông rõ lắm. Con chính là người đồng đội mà con của ông đã cõng trên vai, chạy đi cấp cứu để rồi chính anh ấy lại phải bỏ mình, còn con thì lại được cứu sống. Anh ấy thường hay nói chuyện với con về ông. Nhân ngày Giáng Sinh sắp đến, con xin tặng ông bức tranh do con hoạ lại chân dung của anh ấy, cũng là người con mà ông đang vô cùng thương tiếc. Bức chân dung này không đẹp, bởi con không phải là hoạ sĩ nhà nghề, những bù lại nó được con vẽ lại với tất cả tấm lòng biết ơn sâu xa đối với vị ân nhân một đời của con”.

Người cha tay run run mở gói quà. Nước mắt ông ràn rụa khi nhìn thấy bức chân dung người con yêu dấu của mình. Ông khe khẽ nói lời cảm ơn, rồi gọi gia nhân ra tiếp đãi chàng thanh niên hết sức nồng hậu.

Ông treo bức chân dung con mình vào một chỗ trang trọng nhất trong nhà. Mỗi khi có khách đến xem tranh, thì bức chân dung này đều được ông giới thiệu trước tiên, rồi sau đó mới mời khách đi xem các bức tranh khác mà ông sưu tầm được.

Ông mất sau đó ít lâu. Người quản gia thông báo cho mọi người biết ngày giờ toàn bộ sưu tập các bức danh hoạ của ông sẽ được mang ra bán đấu giá, trong đó có cả bức chân dung người con đã được người bạn đồng đội hoạ lại. Đến ngày chờ đợi, thiên hạ tứ xứ xa gần đổ xô đến tham dự cuộc đấu giá hiếm hoi mà người ta tiên đoán sẽ lên đến hàng nhiều triệu mỹ kim.

Sau vài lời giới thiệu ngắn ngủi và tuyên bố khai mạc, người trưởng ban đấu giá cho biết, theo ý ông chủ, thì bức chân dung người con sẽ được đấu giá trước tiên. Thế là ông lớn tiếng rao lên:

“Có ai muốn mua bức hoạ chân dung người con ông chủ không?” Sự im lặng đến ngỡ ngàng bao trùm toàn thể cử toạ. Bỗng dưng có ai đó lên tiếng:

“Yêu cầu dẹp bức chân dung qua một bên để bắt đầu đấu giá các bức danh hoạ khác đi”. “Không được”, ông trưởng ban đấu giá phân bua, “phải làm theo ý ông chủ trước đã”. Rồi ông ra giá luôn: “Có ai mua bức chân dung này với giá 100 đồng không?

Lại có tiếng phản đối vọng lên: “Chúng tôi đến đây để mua các bức danh hoạ, chứ không phải để mua cái bức chân dung phải gió kia đâu!”

Người phụ trách đấu giá vẫn kiên nhẫn: “Không, bức chân dung phải bán xong đã, rồi mới tính đến các bức tranh khác được”.

Một lời phản đối nữa lại vang lên nghe rõ mồn một: “Thôi dẹp cái chân dung gì đó đi, mang Van Gogh, Rembrandt, Picasso… ra cho người ta thưởng thức rồi đấu giá đi thôi!”

Lờ đi như không nghe thấy gì, người phụ trách đấu giá lại tiếp tục cò kè. “Ai mua bức chân dung này không? Chỉ 10 đồng thôi cũng được”. Bỗng có tiếng kêu: “Tôi đồng ý mua bức chân dung với giá 10 đồng”. Thì ra là bác làm vườn, người đã từng làm việc cho ông chủ và cũng quen biết người thanh niên quá cố được phác hoạ trên bức tranh.

Nhiều tiếng nhao nhao ầm ĩ: “Thôi bán quách cho ông ấy giá 10 đồng đi. Mau lên để rồi còn ăn thua với Rembrandt, Michaelangelo… nữa chứ”.

Tiếng người phụ trách đấu giá dõng dạc: “Được, bức chân dung sẽ được bán với giá 10 đồng. Nhưng tôi cũng xin tuyên bố bế mạc luôn cuộc bán đấu giá ngày hôm nay, bởi vì theo di chúc ông chủ để lại – mà điều này sẽ chỉ được công bố khi bức chân dung đã có người mua – là: ‘Người nào mua bức chân dung thì cũng được hưởng trọn gia sản và dĩ nhiên được sở hữu luôn toàn bộ sưu tập các bức danh hoạ mà ông chủ đã dày công gây dựng bấy lâu nay”.

Câu chuyện sao lại mang ngụ ý sâu xa đến thế! Hơn 2.000 năm trước đây, Thiên Chúa Cha đã sai Con Một của Người xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết để cứu chuộc toàn thể nhân loại và mở lối cho loài người tìm về với Người. “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16). Đúng là nếu chấp nhận Con của Người thì loài người sẽ được tất cả, và được sống muôn đời. Đáng tiếc, thật là đáng tiếc, nhân loại hôm nay, không chỉ không tin vào Con của Người, mà còn tìm đủ cách để mời Người đi chỗ khác chơi cho rảnh nợ. “Những kẻ không tin thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa. Và đây là bản án: ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa” (Ga 3,18-19). Thực ra mà nói, nếu ngày xưa người ta đã đối xử hoàn toàn thiếu công bằng khi lên án và xử tử Chúa cho dù biết rõ Ngài vô tội, thì ngày nay, người ta cũng đang chơi trò bất công với những con cái Chúa. “Lạy Chúa là Vầng Đông, là sự rực rỡ Ánh Sáng Vĩnh Cửu, là Mặt Trời Công Chính, xin hãy đến chiếu sáng những người đang còn ngồi trong vùng tăm tối u mê và trong bóng tử thần” (Điệp ca ‘O Oriens’- Tuần Cửu Nhật lễ Chúa Giáng Sinh).


Đàn ngỗng trời trong bão tuyết

Có anh chàng thanh niên kia chẳng hề tin hay nghĩ tưởng gì đến Chúa. Chàng cũng chẳng ngại bày tỏ cảm nghĩ của mình về tôn giáo cũng như những ngày lễ tôn giáo. Vợ chàng trái lại thì rất nặng lòng tin. Nàng cố gắng nuôi dạy con cái thấm nhuần lòng tin vào Chúa, mặc kệ những lời xỏ xiên của người chồng cứng lòng.

Đêm vọng Giáng Sinh, khi nghe vợ con ngỏ ý mời mình đi dự lễ đêm, chàng càu nhàu: “Vô nghĩa! Việc gì Thiên Chúa lại phải hạ mình đến nỗi trở thành phàm nhân sống khổ chết sở như thế! Nghe như chuyện khôi hài!”

Vợ con đi rồi, chàng ở nhà một mình. Qua khung cửa sổ, chàng thấy những mảng tuyết đang đổ xuống theo từng đợt gió giật. Tin khí tượng cho biết đêm nay có một cơn bão tuyết lớn tràn về. Đang định vớ lấy tờ tạp chí đọc vài mẩu tin, chàng bỗng nghe thấy tiếng rầm rầm như có vật gì đập vào khung kính cửa sổ bên hông nhà. Nhìn ra khoảnh sân, chàng thấy cả một bầy ngỗng trời ở đâu kéo tới. Chắc hẳn, trên đường xuôi nam, bọn ngỗng gặp bão thành ra lưu lạc chốn này. Chúng như mất hướng, bay lòng vòng quanh quẩn, chắc đang tìm thức ăn và chỗ nào đó kín khuất để tá túc. Thế là chúng xoải cánh bay tứ tung, đụng vào cửa kính, chạm vào hàng giậu, gây ra những tiếng động khô khan. Chàng bỗng động lòng, nghĩ đến dãy trại sau nhà, nơi được coi là ấm cúng và yên ổn cho chúng tạm trú qua đêm chờ cơn bão tan. Nghĩ thế, chàng mò ra phía sau nhà, đến đầu dãy trại, mở toang cánh cửa lớn ra như để đón chào đàn ngỗng lưu lạc. Thế nhưng, dường như mắt chúng ra như mù loà, không hề nhìn thấy cánh cửa trại đã mở toang hoác, càng không hề biết đến hảo ý của chàng. Chúng cứ tiếp tục bay nhảy vô định, lại chạm vào khung kính, và đụng vào hàng giậu thưa. Càng cố làm cho chúng chú ý đến mình, thì chúng lại càng tỏ ra hoảng sợ chàng, và tản ra xa hơn. Càng cố lùa chúng hướng về phía cửa trại thì chúng lại càng đi sang hướng khác. Thì ra chúng vẫn sợ chàng, vẫn không dám theo chàng, bởi vì chàng đâu phải đồng loại của chúng đâu. Nghĩ thế rồi, chàng bước vào trại, ôm lấy một con ngỗng đang nuôi trong trại, mang ra nhử nhử rồi thả chung với đàn ngỗng trời. Con ngỗng của chàng đã quen thuộc với đường đi lối về, liền lăm lăm đi trở vào cổng trại để trốn giá lạnh mùa đông. Thế là từng con ngỗng trời nối đuôi theo nó, đi dần vào bên trong trại, ấm áp và an toàn.

Như chợt nhận ra điều gì đó, chàng suy nghĩ về lời mình đã càu nhàu với vợ: “Việc gì Thiên Chúa lại phải hạ mình đến nỗi trở thành phàm nhân sống khổ chết sở như thế!” Rồi chàng bỗng thấy đây không còn là chuyện khôi hài nữa. Lần đầu tiên trong đời, chàng hiểu ý nghĩa của ngày Lễ Giáng Sinh.

Ngoài trời, bão tuyết đã ngừng, và gió đã lặng. Trong tâm tư chàng, cơn bão hoài nghi cũng đã biến tan. Có một chút yên lành len lỏi vào đáy tim chàng. Một ánh lửa hồng cũng vừa nhóm lên sưởi ấm cõi lòng đã từ lâu băng giá. Không dưng, chàng quỳ gối xuông, chắp đôi tay lại. Lời kinh từ thuở tấm bé mẹ chàng dạy đọc bỗng nhiên khe khẽ rung trên bờ môi đã quên lãng từ lâu: “Con cám ơn Đức Chúa Trời… đã cho Ngôi Hai xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết vì con…”.


Quả đúng thế, con người làm sao có thể lên tới Thiên Chúa được, nếu Ngài không hạ mình xuống để nâng con người lên? Nếu chiếc phi cơ không hạ cánh xuống phi đạo để bốc hành khách lên thì làm sao họ có thể được nâng lên hàng mấy chục ngàn bộ, trên cả vầng mây trắng kia, để còn bay đến những vùng trời mơ ước?

Chính trong ý nghĩa này, ta hãy cùng cảm tạ và long trọng cử hành tình yêu Ngôi Lời đã giáng thế trong ngày lễ Sinh Nhật của Ngài. Hãy trả lại cho Ngài ngày lễ hôm nay, trước khi làm những công việc khác. Bởi không có món quà tuyệt vời là Chúa Con đã được Chúa Cha ưu ái tặng ban cho nhân loại thì chẳng có món quà Giáng Sinh nào có ý nghĩa hết, kể cả những món quà mà ta đã dày công sắm sửa lâu nay, bất kể giá lạnh mùa đông, bất kể sáng sớm tinh sương, giã từ chăn ấm nệm êm, để đứng sắp hàng chờ chực vài giờ đồng hồ trong những ngày như Thứ Sáu Đen vừa qua. Xin cùng cất cao tiếng hát ngợi mừng biến cố vô tiền khoáng hậu này: “XIN THỜ KÍNH NGÔI LỜI GIÁNG THẾ”.

NNH Sk từ bài của Nguyễn Kim Ngân


Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh   Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh EmptyTue Dec 20, 2011 11:11 pm

MÙA VỌNG SUY NIỆM SỰ TỈNH THỨC

Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh Avent_1

Khi rao giảng mầu nhiệm Nước Trời, Đức Kito chỉ dùng dụ ngôn “ Chúa Giesu dùng thí dụ mà phán mọi điều ấy cùng quần chúng, ngoài thí dụ Ngài chẳng phán gì cùng họ hầu được ứng nghiệm lời tiên tri = Ta sẽ mở miệng mà nói thí dụ. Ta sẽ thốt ra những điều đã giấu từ buổi sáng thế” ( Mt 13, 34 -35). Lý do khiến Chúa dùng dụ ngôn là bởi Nước Trời mà Ngài rao giảng là một mầu nhiệm vượt thoát khỏi sự hạn hẹp của ngôn ngữ. Ngôn ngữ thực chất chỉ là một thứ ký hiệu được sử dụng để ám chỉ cho thực tại chứ hoàn toàn không phải thực tại. Ta nói cái nhà thì “ NHÀ” là ký hiệu để chỉ cho tất cả những chỗ, những nơi mà con người dùng để ở. Nếu hiểu NHÀ đơn giản chỉ là chỗ ở thì “ NHÀ” có thể là tòa building cao ngất trời hay cũng có thể là túp lều tranh vách đất nào đó. Đối với con người thì nơi ở gọi là nhà, còn với loài ong, kiến, mối gọi là ổ là tổ, với thú hoang dã là hang, là hốc v.v…

Tất cả những cái tên như nhà, tổ hoặc hang hốc đều là những ký hiệu chỉ cho những nơi ở và nơi ở ấy chính là thực tại. Đức Kito khi rao giảng Nước Trời thì Nước Trời đơn thuần cũng chỉ là một thứ ký hiệu để ám chỉ Thực Tại mà Ngài muốn con người trở về. Có nhận ra như thế chúng ta mới hiểu tại sao Nước Trời lại xuất hiện dưới rất nhiều tên gọi khác nhau. Khi thì được ví như người gieo giống tốt trong ruộng (Mt 13, 24) khi khác lại như men trong bột, như của báu, như viên ngọc, như người lái buôn, như lưới quét v.v.. Trong tất cả những dụ ngôn Nước Trời ta thấy có câu chuyện “ Mười cô trinh nữ” ( Mt 25, 1 -13) vừa có tính cụ thể đời thường lại vừa rất mực thâm thúy. Có mười cô trinh nữ cùng đi đón chàng rể, trong đó năm cô khờ dại, năm cô khôn ngoan. Các cô khờ dại đem đèn nhưng không có dầu. Còn các cô khôn ngoan thì có đèn lại có dầu. Vì thời gian chờ đợi lâu nên mọi người đều ngủ và chợt khi được báo chàng rể đến thì đều trở dậy. Các cô khôn ngoan châm được đèn sáng bởi có dầu. Còn các cô khờ dại thì không thể vì không có dầu. Đèn ám chỉ thân xác, còn dầu là tâm tưởng. Thân xác là thứ vật chất vô tri, chẳng phải tối ( mê ) hay sáng ( tỉnh). Còn dầu tức tâm tưởng thì có mê có tỉnh. Tất cả mười cô đều ngủ và khi được báo chàng rể đến thì đều trở dậy để châm đèn. Đèn chỉ châm khi có đầy đủ cả bấc lẫn dầu, thiếu một trong hai cũng không thể châm.

Đèn sáng là tùy ở chỗ có bấc có dầu, nhưng chính cái hành vi…châm ấy mới mang tính quyết định. Có đủ cả bấc cả dầu nhưng đèn không thể tự sáng nếu không được châm lên. Ánh sáng tỏa rạng đó chính là sự tỉnh thức. Đèn có bấc có dầu nhưng nếu không được …châm lên thì chẳng thể sáng. Bởi vậy Đức Kito nói “ Vậy hãy tỉnh thức vì các ngươi không biết Chúa các ngươi đến nhằm lúc nào” ( Mt 24, 42).

Như đèn cần phải châm mới sáng, sự tỉnh thức cũng vậy cũng phải thực hành. Mười cô trinh nữ đều lên đường nghênh đón chàng rể tức tìm kiếm chân lý. Thế nhưng chỉ năm cô khôn ngoan mới gặp được bởi các cô có đèn sáng tức có trí tuệ. Chủ đề xuyên suốt của Mùa Vọng có ý nhắc nhở tín hữu chúng ta về hai lần đến của Chúa, lần một là giáng sinh và lần hai là quang lâm. Lần thứ nhất Chúa đến cách âm thầm lặng lẽ dưới hình dạng của một con trẻ, lần thứ hai trong vinh hiển “ Khi Con Người ngự trong vinh hiển mà đến cùng với hết thảy các thiên sứ thì Ngài sẽ ngồi trên ngai vinh hiển của Người” ( Mt 25, 31 -32).

Mùa Vọng là mùa của sự đợi chờ, thế nhưng thật sự thì chúng ta đợi chờ điều chi và trong tinh thần nào ? Hiện nay trên thế giới người ta căn cứ vào nhiều yếu tố chẳng hạn lịch của người cổ Maya, của sự dịch chuyển các hành tinh trong Thái Dương hệ cùng trên một mặt phẳng, của các biến động dữ dội trên khắp thế giới để quả quyết rằng Tận Thế sẽ xảy ra đúng vào ngày 21 tháng 12 năm 2012. Có những giáo phái nghe và tin khẳng định ấy rồi rủ nhau cùng tự sát hoặc bán hết tài sản xe cộ hội họp nhau phê ma túy thả dàn để ..lên Thiên đường sớm. Lại có những người tìm cách đào sâu dưới lòng đất, làm boong ke ẩn nấp chờ cho qua đại nạn ??? Với người đời đã vậy còn người Công Giáo chúng ta nghe các cha giảng và nhắc nhở đừng có tin nhảm như thế thì cũng nghe nhưng với một thái độ dửng dưng, bình chân như vại coi như chẳng có chuyện gì. ? Quả thật đúng là Đức Kito có nói chẳng ai biết về ngày đó chỉ Chúa Cha mới biết ( Mt 24, 36) Thế nhưng Ngài cũng nói “ Hãy học thí dụ nơi cây vả, vừa lúc nhành non lộc nứt thì các ngươi biết mùa hạ đã gần. Cũng vậy khi các ngươi thấy mọi điều ấy thì khá biết rằng Con Người đã gần, thật như đang ở ngưỡng cửa” ( Mt 24, 32 -33).

Đang ở trước cửa có nghĩa Ngày Chúa đến lần thứ hai đã gần lắm rồi, có thể chẳng cần …đợi đến ngày 21 -12- 2012 nhưng cũng có thể vài mươi năm nữa không ai biết được. Tuy nhiên dù Chúa có đến vào bất kỳ lúc nào thì cũng chẳng có gì đáng sợ đối với những con người sẵn sàng tỉnh thức. Chẳng những không sợ mà còn vui bởi chúng ta đang chờ Chúa đến. Có ai lại sợ cái điều mình hằng mong chờ ? Không sợ, trái lại còn vui thế nhưng để có được niềm vui trong sự tỉnh thức ấy thì phải làm sao để Chúa được sinh ra ở trong ta. Chúa giáng trần với mục đích là để được sinh ra nơi các tâm hồn. Nếu Chúa trong thân phận con trẻ bé bỏng sinh nơi hang bò lừa lạnh lẽo mà lại không được sinh trong ta thì công cuộc Cứu Độ của Ngài chẳng hóa vô ích sao ? Chúa cần phải được sinh nơi mỗi tâm hồn nhưng điều ấy chỉ có thể thực hiện trong sự tỉnh thức.

I/- Tỉnh thức để Chúa được sinh ra.
Nếu hiểu Mùa Vọng là mùa của đợi mong thì sự đợi mong ấy không phải ngày nay chúng ta mới đợi nhưng ngay từ thời cựu ( Cựu Ước) xa xưa Dân Chúa đã khao khát van nài “ Trời cao hãy đổ sương mai và ngàn mây hãy mưa Đấng Cứu Độ” ( Is 45, 8 ) Nài xin Đấng Công Chính nhưng khi Ngài đến thì lại giết chết và còn giết trong sự hờn căm tột độ. Tổng trấn Philato dẫn ra trước mặt dân chúng hai người, một là tên sát nhân Baraba hai là Giesu Nazareth và hỏi “ Trong hai người này các ngươi muốn tha ai ? Chúng đồng thanh đáp tha Baraba và giết Giesu. Viên tổng trấn gặng hỏi một lần nữa nhưng dân gào thét nhiều lần = đóng đinh nó vào thập giá” ( Mt 27, 21 -23).

Tại sao mong đợi Chúa nhưng khi Ngài đến lại giết đi ? Câu trả lời tưởng như Kinh Thánh đã nói rất rõ nhưng ngày nay người ta lại đặt vấn đề về cái chết của Chúa Giesu và kết luận rằng Ngài chết là để phục vụ “ Sau sự cố thanh tẩy đền thờ, nhiều người trong giới lãnh đạo cũng mưu hại Ngài và Ngài phải lựa chọn = hoặc sống lén lút hoặc xuất đầu lộ diện. Nếu sống lén lút Ngài không thể gây cho người ta niềm tin vào Nước Thiên Chúa như Ngài đã từng làm. Còn xuất đầu lộ diện để tiếp tục sứ vụ thì chắc chắn phải chết. Đức Giesu đã chọn giải pháp thứ hai và quả cảm đi lên Gierusalem bởi vì đó là cách duy nhất để tiếp tục phục vụ nhân loại, cách duy nhất để ngỏ lời với thế gian” ( Albert Nolan – Đức Giesu trước khi có Kito giáo).

Nói Chúa buộc phải chọn giữa hai điều, hoặc sống lén lút, hoặc xuất đầu lộ diện khiến cho ta liên tưởng Ngài như… một thủ lãnh phiến quân chứ không phải Đấng Cứu Chuộc muôn dân. Thực sự thì Chúa không bao giờ sống lén lút. Quân dữ điệu Ngài đến dinh thượng tế và Ngài nói “ các ngươi đem gươm và gậy gộc ra bắt Ta như bắt quân trộm cướp ư ? Ta hàng ngày cùng các ngươi ở trong đền thờ mà các ngươi không ra tay bắt Ta. Nhưng này là giờ của các ngươi và quyền bính của tối tăm vậy” ( Lc 22, 52 -53) Chúa Giesu biết rất rõ về cái chết cũng như mục đích của cái chết ấy “ Ta là người chăn tốt Ta biết chiên Ta và chiên Ta biết Ta cũng như Cha biết ta và Ta biết Cha vậy. Ta vì chiên Ta mà bỏ mạng sống” ( Ga 10, 14 -15) .

Phải là chiên mới biết Chúa chiên mình, ngoài ra thì không. Nói rằng Chúa Giesu phải chọn cái chết để tiếp tục phục vụ nhân loại là chẳng hiểu chi mạc khải. Chúa là Đấng Chăn Chiên Lành vì Ngài Biết Cha và muốn tỏ cho chiên cũng nhận biết Cha như mình. Đức Kito mạc khải Chúa Cha, điều ấy có nghĩa Ngài muốn bày tỏ cho loài người biết hết thảy họ cũng đều là Con Thiên Chúa. Thế nhưng do bởi mê lầm không nhận ra chân lý ấy nên họ đã nhục mạ ném đá và giết bỏ Ngài “ Người Do Thái lại lấy đá để ném Ngài. Chúa Giesu phán = Ta do Cha mà tỏ nhiều việc lành cho các ngươi. Vậy vì việc nào trong đó mà các ngươi lại ném đá Ta ? Người Do Thái đáp Ấy chẳng phải vì một việc lành mà chúng ta ném đá ngươi đâu, nhưng vì lộng ngôn và vì ngươi vốn là người mà lại tự tôn là ĐCT. Chúa Giesu đáp = Trong luật pháp các ngươi há chẳng chép rằng Ta đã nói các ngươi là Thần hay sao ? nếu Chúa gọi những kẻ được nghe Đạo ĐCT là Thần ( mà KT không thể bãi bỏ được) thì Ta đây là Đấng Cha đã biệt ra Thánh được sai xuống thế gian và nói rằng Ta là Con ĐCT hà cớ sao các ngươi lại cáo Ta là lộng ngôn ?” ( Ga 10, 31 -36).

Đức Kito luôn tự nhận mình là thiên sai, là Con Thiên Chúa chứ không bao giờ nhận mình là Thiên Chúa, dẫu vậy người ta cứ gán như thế để khép vào tội lộng ngôn. Tội này đối với Do Thái giáo là tội nặng nhất đáng phải bị giết chết. Có nhận ra như thế mới hiểu được tại sao dân chúng lại hò hét đòi giết Chúa cho bằng được và tha cho tên sát nhân Baraba. Cũng vì sự căm thù ấy mà Ngài đã bị các thượng tế, luật sĩ, triết gia luận tội chết “ Ai nấy đều hỏi rằng vậy ngươi là Con ĐCT sao ? Ngài đáp đúng như các ngươi nói = phải Ta đây. Họ bèn nói = chúng ta còn cần chứng gì nữa. Vì chính chúng ta đã nghe từ miệng ngươi rồi” ( Lc 22, 70 -71).

Chúa hiến mạng sống là để cho ta được trở nên danh phận Con Thiên Chúa “ Chính Thánh Linh cùng tâm linh chúng ta đồng chứng rằng chúng ta là Con cái ĐCT. Lại nếu đã là Con thì cũng là kẻ thừa tự của ĐCT và là đồng thừa tự với Đức Kito miễn là chúng ta cùng chịu khổ với Ngài, hầu cho cùng vinh hiển với Ngài” ( Rm 8, 16 -17). Đồng thừa tự với đức kito có nghĩa Kito hữu chúng ta là chi thể trong Thân Mầu Nhiệm với Đức Kito là đầu. Một khi đầu là đức Kito đã chịu nạn chịu chết trên thập giá để vâng tyheo Thánh Ý Chúa thì chúng ta cũng phải noi gương Ngài tức vâng theo Thánh Ý trong mọi sự mọi nơi mọi lúc.

Vâng Thánh Ý cùng với tỉnh thức là một không khác bởi vì Thiên Chúa Đấng mà chúng ta vâng theo ấy là Đấng Vô Phân Biệt “ Ngài khiến mặt trời soi trên kẻ ác cùng người thiện. Mưa cho kẻ bất chính cùng kẻ công chính” ( Mt 5, 45 -46). Khi yêu thương mà không phân biệt kẻ thân người thù đó là vâng Thánh ý. Khi bố thí mà không cho tay tả biết việc tay hữu làm đó là vâng Thánh ý. Khi cầu nguyện mà vào phòng kín đóng cửa lại không cố tình để người ta biết đó là vâng Thánh ý. Đấng Thiên Chúa Vô Phân Biệt ấy cũng chính là Thực Tại vô phân biệt. Con người sở dĩ không sông sống được với thực tại là bởi không tỉnh thức. Khi ăn mà không biết mình ăn, lại cứ nghĩ ngợi hết chuyện này việc khác. Cả những khi đọc kinh lần hạt cũng vậy, cũng cứ lo ra chia lòng chia trí đọc để cho xong cho có. Kẻ nào biết vâng theo Thánh ý tức là sống tỉnh thức và là Con cái Thiên Chúa, biết vâng Thánh ý khi nào thì Con Thiên Chúa được sinh ra trong ta khi ấy. Việc này nói thì đơn giản nhưng để thực hiện nó là điều không thể nếu không có Đức Maria làm Mẹ bởi lẽ Ngài là đấng Đồng Công Cúu Chuộc đồng thời cũng là Người Nữ đạp giập đầu rắn Satan.

II/- Người Nữ Maria
Sống trên đời ai mà chẳng lo, nhất là trong thời đại này, ngoài những nỗi lo đời thường cơm áo gạo tiền người ta còn phải lo nạn ô nhiễm môi trường, lo vật giá leo thang, lo lũ lụt, khủng bố v.v. và v.v..Tuy nhiên bao trùm trên hết những nỗi lo ấy vẫn là lo chết và câu hỏi được đặt ra từ trong sâu thẳm của mỗi người là chết rồi đi đâu ? Đức Kito xuống thế rao giảng Tin Mừng nước Trời mục đích là để giải thoát con người ra khỏi những nỗi lo lắng ấy “ Trước hết hãy lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn mọi sự khác sẽ được thêm cho các ngươi. Vậy nên chớ lo chi về ngày mai vì ngày mai sẽ tự lo cho ngày mai, ngày nào có nỗi lo của ngày ấy”( Mt 6, 33 -34).

Con người sở dĩ sống nay lại lo mai, lúc này lại lo lúc khác là bởi đã không sống với thực tại. Đang ngồi trong nhà thờ, miệng đọc kinh rang rang còn tâm trí thì mặc tình rong ruổi chia lòng chia trí hết chuyện này việc khác. Nghe cha chủ tế đọc Phúc Âm, dứt bài cũng thưa nghiêm chỉnh lạy Chúa Kito ngợi khen Chúa nhưng thực tình chẳng biết nội dung nói gì !!! Chúa dạy hãy tìm kiếm Nước Trời có nghĩa Ngài khuyên chúng ta hãy trở về với Thực Tại hầu giải thoát khỏi mọi nỗi lo lắng muộn phiền. Trở về với Thực Tại cũng chính là về với Đạo mà Đạo ấy lại chẳng ở đâu xa ngoài mình “ Đạo ở gần ngươi, ở trong miệng ngươi và ở trong lòng ngươi tức là Đạo Đức Tin mà chúng tôi rao giảng đây” ( Rm 10, 8 )

Đạo Chúa là đạo đức tin và đức tin ấy là tin Lời Chúa là chân lý, là sự thật mà ta phải cố gắng thực hiện. Chúa nói hãy tìm kiếm Nước Chúa mà Nước Chúa lại hiện hữu ngay tại tâm hồn mình thì phải ..xoay ngược cái Tâm trở vào bên trong mà tìm chứ đừng có hướng ra bên ngoài. Xu hướng của con người do nơi ảnh hưởng của tội nguyên tổ là tội phân biệt nên nó luôn luôn hướng tâm ra ngoài nơi thế giới hiện tượng hình danh sắc tướng. Tội nguyên tổ là tội phân biệt ( St 2, 16) và cũng chính vì phạm tội này mà nguyên tổ đã bị đuổi ra khỏi Vườn Địa Đàng. Địa Đàng ám chỉ cho Thực Tại thường hằng bất biến đồng thời cũng là Bản Tâm vô phân biệt ở nơi mỗi người. Bị đuổi khỏi Địa Đàng tức là đã đánh mất Thực Tại để sa đọa vào nơi thế giới hiện tượng nhị nguyên phân biệt đầu sự khổ đau lo lắng. Tuy bị đuổi nhưng Giehova Thiên Chúa vẫn hứa cho trở về với điều kiện là phải thắng trong một cuộc chiến cam go. Cuộc chiến ấy diễn ra giữa Người Nữ và rắn Satan “ Ta sẽ làm cho mày cùng Người Nữ, dòng dõi mày cùng dòng dõi Người Nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mày, còn mày thì rình cắn gót chân Người” ( St 3, 15). Người Nữ chỉ cho Đức Maria , vậy còn Satan ? Trong thời tục hóa cao độ này khi người ta chủ trương một thứ Nước Trời tại thế thì làm gì còn có ma quỷ, còn có Satan và câu chuyện nơi Vườn Địa Đàng chỉ là phất phơ cho có ý vị.? Đang khi đó Đúc Kito đã vạch mặt một cách thẳng thừng, nó là tên giết người. Chúa nói với người Do Thái “ Ví bằng ĐCT là Cha các ngươi thì các ngươi chắc thương yêu Ta vì Ta vốn từ ĐCT mà ra và đến chớ chẳng phải tự mình mà đến đâu nhưng Ngài đã sai Ta. Tại sao các ngươi không hiểu lời Ta, ấy là vì các ngươi chẳng thể nghe Đạo của Ta. Các ngươi ra từ cha các ngươi là ma quỷ và các ngươi muốn làm theo tư dục của cha cá`c ngươi. Từ ban đầu nó là kẻ giết ngươi, chẳng đứng trong sự thật vì trong nó không có sự thật đâu. Khi nó nói dối thì tự mình nó nói vì nó vốn là kẻ nói dối cũng là cha của sự ấy” ( Ga 8, 42 -44). Quỷ Satan cha của sự nói dối mà Đức Kito vạch mặt ở đây không phải là chi khác mà đó chính là óc duy lý ở nơi con người. Lý trí sở dĩ dối trá là bởi nó luôn nhìn, nghe, cảm thụ và suy tư ( Kiến Văn Giác Tri ) sự vật với tâm đối đãi nhị nguyên phân biệt = Thị phi, thiện ác, lành dữ, vinh nhục, giàu nghèo, sang hèn v.v… Khi khởi tâm phân biệt thấy cái nhà là nhà để rồi phân biệt lớn nhỏ, đẹp xấu, đắt rẻ…đó là đánh mất thực tại. Khi đọc kinh lần hạt mà cứ mặc tình chia lòng chia trí ( phân tâm) đó là mất thực tại…

Thấy cái nhà để rồi phân biệt lớn nhỏ, đẹp xấu, khen chê cái thấy ấy là thấy trong mê lầm. trái lại thấy biết là nhà nhưng không khởi tâm phân biệt lớn nhỏ đẹp xấu, mắc rẻ đó là thấy trong sự tỉnh thức. Đức Kito truyền dạy hãy tìm kiếm Nước Trời thì cứ cố gắng tìm kiếm bằng sự kiên tâm cầu nguyện, bằng nỗ lực làm lành lánh dữ, không nghe ai nói này nói nọ, nghiêng bên này ngả bên kia theo triết này triết nọ, pháp môn này, thần học nọ v.v..trái với đức tin chân thật. Tất cả những việc ấy nếu cậy vào sức mình thì chẳng những không bao giờ có thể thành tựu mà còn mắc mưu Satan đứa lừa dối đã bị Đức Kito vạch mặt chỉ tên. Chúng ta không thể làm bất cứ sự thiện gì thực là thiện một khi đã vướng vào tội nguyên tổ là tội phân biệt. Để chiến đấu và chiến thắng được quỷ dữ Satan thì duy chỉ có Đức Maria bởi vì Ngài là Người Nữ đạp giập đầu rắn. Gót chân mềm yếu tượng trưng cho đức khiêm nhường hay tha thứ. Còn đầu rắn cứng cỏi là lòng kiêu căng thù hận. Mềm thắng cứng, khiêm nhường thắng kiêu căng, đây là nguyên lý của muôn đời “ nhu thắng cang, nhược thắng cường. Thiên hạ mạc năng tri, mạc năng hành” ( Mềm thắng cứng, yếu thắng mạnh. Dưới trời không ai không biết nhưng không ai có thể làm được – Lão Tử ĐĐK chương 78 ).

Thiên hạ không ai làm được nhưng chúng ta lại làm được bởi vì có Đức Maria làm Mẹ’

Sk từ bài của Phùng văn Hóa
Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh   Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh EmptyTue Dec 20, 2011 11:41 pm

Bạn có thể dâng tặng Chúa những gì?

Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh LoadImage

Đối với người tín hữu, mỗi một ngày đều có thể là Giáng Sinh! Chúa Giêsu bày tỏ tình yêu của Ngài cho chúng ta mỗi một ngày trong suốt năm. Nhưng đáng buồn thay, còn có những người rất đáng thương vẫn chưa tìm thấy ý nghĩa thật sự của Giáng Sinh.

Có những người đang lầm đường lạc lối, đang cô đơn, đang buồn chán. Một số người yếu đuối về thể xác, số khác yếu đuối trong tâm trí, và cũng có những người yếu đuối cả về thân xác, tâm trí và tâm hồn.

Có những người bị lãng quên: những người nghèo, những người bị bách hại, những người đói khát, những nạn nhân của chiến tranh, của tội ác và của sự bóc lột; những người không ai muốn hay quan tâm đến, những người nghèo về vật chất, những người không có được ngay cả những nhu cầu căn bản.

Cũng có những người dư thừa của cải vật chất, và trông có vẻ như “mọi thứ đều tốt đẹp” trong mắt của những người khác, thế nhưng họ lại là những người lạc lối và cô đơn đang bị giam cầm trong những ham muốn ích kỷ của chính mình. Họ mệt mỏi và cảm thấy nặng nề vì những khó khăn, căng thẳng, sợ hãi và sự ám ảnh.

Có những người ngoài miệng tươi cười, nhưng trong lòng lại rất đau đớn; có những người bị nhấn chìm trong sự trống rỗng; có những người trải qua đau đớn, tội lỗi, sự cay nghiệt, và tự oán trách bản thân; có những người cảm thấy hối hận về những việc làm trong quá khứ và sợ hãi tương lai.

Vâng! Có rất nhiều người đang lầm đường lạc lối và tuyệt vọng trong thế giới hôm nay.

Nó nhắc tôi nhớ đến lời một bài hát của nhóm Beatle: “Tất cả những người cô đơn từ đâu đến?” Được, tôi sẽ nói cho bạn biết họ đến từ đâu – tất cả những người cô đơn đến từ cuộc sống ích kỷ.

Tất cả những người cô đơn, bị lạc lối và tuyệt vọng chính là những người đến từ một xã hội mà nơi đó con người chỉ lo tìm kiếm những nhu cầu của riêng mình mà không quan tâm đến những nhu cầu của người xung quanh. Đó là nơi mà tất cả những người cô đơn đến – từ một xã hội tranh giành, cấu xé lẫn nhau, từ một cuộc sống đầy dẫy những bất công. Họ là “sản phẩm” của những chủ nghĩa thuộc về Satan: “Hãy làm việc của bạn” và “không cần quan tâm đến ai”. Đó là nơi của tất cả những người cô đơn. Tất cả những người cô đơn ấy chính là “sản phẩm” của một thế giới quên đi Đấng Sáng Tạo ra mình. Họ chính là nạn nhân, là kết quả đáng buồn của những gì xảy ra khi cuộc sống của họ không được tình yêu tác động.

Đêm ngày một tối dần

Đêm ngày một tối hơn, lạnh lẽo hơn, và rất nhiều người cảm nhận được điều đó. Có thể họ không hiểu được, và không phải lúc nào họ cũng muốn thừa nhận điều ấy, nhưng nó thật sự đang diễn ra. Mặt trời đang lặn, bóng tối đang buông xuống, và thế giới đang mong chờ niềm hy vọng, mong chờ tia ánh sáng.

Nhiều sự kiện liên tiếp xảy ra khiến nhiều dân tộc đặt ra câu hỏi: “Tại sao lại thế này, tại sao lại thế kia? Tại sao tất cả những đau đớn và xung đột tồn tại nơi thế giới? Tại sao có những cuộc thảm sát người vô tội? Tại sao lại có những trắc trở và những nỗi buồn?” Những câu hỏi này xuất hiện trong trái tim và tâm trí của nhân loại, và những ai được xây trên nền cát, hay những ai không hề xây dựng nền tảng vững chắc lúc ban đầu, sẽ không có được câu trả lời. Chưa bao giờ thế giới lại đang khao khát tình yêu đích thực và mong muốn những câu trả lời thật sự như lúc này!

Nó làm tôi nhớ lại bài hát Giáng Sinh nổi tiếng “Đêm Thần Thánh”: “Đêm Thần Thánh, những ngôi sao chiếu sáng rạng ngời! Đó chính là đêm Đấng Cứu Thế hạ sinh xuống trần gian mến yêu của chúng ta. Một thế giới sống trong tội lỗi và [buồn phiền] đang khao khát…”.

Chưa bao giờ thế giới đắm chìm trong tội lỗi và buồn phiền như lúc này. Có rất nhiều điều để nói về “sự tiến bộ” và “sự cải tiến” của nhân loại – tiến bộ trong y khoa, trong công nghệ hiện đại, trong những phát minh mới, trong những chính phủ tốt hơn để hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn – có rất nhiều điều tiến bộ, trong khi thực tế cũng ngày càng có nhiều điều đang thoái lui. Hãy nhìn xung quanh! Con người ngày nay đang đắm chìm trong tội lỗi, đang hao mòn dần bên trong tâm hồn. Chưa bao giờ có nhiều sự hỗn loạn, có nhiều lời mời mọc sai lầm rằng “đây là hướng để đi” nhằm lừa gạt con người. Chưa bao giờ thế giới cần được nghe lời chân lý như lúc này!

Những Thiên thần xuất hiện

Đoạn kế tiếp của bài hát: “Sự xuất hiện một tia hy vọng! Tâm hồn buồn chán được vui mừng, vì ở đàng xa, một buổi bình minh mới rạng ngời được mở ra!” Chưa bao giờ thế giới lại cần đến một tia hy vọng như lúc này! Chưa bao giờ hơn lúc này, con người cần được nghe về buổi bình minh mới rạng ngời vốn đang ở rất gần đâu đây.

Đoạn điệp khúc cũng rất quan trọng: “Hãy quỳ xuống! Hãy lắng nghe tiếng của những thiên thần!” Cũng giống như những mục đồng nghe thấy thiên thần loan báo về sự hạ sinh của Đấng Cứu Thế, Thiên Chúa muốn nhân loại trên thế giới ngày hôm nay nghe thấy tiếng nói của những thiên thần đó.

Và tôi có một tin cho bạn: Bạn có thể là một trong những thiên thần ấy. Bạn có thể là một trong những thiên thần Giáng Sinh ấy do chính Chúa Giêsu gửi đến để loan báo tin mừng cho những ai đang lạc lối và cô đơn, để mang đến cho họ một tia hy vọng mà họ đang đợi chờ. Còn ai tốt hơn để Ngài có thể dùng ngoài những đứa con của chính Ngài, những người có được Lời sự sống, những người biết sự thật của Ngài, và những người mà Ngài ban cho đức tin dồi dào!

Thế giới ngày nay, với biết bao những trái tim đầy căm hận và cứng cỏi, biết bao những điều hỗn loạn và dối trá, biết bao những lời mưu mô và quỷ quyệt, những vẻ mặt giả dối và che đậy, đang rất cần tình yêu của Chúa chiếu sáng. Khi bóng tối buông xuống và gió lạnh tràn về, bạn phải giơ cao đuốc sáng. Bạn phải giữ cho nó sáng mãi để mọi người nhìn thấy.

Yêu thương bằng hành động

Thế giới ngày nay không chỉ cần được nghe sự thật, mà chưa bao giờ thế giới lại cần được nhìn thấy sự thật như lúc này. Nhân loại không chỉ cần được nghe về tình yêu đích thực, mà họ cần được thấy. Họ cần được nhìn thấy tình yêu được thể hiện qua hành động!

Đôi khi, chỉ vì bản chất nhân loại, nên con người không hiểu rõ những gì bạn nói, nhưng sẽ không hề có sự nhầm lẫn nào khi họ nhìn thấy điều đó qua hành động. Giống như bài thơ của thi sĩ Edgar A.Guest: “Tôi thích được nhìn thấy bài thuyết giáo hơn là được nghe nó. Tôi thích ai đó cùng tôi bước đi hơn là đơn thuần chỉ đường cho tôi”. Để hầu hết mọi người chấp nhận sự thật, họ không chỉ cần được nghe thuyết giáo, mà họ cũng cần được nhìn thấy cách cụ thể.

Chúa Giêsu đã nói: “Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,35). Bạn nghĩ xem tại sao Ngài lại nói như thế? Liệu có đủ không nếu bạn chỉ cần nói cho người khác biết về tình yêu của Chúa Giêsu? Thiên Chúa cũng đã có thể nói: “Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ Thầy: là anh em hãy rao giảng lời Thầy”. Như thế liệu có đủ không?

Rõ ràng là không, bởi vì Thiên Chúa đã nói: mọi người sẽ biết bạn là môn đệ của Ngài nếu bạn biết yêu thương nhau. Và nếu bạn yêu thương nhau, không còn gì phải nghi ngờ, bạn đang thể hiện theo những cách thật sự rõ ràng mà mọi người có thể nhìn thấy.

Chỉ nói về tình yêu thôi thì chưa đủ. Chúa Giêsu đã nói bạn phải có tình yêu thương, và bạn phải sống yêu thương.

Bạn có thể dâng tặng Chúa những gì?

Giáng Sinh năm nay và trong suốt một năm sắp đến, hãy dâng cho Chúa những món quà làm vui lòng Ngài nhất – những món quà của tình yêu! Hãy dâng tặng tình yêu của bạn! Hãy dâng tặng chính bản thân bạn! Hãy chiếu sáng tình yêu và sự dịu dàng của Chúa Giêsu qua sự rạng rỡ nơi đôi mắt của bạn, một cái nhìn đầy yêu thương, một lời nói tử tế và những hành động ân cần. Hãy là Chúa Giêsu đối với mọi người. Hãy là một tấm gương sống động của thông điệp, hãy là bằng chứng sống động rằng thông điệp ấy có tác dụng!

Còn cách nào tốt hơn để sống trong mỗi dịp Lễ Giáng Sinh và mọi ngày trong năm cho bằng tiếp tục dâng tặng cho những người xung quanh bạn, sống đúng theo những gì Chúa đã dạy chúng ta và biểu lộ tình yêu của Ngài qua những việc thật nhỏ nhặt hằng ngày, để cho thế giới thấy bằng chứng sống động rằng tình yêu của Chúa Giêsu đang hoạt động!

Trở lại với bài hát Giáng Sinh: “Ngài dạy chúng ta yêu thương nhau; luật của Ngài là yêu thương, và Phúc Âm của Ngài là bình an!” Ngài giao phó cho bạn luật của Ngài – đó chính là tình yêu. Và lúc này đây, Ngài đang kỳ vọng bạn tuân giữ luật ấy, làm cho nó có hiệu lực, và sống trong tình yêu, bởi vì nhờ đó mà mọi người nhận biết bạn là môn đệ của Ngài.

Và câu kế tiếp của bài hát: “Ngài sẽ đập tan tành xiềng xích, vì nô lệ chính là anh em của chúng ta, và nhờ Danh Ngài mà tất cả mọi áp bức sẽ chấm dứt”. Chúc tụng Thiên Chúa! Tình yêu có sức mạnh thật lớn lao!

Như thế, nếu bạn muốn biết phải dâng tặng gì cho Thiên Chúa vào dịp Giáng Sinh này, dâng tặng gì cho Đấng có mọi thứ, thì hãy dâng tặng tình yêu không chỉ cho riêng Ngài, nhưng hãy giang tay và ban tặng tình yêu của bạn cho những người khác. Phúc Âm của Ngài là tình yêu. Bạn có sống theo Phúc Âm? Bạn có cho đi tình yêu? Có lẽ bạn sẽ cảm thấy không đủ khả năng, nhưng Thiên Chúa có đủ khả năng, và Ngài sẽ giúp bạn nếu bạn cố gắng.

Hãy cầu nguyện và xin Thiên Chúa giúp bạn sống mỗi Mùa Giáng Sinh và mỗi ngày trong năm bằng cách giúp bạn sống điều răn quan trọng nhất của Ngài: yêu người như yêu chính mình. Đây chính là ý nghĩa thật sự của lễ Giáng Sinh. Đây chính là lý do cho tất cả. Đây chính là lý do Chúa Giêsu xuống thế gian vào Giáng Sinh đầu tiên – để nhờ đó, chúng ta được sống mãi mãi, và cũng để dạy chúng ta tình yêu, và như thế chúng ta có thể quay lại và ban tặng sự sống ấy cho những người khác.

Hãy cho đi chính bản thân bạn! Hãy cho người khác tình yêu của bạn, lời cầu nguyện của bạn, thời gian của bạn, sự quan tâm của bạn, sự chăm sóc của bạn. Hãy yêu Chúa bằng cách yêu những người xung quanh! Hãy mở rộng tình yêu của bạn trong Giáng Sinh này, và cùng với nhau, tất cả chúng ta sẽ hát hết bài hát Giáng Sinh này bằng cả con tim để tán dương quyền năng và vinh quang của Ngài!

“Chúng ta cùng hợp xướng với tâm tình tri ân qua những lời chúc tụng du dương. Tất cả chúng ta nào hãy chúc tụng Danh Thánh Ngài! Đấng Cứu Thế là Đức Chúa! Nào chúc tụng Danh Ngài muôn đời! Quyền năng và vinh quang của Ngài thật đáng tán dương! Quyền năng và vinh quang của Ngài thật đáng tán dương!”

Bạn có chúng tụng danh Ngài mãi đến muôn đời không? Bạn có ra đi và tán dương quyền năng và vinh quang của Ngài đến muôn đời không? Cách tốt nhất bạn có thể nói về quyền năng và vinh quang của Ngài chính là bằng cách thể hiện tình yêu đối với những người khác, bằng cách cho đi tình yêu!

Cuộc sống của bạn sẽ nói lên tất cả, bởi vì bạn chính là bằng chứng sống động. Khi bạn sống trong tình yêu của Ngài, việc ấy sẽ mang lại cho bạn quyền năng của Ngài. Và Ngài sẽ ban cho bạn quyền năng của Ngài, quyền năng và vinh quang của Ngài sẽ mãi mãi được mọi người trên thế gian nhận biết – quyền năng của tình yêu! “Đấng Cứu Thế là Đức Chúa! Nào hãy chúc tụng danh Ngài đến muôn đời! Quyền năng và vinh quang của Ngài thật đáng chúc tụng!”

Hãy để những người khác nhìn thấy Chúa Giêsu nơi bạn! Đó chính là tất cả những ý nghĩa của ngày lễ Giáng Sinh! Chúc Giáng Sinh vui vẻ!

Nghi Ân dịch - Nguồn: EMTY
NNH Sk...

Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh   Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh EmptyTue Dec 20, 2011 11:54 pm

Quà tặng Giáng Sinh

Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh Baby-jesus-bluebird
“Đức Giêsu là Quà Tặng quý giá nhất Thiên Chúa trao gửi cho con người”
(x. Ga 3,16)

Mùa Giáng Sinh còn gọi là Mùa tặng quà. Thế nào bạn cũng được tặng một món quà nào đó từ những người thân yêu, cha mẹ hoặc bạn bè. Hay ít nhất bạn cũng nhận được một tấm thiệp Noel, một lời cầu chúc trên điện thoại, trong email hoặc trên các trang mạng xã hội. Vậy tặng quà có ý nghĩa gì? Nó mang lại cho bạn niềm vui nào?

Sự trao tặng nào cũng là một sự mất mát và tiêu hao: mất mát thời giờ và công lao, tiêu hao tiền của và sức lực. Sự mất mát và tiêu hao càng lớn thì quà tặng càng có giá trị. Giá trị vật chất, giá trị tinh thần, nhưng nhất là giá trị của tình thương trao ban.

Người tặng quà khi gửi đi một món quà quý giá, thậm chí một món quà bé nhỏ nào đó, cũng đều gói ghém tất cả tình cảm mến thương, sự trân trọng, lòng biết ơn, có khi cả sự ngưỡng mộ của mình dành cho người nhận. Một cách nào đó, khi tặng quà, chúng ta muốn trao ban chính bản thân mình, trao ban không tính toán, trao ban trọn vẹn. Mẹ Têrêxa Calcutta đã nói: “Kitô hữu là người trao ban chính bản thân mình”. Đó là tất cả ý nghĩa đích thực của sự tặng quà.

Nhưng có một nghịch lý hết sức thú vị, là càng trao ban, chúng ta càng được nhận lãnh; càng mất mát, chúng ta lại càng dư đầy. Đó chính là niềm vui của trao ban, của dâng hiến. Vì niềm vui của người chính là niềm vui của ta. Léibnitz đã nói: “Yêu là tìm chính hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của kẻ khác”. Thánh Phaolô cũng cảm nghiệm được niềm vui của trao ban khi ngài ghi lại lời Chúa Giêsu: “Cho thì có phúc hơn nhận lãnh” (Cv 20,35).

Nếu có một bài học nào đó có thể rút ra từ việc tặng quà chính là: “Khi trao ban cho người khác, người ta lại tìm được chính bản thân và những gì cao quý nhất”. Đó là sứ điệp xuyên suốt trong Tin Mừng, đặc biệt trong Mầu nhiệm Giáng Sinh: Đức Giêsu chính là quà tặng quý giá nhất Thiên Chúa trao ban cho con người (x. Ga 3,16). Người không chỉ mặc khải cho chúng ta tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người, mà còn tỏ bày cho chúng ta chân lý về chính con người: Đó là con người chỉ tìm lại được chính bản thân, nghĩa là đạt được nhân cách sung mãn, bằng sự trao ban vô vị lợi mà thôi.

***
Lạy Chúa, giá trị đích thực của con người hệ tại ở lòng quảng đại trao ban. Xin cho con đừng đi tìm niềm vui nào khác ngoài niềm vui trao ban và tiêu hao cho anh em con mỗi ngày. Như Chúa đã trao tặng Người Con Chí Ái của Chúa cho chúng con, xin cho con cũng biết trao tặng những gì quý giá nhất cho anh chị em con khi họ cần đến. Amen!

Sk từ Thiên Phúc


Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
Sponsored content





Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh   Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Đừng đánh mất ý nghĩa của Giáng sinh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đánh giá về bài giảng đầu tiên của ĐGH Phanxicô
» Ý Nghĩa Của Sự Phục Sinh Trong Tân Ước: Cội Nguồn Do Thái Giáo
» Cây Giáng sinh
» Bạn biết gì về lễ Giáng Sinh?
» DuongHong & Mùa Giáng Sinh 2020

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: TÂM HỒN... :: TÂM LINH ĐỜI SỐNG-
Chuyển đến