Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 KiTô học...

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

KiTô học... Empty
Bài gửiTiêu đề: KiTô học...   KiTô học... EmptyThu Aug 04, 2011 9:11 pm

ĐỨC GIÊSU KITÔ THỜI ĐẠI MỚI

KiTô học... Images?q=tbn:ANd9GcRhoCaNn9q3TUQWz14G4kXihuLxC7Flll9arq1zaKh5m3F8Apyw

LỜI GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

Kính thưa anh chị em,

Theo một số nghiên cứu tổng hợp về các dân tộc thế kỷ thứ nhất, thì đức Giêsu cao khoảng 1m 80 , người khá lực lưỡng, khuôn mặt hiền dịu, đáng yêu. Từng mớ tóc quăn thả trùm hai tai, xõa rộng trên đôi vai. Trán rộng. Râu rậm. Cằm chẽ, mắt sáng và thanh thoát.

Có lẽ về phương diện thể lý không nói lên gì về con người độc đáo Giêsu đó. Thực ra, đó chỉ là những phỏng đoán dựa trên những nghiên cứu về dân tộc học. Nghĩa là, kiểu mẫu chung chung của các thanh niên Israel thế kỷ thứ nhất là như thế. Đức Giêsu, một chàng thanh niên thế kỷ thứ nhất tại đất nước Palestin cũng không thoát ra khỏi quy luật lịch sử và dân tộc học đó.

Tuy nhiên, muốn khám phá con người Giêsu - thực ra, một con người đã từng lang thang đây đó trên khắp các đường phố, hang cùng ngõ hẽm của kiếp người, chúng ta phải nhờ đến kinh nghiệm của những người đã cùng ăn, uống, ngủ nghỉ với Người. Người ta có thể cho rằng đó chỉ là những kinh nghiệm chủ quan. Nhưng phải nói lại: những kinh nghiệm chủ quan có cơ sở lịch sử. Thật vậy, những điều các ngài còn để lại cho chúng ta không phải là một tường thuật lịch sử, mà là một kinh nghiệm, một kinh nghiệm nguyên sơ nhất, một đức tin. Vì lẽ, viết lịch sử không phải là chủ đích của các tác giả trong Tin mừng. Hơn thế nữa, các ngài không muốn đóng lại con đường tìm kiếm, những kinh nghiệm cá vị gặp gỡ đức Giêsu vốn phải là "mở toang" cho mọi người thuộc mọi thời đại. Không có một đức Giêsu chung chung, kiểu mẫu cho mọi người và mọi thời. Đành rằng trong niềm tin chúng ta tuyên xưng: đức Giêsu là Thiên Chúa thật, là con người thật.

Chủ đề : Đức Giêsu, con người thời đại không có tham vọng đưa ra một kiểu mẫu đức Giêsu cho con người thời đại hôm nay. Hai chữ "thời đại" ở đây chỉ muốn gói ghém "tính cách hiện sinh", luôn mới mẻ, trẻ trung cho thời đại ta đang sống, đang lớn lên.

Do ảnh hưởng văn hóa, xã hội, cách sống... mỗi thời đại, một cách nào đó đều cố trình bày một đức Giêsu đặc trưng cho thời đại của mình. Con người là một hữu thể có văn hóa. Thời đại khắc khổ, ăn chay đánh tội của thế kỷ 13 chẳng lạ gì sẽ tạo nên một hình tượng Giêsu đau khổ, máu me đầm đìa... Bối cảnh xã hội Châu Mỹ Latinh đầy áp bức, bóc lột, đấu tranh... tất nhiên sẽ làm nên một đức Giêsu gầy gò, đen đủi, có vẻ khắc khổ, thách thức với những sự dữ bao bọc tứ phía.

Trở lại với các thời đại xa xăm để xem hình tượng đức Giêsu đặc trưng là thế nào. Vào thế kỷ thứ nhất, sau khi đức Giêsu không còn ở trần gian, chúng ta đọc lời tuyên xưng trên một văn phẩm "nhờ ân sủng đức Giêsu, tình yêu của Chúa Cha, và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng anh chị em". Đức Giêsu là ngôi thứ Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa. Mãi đến thế kỷ IV mới có vấn đề nhập thể, vào xác. Từ đó làm nảy sinh vấn đề "Chúa Giêsu chỉ có vẻ là người, chứ không thực sự là người" (Docetist). Hoặc "Đức Giêsu là nửa-Chúa (demi Dieu), tức không thực sự là Thiên Chúa, nhưng hơn con người. Chẳng biết sắp Người vào giống loại nào đây? Lúc ấy, Giáo hội lên tiếng qua công đồng Chalcédoine: Đức Giêsu Thiên Chúa thật - con người thật. Tuy trừu tượng nhưng chấm dứt những cuộc tranh luận vô bổ nguy hiểm (năm 451). Thế là cho đến nay, đức Giêsu vẫn là Chúa-Người theo tín lý. Nhưng theo đời sống hiện sinh cụ thể thì Người lại có muôn vàn dung mạo khác nữa.

Đối với bạn, Đức Giêsu là ai? là một câu hỏi hiện sinh, muôn thuở. Có một đức Giêsu cho Phê-rô, cho Phao-lô, cho Maria Ma-đa-lê-na, cho người mù từ lúc mới sinh... cho đủ mọi loại người. Cũng có một đức Giêsu cho anh, cho chị, cho tôi, miễn là chúng ta bước lên đường tìm kiếm.

"Vấn đề Giêsu", vâng, đó là một vấn đề gây nhức nhối cho biết bao tâm hồn, biết bao con tim. Đức Giêsu trở thành vấn đề, vì bất cứ ai đã có kinh nghiệm gặp gỡ Người một lần trong đời đều không thể ngồi yên, an thân, nhưng phải hành động. Bất cứ ai đã một lần kêu tên Người, biết được Người thực sự không thể trốn tránh trăn trở, thao thức sống mãnh liệt và trọn vẹn hơn kiếp người này.

"Vấn đề Giêsu" làm nảy sinh "hiện tượng Giêsu". Đó là những lối bộc lộ ra bên ngoài, lối diễn tả muôn mầu muôn vẻ. Một Madonna, ca sĩ bốc lửa nổi tiếng của nhạc Rock hiện đại, khi trình diễn thường đeo ảnh thánh giá, vì như chị nói: "trên đó có một người đàn ông trần trụi bị treo lên". Hoặc như phong trào hippi của giới trẻ châu Âu thập niên 60-70 đã lớn tiếng gào thét: "Chúng tôi muốn nhìn thấy Thiên Chúa tận mắt, diện đối diện" - dĩ nhiên là qua đức Giêsu. Họ đã chẳng vẽ khuôn mặt đức Giêsu trên áo pull, trên áp phích quảng cáo đó sao? Họ đã dựng lên nhạc kịch "Giêsu, Siêu minh tinh" (superstar) để nói về một thanh niên Giêsu tuyệt diệu, hấp dẫn, lôi cuốn phụ nữ, gần gũi như tình yêu của Maria Mađalêna, nhưng lại bị những người chống đối với xe tăng, súng ống đến bắt đi chịu tử hình như một tội phạm. Năm 1987, với bộ phim "Cơn Cám Dỗ Cuối Cùng Của Chúa" đã đẩy đức Giêsu tới hố thẳm của kiếp người: vấn đề phái tính - điều tuyệt nhiên không hề được đả động đến trong Tin mừng. Hậu quả là đã gây lên một làn sóng phản kháng. Hơn thế nữa, có lẽ hẳn các chị em phụ nữ hài lòng với "chị" Giêsu trên thập giá - thay vì anh Giêsu. Vì họ đã gọi đức Christ, tức anh Giêsu là Christa, giống cái, chỉ phụ nữ - chị Giêsu... Còn biết bao hiện tượng khác nữa.

Dầu thế nào đi nữa, kinh nghiệm nguyên sơ nhất, trung thực nhất của Mác-cô, Lu-ca, Gio-an, Mat-thêu và Phao-lô vẫn có giá trị độc đáo, chứng từ quan trọng nhất. Từ đó phóng một cái nhìn vào thời đại này, để soi sáng những vấn đề của con người cụ thể hôm nay. Chúng ta cùng gặp gỡ:

- Anh Mác-cô với một đức Giêsu lữ hành, ra đi mãi mãi, không mệt mỏi. Đời ta chẳng phải là một cuộc lữ hành đi tìm hạnh phúc, tìm Thiên Chúa đó sao ?

- Anh Lu-ca với một đức Giêsu, con người dịu hiền, đầy lòng nhân ái. Thời nào lại chẳng cần lòng nhân ái nhỉ? Tâm hồn của con người còn nặng gấp trăm lần thể xác... nó nặng đến nỗi một người mang không nổi... Bởi thế, người đời chúng ta chừng nào còn sống, phải ra sức giúp đỡ nhau, gắng làm cho tâm hồn trở nên bất tử, ông giúp cho tâm hồn tôi sống mãi, tôi giúp người khác, người ấy lại giúp người khác nữa, có thể đến vô cùng... (lời của Batsana, một nhà hoạt động xã hội có tầm cỡ nói với giáo sư Nôđa Grigôriêvíts trong chương cuối tác phẩm "Quy Luật Của Muôn Đời", của N. Đumbatzê).

- Anh Gio-an với một thần tượng Giêsu của giới trẻ, một tình yêu trong suốt, thanh thoát nhưng lại bị khước từ. Bạn nào không hiểu điều này nhỉ: "Cuộc đời là bông hoa, tình yêu là mật ngọt?" (V. Hugo).

- Anh Mat-thêu với một con người Giêsu tự do, một thứ tự do mang tính nhân bản và trọn vẹn nhất. Chúng ta không kết án là tự do, nhưng chúng ta có được một ơn huệ là tự do. Vì chính nơi tự do, bộc lộ trọn vẹn con người nhân tính nhất.

- Anh Phao-lô với một đức Giêsu bằng xương, bằng thịt, bằng máu huyết châu lưu trong đời sống, huyết quản của ông. "Ta với mình, tuy hai mà một, tuy một mà hai", "Tôi sống nhưng không phải là tôi sống, mà là Chúa Giêsu sống trong tôi" (Gl 2,20).

Xin mời anh chị em cùng lên đường với các ngài.

Việt Nam

Trích TSTH số 19 - 3/2000

Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

KiTô học... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KiTô học...   KiTô học... EmptyThu Aug 04, 2011 9:16 pm

ĐỨC GIÊSU KITÔ THỜI ĐẠI MỚI

KiTô học... Images?q=tbn:ANd9GcSlmVFNbnPWU8521o_ghiv0jYSStVa-SbOwB4Ml4LMFkdNrWJO9

Phần I

I. ĐỨC GIÊSU, CON NGƯỜI LỮ HÀNH

Nhân vật: NGƯỜI THỜI ĐẠI VÀ MÁC-CÔ

Nhân vật thời đại (NTĐ): Xin giới thiệu với các anh chị, đây là anh Mác-cô. Hôm nay anh sẽ hướng dẫn chúng ta đi tìm gặp đức Giêsu bằng kinh nghiệm của riêng anh. Chào anh Mác-cô.

Mác-cô (Mc) : Chào các anh các chị.

NTĐ : Anh có thể chia sẻ cho các bạn trẻ chúng tôi kinh nghiệm sống với đức Giêsu của anh không?

Mc : Vâng, rất sẵn sàng, thưa các bạn trẻ thân yêu. Thật là một vinh dự to lớn cho tôi. Nhưng các bạn biết đó, tôi không phải là môn đệ của đức Giêsu, tôi chỉ là môn đệ của thầy Phê-rô, một môn đệ đứng đầu nhóm 12 của đức Giêsu. Thầy trò chúng tôi đi giảng cho người Hy Lạp, mà thầy lại nói tiếng Hy Lạp không rành, trệu trạo, nên tôi làm thông ngôn cho thầy.

NTĐ : Anh đã nghe những lời giảng của thầy anh và chép lại thành sách đó chứ?

MC : Vâng, thầy tôi rất thường nói về đức Giêsu. Thầy say mê nói bất cứ chỗ nào, bất cứ gặp ai, kể cả những người chúng tôi mới gặp lần đầu tiên. Khi giảng hay kể chuyện, thầy cố gắng diễn tả lại thật đúng từ giọng nói, điệu bộ và cả đến nét mặt của đức Giêsu nữa. Lúc nào tâm tư thầy cũng hướng về đức Giêsu, có lẽ đó là một cách chuộc lại lỗi lầm xưa của thầy, cái tội nhát sợ, rồi chối thầy đó. Tôi nghe và thấm dần những lời thầy rồi suy niệm, mãi đến khoảng 35 năm sau khi đức Giêsu qua đời, tôi mới cho hoàn tất cuốn sách đó. So với các sách viết về đức Giêsu, sách tôi viết là sách ngắn nhất, lại chẳng có bố cục mạch lạc rõ ràng gì cả, vì tôi nghe được ở đâu, biết được gì về đức Giêsu là tôi viết liền. Bây giờ tôi tiếc là mình viết quá ngắn.

NTĐ : Anh hoàn tất sách đó khoảng năm bao nhiêu nhỉ?

Mc : (suy nghĩ)... khoảng 65-70 gì đó.

NTĐ : Chắc là anh đã nghe nói về thầy Giêsu trước khi làm môn đệ thầy Phê-rô chứ?

Mc : Vâng, chuyện kể cũng dài dòng lắm, sợ làm phiền các anh các chị ở đây...

NTĐ : Không, không sao, anh cứ kể...

Mc : Vâng, vậy tôi xin kể. Hồi ấy, tôi mới 13 tuổi. Gia đình tôi thuộc loại khá giả, có một căn nhà khá rộng, có lầu nữa, có thể chứa được hơn 100 người. Hôm lễ vượt qua năm ấy (suy nghĩ một chút) ... à năm 30, đức Giêsu và các môn đệ đã ăn bữa tiệc ly tại nhà tôi. Khoảng ban trưa, khi tôi đi học về thì có hai môn đệ của đức Giêsu - sau này tôi mới biết đó là thầy Phê-rô và bác Gio-an - đến báo tin đức Giêsu muốn ăn lễ vượt qua tại nhà tôi, ngay phòng họp trên lầu. Thật ra, đức Giêsu chỉ nói mập mờ rằng cứ vào thành, hễ thấy ai vác vò nước thì đi theo. Có lẽ Người muốn giữ bí mật để Giu-đa - người chúng ta vẫn gọi là kẻ phản bội - không biết mà đi báo cáo quá sớm trước khi Người ăn lễ vượt qua. Người muốn ăn mừng lễ cách yên ổn. Hơn nữa, Người cũng muốn tâm sự nhắn nhủ các môn đệ trước khi Người phải ra đi. Hôm đó, người đầy tớ già nhà tôi ra chợ mua một cái vò thay cho cái cũ vừa mới bị bể, lão vác vò trên vai về nhà và hai môn đệ đã bắt gặp lão và theo về nhà tôi... Thế là cả nhà tất bật lo dọn dẹp, trang hoàng chuẩn bị phòng cho chu đáo...

NTĐ : Hôm ấy anh cũng phụ giúp bàn ăn đấy chứ?

Mc : Vâng, tôi cũng quanh quẩn gần đó vì tò mò, thỉnh thoảng mẹ tôi cũng gọi phụ giúp một chút. Gần cuối bữa tiệc, thấy tôi lấp ló gần cửa, đức Giêsu liền gọi và bảo tôi đi lấy cho Người một cái thau, một cái khăn và một vò nước. Tôi nhanh chân đi lấy cho Người. Rồi Người thắt khăn vào bụng và cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. Tôi rất ngạc nhiên và bỡ ngỡ, vì việc rửa chân là việc của người đầy tớ, chứ đâu phải việc của một người có tiếng tăm như Người. Các ông không ai chịu cho Người rửa chân. Người phải giải thích mãi các ông mới chịu. Đức Giêsu nói: Người làm như thế vì yêu thương phục vụ các ông, và Người kêu gọi các ông cũng hãy yêu thương phục vụ những người khác như vậy... Kể cũng lạ, thế là tôi có ý định theo dõi đức Giêsu từ đó.

NTĐ : Sao lại theo dõi như thể công an thế à...

Mc : Ồ, không, không, chỉ vì tò mò thôi... À, còn chuyện này nữa... (chực) kể lại cũng mắc cở... Nhưng thôi, kể cũng được. Đó là khi đức Giêsu bị bắt tại vườn cây Dầu, tôi rón rén theo Người, để xem Người làm cái gì. Đang lấp ló ở tảng đá gần chỗ Người đứng, bất chợt một anh lính túm lấy áo tôi, sợ quá, tôi trút áo lại, mình trần như nhộng, chạy lấy chạy để, mong sao trốn thật xa thoát khỏi tay bọn lính. Thật tội nghiệp cái áo choàng gai mới tinh, mẹ tôi mua để mừng lễ vượt qua...

NTĐ : Kể ra thì anh cũng liều đấy, anh Mac-cô ạ. Anh không biết là theo dõi như thế có thể bị kết án chung với người bị bắt à?

Mc : (phân trần) Vâng, sau này tôi mới biết. Nhưng phải thú thực với các anh các chị là khi chạy thoát được rồi tôi mới tiếc là mình đã không ở lại. Thế là tôi trở lại vườn cây Dầu. Ôi thôi cơ man nào là lính, lính khắp nơi, họ còn làm rào cản 3, 4 lớp nữa. Rồi những người hiếu kỳ kéo đến rất đông, chỗ nào cũng người, bát nháo cả lên. Có lẽ nếu khéo léo một chút, tôi có thể không bị phát giác và chuyện những ngày cuối đời của đức Giêsu sẽ hấp dẫn, ly kỳ hơn.

NTĐ : Sau này, đọc Tin mừng do anh viết, chúng tôi thấy có chuyện một thiếu niên theo đức Giêsu, bị phát giác liền bỏ chạy, bây giờ mới biết đó là anh.

Mc : Lúc đó tôi còn trẻ quá, các anh chị ạ. Ở vào hoàn cảnh tôi lúc bấy giờ, có lẽ các anh chị cũng làm như thế thôi. Ngó mặt mấy tên lính hùng hổ, gươm giáo đi bắt đức Giêsu cũng đủ ớn rồi. Họ la lối, quát tháo, giục giã ghê lắm.

NTĐ : Như thế, chắc hẳn anh có cảm tình với đức Giêsu. Vậy theo anh, đức Giêsu là người thế nào?

Mc : Cho phép tôi được nói tiếng nói của con tim mình, được không các anh chị? (tâm sự) Lần đầu tiên gặp Người tại nhà tôi hôm lễ vượt qua, tôi thấy Người có một sức hấp dẫn lạ lùng, thúc giục tôi tò mò muốn biết thêm về Người nữa. Sau này, khi đi theo thầy Phê-rô, lang thang nay đây mai đó để nói về đức Giêsu, tôi càng hiểu Người hơn. Và nhất là, tôi cảm thấy thấm thía lời đức Giêsu nói: "con chồn có hang, chim trời có tổ, con người không có chỗ tựa đầu." Rồi tôi thấy hoàn cảnh của mình cũng chẳng hơn gì, cũng lang thang nay đây mai đó theo thầy Phê-rô, không có chỗ tựa đầu. Thế là nảy sinh trong đầu óc tôi đức Giêsu là một con người lữ hành, một con người ra đi... LỮ.. HÀNH..

(đàn dạo và hát bài: Đức Giêsu, con người lữ hành)

Đấy, các anh chị thấy không? Đức Giêsu ra đi để tìm gặp con người, đến với những con người nghèo đói, bệnh tật, những người bị đẩy ra bên lề xã hội, những con người sống dưới đáy xã hội. Có lẽ, hôm nay nếu Người có mặt ở đây, thì trong số các anh chị chắc là có nhiều bạn - nếu không dám nói là tất cả - đã là những người bạn rất thân của đức Giêsu rồi.

NTĐ : Chúng tôi vẫn hy vọng và mong muốn như thế... Chắc là mọi người đến với đức Giêsu nhiều lắm nhỉ?

Mc : Phải nói là Người đến với mọi người trước thì đúng hơn. Người đi khắp nơi, tới mọi miền. Vào làng quê chào hỏi bác nông dân, lũ trẻ hiếu kỳ xúm xít quanh Người. Tới thành thị, vào hàng quán... chắc là nhậu.. Nhưng hồi đó làm gì có bia như bây giờ... tôm khô củ kiệu tí ti cho đời lên hương. Nhưng nhất là trong số những người theo đức Giêsu, có cả phụ nữ nữa. Nhiều nữa đấy chứ... Thậm chí có người lại... yêu đức Giêsu nữa đấy chớ... tôi nói không quá đâu, chẳng hạn như chị Maria Mađalêna, rồi chị Maria, ngồi cả ngày để chỉ nghe đức Giêsu nói... Chà... căng đấy...

NTĐ : Này, anh Mác-cô. Anh nói hơi quá đáng đấy nhé (gây gỗ).

Mc : Không, đó là sự thực. Vì đức Giêsu không phân biệt đối xử với ai. Người vượt qua mọi thứ rào cản của luật lệ vô nhân, vốn phân chia con người thành loại này loại khác. Người đến với tất cả mọi loại người, Người ưu ái với từng người một. Tôi xin thưa một sự thực thế này để các chị hiểu... Thời đó, người phụ nữ bị coi như vị thành niên, một thứ đồ vật, một món hàng trao đổi, thậm chí như một con chiên, con bò. Có lẽ, thời này chúng ta không thể hiểu hết thân phận người phụ nữ thời bấy giờ đâu. Người chồng có thể bỏ vợ, xin ly dị bất cứ lúc nào khi ông thấy không còn thích hợp nữa. Còn các chị thì đừng hòng. Nơi công cộng, không có chỗ cho các chị. Chẳng hạn khi mọi người tụ họp để cầu nguyện, nếu không đủ 10 người đàn ông thì buổi hành lễ không thể bắt đầu được, cho dù có hàng trăm phụ nữ và trẻ con. Xin lỗi các chị, có lần tôi viết "không kể đàn bà và con trẻ, là 5.000 người đàn ông".

(Người thời đại chú giải một tí về câu nói không kể đàn bà con trẻ trong câu chuyện hóa bánh ra nhiều của đức Giêsu với nghĩa tích cực, chứ không phải "không đáng kể").

Mc : Phụ nữ không được vào đền thờ, không được học luật Mô-sê vì bị coi là ngu dốt. Thậm chí, luật cũng không buộc phụ nữ phải lên hành hương Giê-ru-sa-lem một năm 3 lần như đàn ông, vì họ không có đủ tư cách pháp lý... Có thể tưởng tượng được không các anh chị. Lời cầu nguyện của người Do thái đạo đức là thế này: Lạy Chúa, chúc tụng Ngài, Đấng đã không làm cho tôi thành dân ngoại, vì dân ngoại kể như không trước mặt Ngài. Lạy Chúa, chúc tụng Ngài, Đấng đã không làm cho tôi thành đàn bà, vì đàn bà không được giữ các giới luật, huấn lệnh. Chúc tụng Chúa, Đấng đã không làm cho tôi ngu dốt, vì ngu dốt không biết đâu là tội. Đấy, phụ nữ thời đó là thế đấy.

NTĐ : Nghe anh nói, chúng tôi mới hiểu thân phận phụ nữ vào thời bấy giờ thật đáng thương. Nhưng, xin tò mò một chút, liệu đức Giêsu có ưu ái phụ nữ hơn không?

Mc : Coi chừng, anh bạn hiểu lầm đấy. Người tự do với tất cả. Người không bị ràng buộc với bất cứ sự gì. Người có đến với một cô gái điếm thì đó cũng chỉ là một con người cần được cứu vớt, cần được có niềm tin và hy vọng để vươn lên. Người có để cho các phụ nữ theo mình vì Người chấp nhận họ như là một con người có nhân vị, một tạo vật của Thiên Chúa. Thực ra thì, đức Giêsu đi, đi mãi, đi hoài, đến với mọi người và ai muốn theo Người cũng được. Chứ không như các ông rabbi Do thái chỉ ở một chỗ, tiếp đón những người đủ tiêu chuẩn, tất nhiên trong đó không có phụ nữ. Giả như hồi đó có giấy thông hành, chắc phụ nữ được cấp giấy thông hành loại hạng bét.

NTĐ : Như vậy, không có gì có thể cầm chân Người được chứ?

Mc : Một con người không có nơi gối đầu, không bám víu vào bất cứ sự gì, thì không gì có thể cầm chân được. Một lần tại Ca-pha-na-um trong ngày hưu lễ, đức Giêsu giảng được mọi người ca ngợi. Họ tìm cách giữ Người lại, nhưng Người trốn đến một nơi thanh vắng để cầu nguyện. Con người ra đi là bất chấp tất cả, không ngại bất cứ sự gì, cả đến cái chết.

NTĐ : Nhưng theo tôi biết, thời đó có nhiều người lữ hành đấy chứ?

Mc : Phải, đúng vậy. Nhưng họ lên đường cồng kềnh quá, đủ thứ đồ nghề lỉnh kỉnh. Còn đức Giêsu bảo đừng mang túi xách, đừng mang dép, đừng mặc hai áo, đừng mang tiền nong. Tức là chẳng cần gì cả cho người dám lên đường ra đi, là trần trụi hoàn toàn.

NTĐ (Hướng về cộng đoàn, nói : Thưa anh chị em, bước vào trần gian là lên đường, là ra đi với đôi tay trắng trần trụi và tiếng khóc oe oe. Đến lúc lìa trần cũng là một cuộc ra đi xa xôi vạn dặm cũng trắng tay, trần trụi. Liệu rằng đời sống là khoảng giữa của hai cực đó có trắng tay, trần trụi không?

NTĐ : Xin anh Mác-cô cho chúng tôi biết con người lữ hành là con người thế nào?

Mc : Vâng, con người lữ hành là con người tự do, không bám víu vào bất cứ cái gì, kể cả tiền bạc, danh vọng, chức quyền. Người ta còn giữ cái ô dù là còn bám víu. Người ta chỉ có thể đạt được điều đó khi biết đánh giá cuộc đời mình vượt trên những giá trị tạm bợ đó. Thưa các anh chị, làm thế nào cho các anh chị hiểu được, tôi cảm thấy bất lực để diễn tả kinh nghiệm lữ hành này. Cuộc đời đức Giêsu là một bằng chứng hùng hồn thuyết phục nhất. Một con người có tất cả nhưng lại từ bỏ tất cả. Sinh ra trần trụi, không có nhà ở; sống cũng trần trụi, không nơi tựa đầu và cuối cùng chết trần trụi trên cây gỗ giữa đất trời mênh mông. Vũ trụ trở thành nhà của Người, mây che trên đầu Người và trái đất là bệ chân Người. Người chẳng có gì nhưng lại có tất cả. Người đã sống, đã đi đây đi đó để đem niềm vui, bình an và hạnh phúc đến cho con người, Người làm cho người khác sống nhưng tự chấp nhận cái chết để cứu độ. Người có khả năng chữa bệnh thì trên mình lại đầy những vết thương. Đó là con người lữ hành tự do.

NTĐ : Thật là lý tưởng. Anh nói không bám víu vào bất cứ sự gì thật là khó đối với chúng tôi. Chúng tôi phải đầu tắt mặt tối để kiếm ăn, chạy gạo?

Mc : Phải lo cho cuộc sống chứ. Nhưng đừng để những lo toan quá đáng đè bẹp mình. Đừng để nó chi phối cuộc đời mình như thể không còn gì khác xứng đáng để mình quan tâm tới. Đừng để cho bất cứ cái gì có thể cầm chân ta được. Xin lấy một ví dụ điển hình: lúc chưa có tiền thì lo chạy chọt kiếm tiền, cầu xin, khấn khứa, nhưng có tiền rồi thì sinh tật rượu chè cờ bạc, hút sách.

NTĐ : Đức Giêsu thật là tuyệt vời, lý tưởng. Nhưng làm sao chúng tôi có thể theo Người lữ hành được. Người ta nói: "...lang thang là chết đói, nói dối là 'ủ tờ'..."

Mc : Can đảm chấp nhận đời mình. Không bám víu vào bất cứ gì ở trần gian. Sống trong trần gian nhưng không thuộc trọn về trần gian. Hãy ra khỏi căn nhà cái tôi của mình, con người chật hẹp oi bức của mình để gặp gỡ mọi người. Như thế là các bạn đang họa lại một con người Giêsu lữ hành, tự do tuyệt đối. Xin chúc các anh chị gặp đức Giêsu lữ hành. Chào các anh chị.

NTĐ : Xin cám ơn anh Mác-cô

(Mác-cô đi vào)

LỜI BÌNH ĐỂ KẾT LUẬN:

- Đức Giêsu thật là một con người lữ hành, tự do tuyệt vời. Người lên đường là người dũ bỏ tất cả những gì cồng kềnh trói buộc mình, dù là xích vàng.

- Người lên đường là tự do, thanh thản, tuyệt đối. "Đầu đội trời, chân đạp đất". Bầu trời trên đầu Người mênh mông bát ngát. Đất mẹ dưới chân Người xa xôi mất hút vạn dặm. Người "thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà đi". Không có gì có thể đè bẹp Người.

- Người lên đường ra đi khỏi con người chật hẹp oi bức của thành kiến, của ích kỷ, của những thói quen lâu ngày làm bào mòn cuộc sống thi vị phong phú, làm tắc nghẽn mầm sáng tạo, bóp chết sức sống sinh động. Người ra đi khỏi những hành vi thờ phượng máy móc, rập khuôn, không có tâm tình.

- Người lên đường là "người nghèo của Gia-vê", trống không, nhẹ nhàng để có thể chất đầy ân sủng (như khoảng không của cái chén, của cái nhà...), chất đầy Thiên Chúa, nhẹ nhàng dám chấp nhận chính mình, những khả năng của mình để phục vụ cộng đoàn. Chấp nhận những giới hạn của chính mình và can đảm chấp nhận giới hạn của người khác.

Xin dùng câu chuyện trích trong tập "Góp Nhặt Cát Đá" để minh họa thái độ của người lữ hành:

Một lần nọ, Tanzan và Ekido cùng thong dong bước xuống một con đường lầy. Cơn mưa nặng hạt vẫn còn rơi.

Đến khúc đường quẹo, hai người gặp một cô gái xinh xắn trong chiếc áo kimônô và chiếc khăn quàng cổ bằng lụa, đang đứng bên lề đường vì không thể băng qua ngã tư đường lầy được.

Lập tức Tanzan bảo: "Đi này, cô bé". Tanzan đưa tay nhấc bổng cô gái lên và đưa qua quãng đường lầy.

Ekido từ đó không buồn nói một tiếng nào cho đến khi cả hai dừng lại trong một ngôi đền. Rồi không còn chịu được nữa, Ekido lên tiếng nói với Tanzan: "Chúng ta là những nhà sư, không được phép gần đàn bà, nhất là với những người đàn bà trẻ đẹp. Nguy hiểm lắm. Sao anh lại làm vậy?"

Tanzan mỉm cười: "Tôi đã bỏ nàng chỗ đó rồi. Anh còn mang nàng theo đấy sao?"

Câu hỏi gợi ý:

- Tôi có bám víu vào bất cứ gì, có sẵn sàng lên đường?

- Tôi có dám bước ra khỏi căn nhà "cái tôi" chật hẹp oi bức, ích kỷ để đi đến với mọi người chưa?

- Tôi có gặp thấy Chúa trên đường tôi đi không?

Xin chào anh chị em.

Việt Nam

Trích TSTH số 19 - 3/2000


Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

KiTô học... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KiTô học...   KiTô học... EmptyThu Aug 04, 2011 9:21 pm


ĐỨC GIÊSU KITÔ THỜI ĐẠI MỚI

KiTô học... Images?q=tbn:ANd9GcQOcIULFfvLzRXvUx18RP9Ao5FOKUIrlbfsQc3BaCgoKFpW-EFtGP8sDri4SQ

Phần II

II. ĐỨC GIÊSU, CON NGƯỜI DỊU HIỀN, ĐẦY NHÂN ÁI

Nhân vật : Người thời đại và Lu-ca.

NTĐ : Xin giới thiệu với các anh chị, anh Lu-ca. Chào anh Lu-ca.

Lu-ca : Chào các anh chị.

NTĐ : Xin anh tự giới thiệu cho các bạn trẻ biết đôi chút về anh.

Lc : (vui vẻ, xuề xòa) Làm sơ yếu lý lịch hở... cũng được... quen rồi. Tôi là người Syrie chứ không phải người Do Thái. Tôi chưa hề gặp mặt và quen biết đức Giêsu bao giờ.

NTĐ : Nhưng anh là tác giả Tin mừng thứ ba phải không?

Lc : Vâng, qua lời giảng của Hội thánh, của các anh em tin Chúa lúc ban đầu và nhất là của ông Phao-lô, tôi đã soạn ra sách đó. Tôi vừa là môn đệ, vừa là người bạn đồng hành với ông Phao-lô.

NTĐ : Không quen biết với đức Giêsu, nhưng phải công nhận là anh đã viết về Người rất hay.

Lc : Anh quá khen. Tôi nghe có nhiều người bàn tán về đức Giêsu ở khắp nơi, nhất là về cái chết và sự sống lại của Người. Hơn nữa, tôi cũng có thiện cảm với cái hội... tên... à tên là hội Các Người Bạn Đức Giêsu.

NTĐ : Ồ, đó là hội gì vậy?

Lc : Ban đầu các ông môn đệ đức Giêsu lập ra hội quy tụ những ai tin đức Giêsu. Hơn nữa là để nâng đỡ nhau trong hoàn cảnh sơ khai đầy xáo trộn, đe dọa. Tôi có một số bạn có thiện cảm với Hội, nhưng họ sợ không dám gia nhập vì lúc ấy người La Mã rất ghét hội đó. Hơn nữa, tầng lớp trí thức thường vẫn không tôn trọng lắm đối với đám dân đen ngu dốt mà ông Phê-rô chài lưới làm đầu.

NTĐ : Hình như anh viết sách để thuyết phục một người nào?

Lc : Vâng, tôi viết cho một người bạn trong số những người thiện cảm với hội "Các Người Bạn Đức Giêsu" mà tôi mới nói trên. Người đó tên là Thêôphilê. Nhưng kỳ thực cũng muốn sách đến tay các đạo hữu chúng tôi đang bị bách hại, nhất là những người mới trở lại tin đức Giêsu, niềm tin chưa vững chắc lắm.

NTĐ : Chúng tôi vẫn cho rằng anh là một nhà thần học về lòng nhân ái...

Lc : Không, không. Tôi không viết thần học, cũng chẳng viết lịch sử đức Giêsu. Tôi chỉ viết lại một kinh nghiệm sống về đức Giêsu thôi. Tôi không thể diễn tả hết con người tuyệt diệu đó và cuối cùng chỉ xin chọn một khía cạnh nhỏ, đó là con người Giêsu dịu hiền, đầy nhân ái. Vả lại, đó cũng là điều tâm đắc của giới thầy thuốc chúng tôi.

NTĐ : À ra anh là một thầy thuốc. Thời này chúng tôi nói "lương y như từ mẫu", còn thời đại anh thì sao?

Lc : Thật đáng buồn, thưa các anh chị. Vào thời của tôi, người ta cho rằng nghề thầy thuốc là nghề tội lỗi, và người thầy thuốc bị đồng hóa với những người tội lỗi như người thu thuế vậy. Y khoa là độc quyền của giới nhà giàu, chứ không phải cho tất cả mọi người. Đa số quần chúng thì nghèo, thế là họ đành chịu vậy.

NTĐ : Thế anh không làm gì được cho giới quần chúng nghèo đó sao?

Lc : (cười nhẹ) Thật như muối bỏ bể. Có 10 thầy thuốc như tôi thì mới đáp ứng một phần rất nhỏ. Vì bệnh tật nhiều quá, đủ các loại bệnh, có cả những bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh lắm. Có lẽ câu hỏi của anh dành cho đức Giêsu mới đúng.

NTĐ : Tại sao thế nhỉ?

Lc : Vì khi đức Giêsu xuất hiện, Người giải quyết mọi bệnh tật nào Người gặp được. Những người bệnh tuốn đến với Người rất đông, kể cả người mù, què, câm, điếc nữa. Các bạn, hãy thử tượng tượng một chút về cách đức Giêsu tiếp xúc với người bệnh sẽ biết. Người trân trọng những ai đến tìm mình. Người chẳng phán bao giờ cả, nhưng Người hỏi họ có muốn lành bệnh không - (cười) tất nhiên rồi, ai mà chẳng muốn khỏe mạnh - rồi Người hỏi họ có tin Người không. Thế là Người đã xâm nhập vào tâm hồn, vào con tim bệnh nhân đấy. Thực ra, đức Giêsu muốn chữa lành một thứ bệnh còn ghê gớm hơn, đó là lo âu, buồn phiền, sầu não; đó là căn bệnh của tâm hồn, nó tàn phá con người còn hơn bệnh thể xác nữa.

NTĐ : Nhưng Người vẫn chữa bệnh thể xác đấy chứ?

Lc : Tất nhiên rồi. Người chữa cả tâm hồn lẫn thể xác để con người được sống hạnh phúc và an vui. Con người, đó là hình ảnh tốt đẹp ban đầu khi Thiên Chúa tạo dựng.

NTĐ : Như vậy, có thể nói được đức Giêsu là một thầy thuốc toàn diện, phải không?

Lc : Vâng, đúng vậy... Vào thời tôi, mọi thứ bệnh tật đều bị coi là hình phạt của Thiên Chúa, hoặc do tội của chính đương sự, hoặc do tội của cha mẹ, ông bà đương sự. Thế nên là có vô vàn người tội lỗi.

NTĐ : Đức Giêsu có ủng hộ hay chấp nhận điều anh vừa nói không?

Lc : Đối với đức Giêsu chỉ có con người, con người đẹp hoàn hảo, là tinh hoa cao quý của tạo vật, vũ trụ. Tất cả chỉ có một danh hiệu là CON NGƯỜI, không có người tội lỗi, không có người thánh thiện; tức là, nói chung không phân biệt người này với người khác theo tiêu chuẩn đạo đức. Ngay cả Người Con Hoang Đàng cũng bị coi là con người tội lỗi nữa. Tất cả mọi người cần Thiên Chúa cứu độ. Chỉ có tôi là người viết câu chuyện Người Con Hoang Đàng bỏ nhà cha ra đi, nhưng người cha vẫn chờ đón người con trở về.

NTĐ : (Hát liền trích đoạn trường ca Ngày Về của Lm. Kim Long)

NTĐ : (Hướng về cộng đoàn, nói): Thưa anh chị em, câu chuyện người con hoang đàng thật là một câu chuyện độc đáo, có một không hai. Nó đã gợi ý cho biết bao văn phẩm của các đại văn hào thế giới, của các triết gia khi suy nghĩ về tuổi trẻ hành động thế nào để làm chủ đời sống mình. Có vị đã cho rằng người trẻ tuổi cần ra đi. Xin được đan cử một ví dụ. Đó là câu chuyện "Sự Trở Về Của Người Con Hoang Đàng" của André Gide. ".... Lạy Chúa, như một đứa con nít, hôm nay con xin quỳ gối trước Chúa, mắt đầy lệ".

Sau một thời gian hoang phí sống bê tha hết tiền bạc, đến lúc quá đói khổ, không còn có thể chịu đựng được nữa, đứa con hoang đàng mới trở về nhà Cha, đứng từ đồi cao xa xa, hắn nhìn thấy mái nhà đun khói chiều, nhưng hắn vẫn chưa về nhà, hắn chờ cho tối hẳn mới dám về để màn đêm che giấu sự bần cùng của hắn... Nhưng "hắn không thể chịu đựng được nữa, hắn chạy xuống đồi và bước vào sân nhà, chó không nhìn ra hắn và sủa. Hắn muốn nói với mấy người đầy tớ, nhưng chúng ngờ vực tranh ra chạy đến báo tin cho chủ. Người cha chạy ra giang hai tay đón con và sau đó mở tiệc ăn mừng ngày trở về của đứa con hoang:

- Hỡi con ơi, tại sao con lại lìa cha?

- Con đã lìa cha thực sao? Thưa Cha. Không phải cha ở khắp nơi sao? Không bao giờ mà con đã không yêu thương cha, không bao giờ...

- Cha có một ngôi nhà để giữ con. Ngôi nhà được xây cất cho con. Những thế hệ đã làm việc khó nhọc để tâm hồn con có thể tìm nương náu đó, tìm sự xa hoa xứng đáng, sự tiện nghi và việc làm, con là kẻ thừa tự, vậy tại sao con đã trốn thoát bỏ nhà mà đi?

- Bởi vì cha đã nhốt giam con. Cái nhà không phải là Cha, cha ạ.

- Sau một thời gian ngắn, hỡi đứa con hoang, con còn lại những gì?

- Con còn lại sự hồi nhớ những vui thú khoái lạc ấy.

- Và sau đó là sự nghèo nàn xơ xác?

- Trong sự nghèo nàn đó, con cảm thấy gần cha, cha ạ.

- Thế thì xa cha con có hạnh phúc hay không?

- Con không cảm thấy xa cha.

- Vậy thì những gì đã khiến con trở về đây? Hãy kể cho cha nghe.

- Con không biết. Có lẽ là sự làm biếng.

ĐỐI ĐÁP VỚI NGƯỜI ANH CẢ

- Hãy kể cho tôi nghe, những gì đã thúc đẩy chú bỏ nhà ra đi như thế?

- Em cảm thấy quá rõ rằng ngôi nhà không phải là trọn vũ trụ. Em không thể nào mà không mường tượng đến những nền văn hóa khác, những dãi đất khác và những con đường để chạy đến những nơi đó, những con đường chưa ai vạch ra.

ĐỨA CON HOANG NỨC NỞ BÊN CẠNH MẸ

- Con có nghĩ rằng con sẽ hạnh phúc khi xa gia đình?

- Thưa mẹ, con không tìm hạnh phúc.

- Vậy con đi tìm gì?

- Con đi tìm coi... con là ai.

Sau đó, người mẹ tỏ ra lo âu về đứa con út. Người mẹ nhờ hắn săn sóc trông nom đứa em út, bởi vì đứa em út cũng có những cử chỉ hành vi như anh nó, cũng muốn hoang đàng bỏ nhà đi như anh nó. Tối đêm đó, hắn bước vào phòng ngủ của em út, hai anh em nói chuyện đối đáp với nhau khá lâu, sau cùng đứa em út ấy lại bỏ nhà cha mẹ mà đi, cũng như hắn ngày xưa. Truyện chấm dứt với lời ân cần nhắn nhủ của hắn trước khi đứa em út lên đường.

- Anh ơi... hãy đi chung với em đi.

- Thôi hãy để anh ở lại. Hãy để anh ở lại! Anh ở lại để an ủi mẹ. Không có anh, em sẽ can đảm hơn. Đến giờ rồi. Trời bắt đầu xanh nhạt rồi. Em hãy đi đừng làm tiếng động. Hãy đi đi em! Hãy hôn anh, đứa em nhỏ của anh, em đang mang theo tất cả hy vọng của anh. Hãy mạnh em nhé! Hãy quên gia đình. Hãy quên anh. Ước gì em đừng trở về... Hãy bước im lặng. Anh xách đàn cho.

(đoạn này có thể nói tóm gọn hơn. Viết thì phải dài dòng thế đấy, các cụ ạ!)

Lúc đó Lu-ca từ dưới chạy lên, và nói :

- Tôi... tôi phản đối câu chuyện vừa rồi. Tôi không đồng ý với tựa đề người ta gán cho câu chuyện của tôi là Người Con Hoang Đàng. Đối với tôi đó thật là người con hạnh phúc.

NGƯỜI CON HẠNH PHÚC.

NTĐ : (trấn an) Bình tĩnh, anh Lu-ca. Hắn đã chẳng bỏ nhà ra đi đấy sao? Chắc là hắn chẳng nghĩ đến cha mình đã già nua tuổi tác đâu?

Lc : Cha hắn để cho hắn được tự do, chẳng cấm cản gì, lại còn chia gia tài cho hắn nữa. Hắn muốn ra đi không phải vì ý muốn sa đọa thúc đẩy đâu, nhưng vì khao khát sống mạnh, sống hết mình, sống tự do hoàn toàn, háo hức kinh nghiệm. Hơn nữa, vì muốn biết cái mới lạ nhưng lại không có bản lãnh, đã hung hăng quá trớn, lại còn thiếu ý chí nữa. Nhưng đó nào có phải là tội lỗi gì đâu.

NTĐ : (bực mình) Tội quá đi chứ. Tội bất hiếu. Điều răn thứ bốn dạy 'hãy thảo kính cha mẹ' còn rành rành đấy.

Lc : Việc bỏ nhà ra đi của hắn không vi phạm một luật lệ nào cả. Mối giây ràng buộc với cha lớn gấp nhiều lần mối giây ràng buộc với lề luật. Đối với các anh chị, tôi xin phép được nói một điều: Khi tự vấn lương tâm, phải lấy đức Giêsu làm chuẩn để xét lại đời mình, chứ không phải lấy lề luật. Người ta có thể suốt đời không vi phạm một điều luật nào, nhưng có thể họ chẳng bao giờ gặp gỡ đức Giêsu được.

NTĐ : Tại sao anh lại cho rằng đó là người con hạnh phúc?

Lc : Đối với tôi, hắn là người con hạnh phúc, vì hắn đã ra đi và đã nhận ra chính mình, giới hạn của mình. Chân lý bắt đầu khi con người nhận ra chính mình. Hắn đã trở về vì đã dám thú nhận: thưa cha, con đã xúc phạm đến trời và đến cha. Hắn hạnh phúc vì đã dám tin vào tấm lòng của cha, sự tha thứ của cha. Không phải vô lý đâu, khi đức Giêsu đã có lần nói: Có những người thu thuế và gái điếm sẽ vào Nước Trời trước hết! Có những người tưởng rằng mình thánh thiện, ngoan đạo, tự cấp cho mình quyền đòi hỏi bất cứ gì. Đó là hình ảnh của người anh cả.

NTĐ : Không, chúng tôi thấy người anh cả rất tốt. Sáng đi nhà thờ đọc kinh xem lễ, đi làm việc "công quả"...

Lc : Thôi xin anh đừng kể dài dòng làm chi. Người anh cả tưởng mình là người công chính vì chu toàn hết mọi điều luật. Điều cần có anh đã không có, đó là không nhận ra chính mình. Vì đã hãnh diện và tự mãn với những thành tích đạo đức của mình, anh đã thiếu tấm lòng thông cảm, chia sẻ, nhất là chia sẻ những tội lỗi, những giới hạn của người khác. Anh là hình ảnh của những người tự cho mình xét đoán người khác. Theo tôi thì có lẽ không bao giờ thiếu những người chăm chỉ đọc kinh, xem lễ. Nhưng hình như họ chỉ đạo đức trong nhà thờ thì phải. Về đến nhà thì mắng con, chửi cháu, khích bác ghen tỵ với hàng xóm... thôi thì đủ chuyện.

NTĐ : Qua câu chuyện của anh, chúng tôi thấy cuối cùng rồi người cha cũng giải quyết mọi việc êm thắm cả.

Lc : Vâng, người cha đó chính là hình ảnh đức Giêsu của tôi. Người chính là người cha hiền từ, giàu lòng nhân ái. Người không màng chi đến quá khứ của người tội lỗi. Người tha thứ hết. Tôi xin thưa một câu chuyện có thật: Có một người cha bị người con xúc phạm, hắn phạm một lỗi làm cha phiền lòng. Hắn đến xin lỗi cha, cha tha và nhắn nhủ: "Lần sau đừng tái phạm nữa nhé". Nhưng chẳng bao lâu sau, hắn lại phạm cũng lỗi đó, hắn đến xin lỗi cha, cha cũng tha thứ và cũng nhắn nhủ như lần trước. Nhưng nào đã hết, hắn còn phạm nữa, lần thứ 3, thứ 4 và lần này thì được cha trả lời: "Lần trước đã tha rồi, sao lại còn tái phạm nữa". Thưa anh chị em, số lần tha thứ được tính sổ, đó không phải là tha thứ mà là ghi sổ. Mỗi lần phạm lỗi là mỗi lần ghi sổ, là nhớ về quá khứ và như thế là không thể đổi mới cái nhìn về người phạm lỗi. Còn đức Giêsu, Người luôn tha thứ khi con người biết khiêm tốn nhận ra chính mình là tội nhân, cần Người cứu độ. Hơn nữa, khi đã được tha thứ, con người cũng cần phải thứ tha cho người khác.

NTĐ : Phải thú thực là không dễ dàng để tha thứ đâu.

Lc : Nếu các bạn cần Thiên Chúa tha thứ thế nào, thì các bạn cũng phải tha thứ như vậy. Trong thánh lễ, các bạn chẳng vẫn thường đọc "xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Có lẽ người đời quen cư xử "ăn miếng trả miếng" với biện minh là "nếu mình nhượng bộ, người ta sẽ làm tới". Tha thứ đòi vượt thắng chính mình. Đức Giêsu đã hòa giải con người với Thiên Chúa bằng chính thập giá, thập giá là dấu chỉ của chiến đấu. Do đó, bất cứ ai muốn tha thứ, muốn hòa giải, tự bản chất đã phải có chiến đấu rồi.

NTĐ : Cám ơn anh Lu-ca, sắp hết giờ rồi, anh còn có điều gì nhắn gởi với các bạn trẻ hôm nay không?

Lc : Vâng, tôi xin tâm sự đôi lời trước khi chia tay với các bạn.

Tôi thuộc tầng lớp những người bị nghi kỵ, khích bác nhiều nhất, vì chúng tôi là những thầy thuốc, một nghề vốn bị coi là làm tay sai cho người La mã. Chúng tôi thấy thật là khó sống, chúng tôi bị gạt ra bên ngoài xã hội. Chỉ có đức Giêsu mới hiểu được chúng tôi, vì Người có một tấm lòng lớn lao với cuộc đời, với con người. Chúng tôi tin Người là người cha giàu lòng bao dung và thương xót. Chúng tôi đã gặp được Người.

Muốn gặp gỡ đức Giêsu, các bạn phải biết đặt mình vào chỗ của người con hoang đàng, tức là nhận ra sự thật về chính mình. Nhận ra sự thật về chính mình sẽ dẫn đến việc nhận ra sự thật về Thiên Chúa. Con người ngày nay có lẽ sợ nhận rằng mình giới hạn, thiếu thốn; cộng thêm cái hợm hĩnh, cái hãnh tiến của những thành công trong cuộc đời và như thế khó nhận ra chính mình. Chấp nhận giới hạn của mình, đồng thời chấp nhận giới hạn của người khác. Chỉ như thế đức Giêsu mới đến trong đời bạn như một người cha dịu hiền, giàu nhân ái.

Xin chào các anh chị.

KẾT LUẬN:

Đức Giêsu của Lu-ca là một con người dịu hiền. Người gần gũi, thân quen với tất cả mọi người. Người đồng hành với con người, nhất là với những người nghèo khó, đau khổ.

Khi bắt đầu sứ vụ của mình, đức Giêsu đã long trọng tuyên bố trước mặt mọi người:

"Thánh Thần Chúa ngự trên tôi

bởi Người đã xức dầu cho tôi

Người sai tôi đi

đem Tin mừng cho người nghèo khó

ban bố an xá cho kẻ tù đày

cho người đui mù được thấy

cho kẻ áp bức được giải oan

loan báo năm hồng ân của Chúa".

Niềm vui và hạnh phúc đến với những ai tội lỗi khi đã gặp được đức Giêsu.

- Với người bất toại: "Tội lỗi của anh đã được tha".

- Với Lê-vi, người thu thuế: "Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà là kẻ tội lỗi".

- Với Gia-kê-ô: "Con Người đến để tìm kiếm những gì đã hư mất".

Những người đau khổ, bé mọn cảm thấy mình được yêu thương nâng đỡ khi tìm gặp đức Giêsu:

- Với người phung hủi: "Tôi muốn anh được sạch".

- Với người nghèo: "Phúc cho những người nghèo".

- Với các trẻ nhỏ: "Hãy để trẻ nhỏ đến cùng tôi, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời thuộc về những người giống như chúng".

- Với người phụ nữ băng huyết: "Lòng tin của chị đã chữa chị, hãy đi bình an".

- Người không để người góa bụa cô thế cô thân ra về mà không một lời an ủi.

- Người trả lại sự sống cho đứa con duy nhất của bà góa thành Na-im.

- Người khen ngợi bà góa bỏ hai đồng xu vào hòm tiền dâng cúng.

Cao điểm khuôn mặt dịu hiền của đức Giêsu được bộc lộ khi Người hấp hối trên thập giá: "Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm".

_________________________________________

Câu hỏi gợi ý:

- Tôi có yêu mến, cảm thấy mình gần gũi với đức Giêsu dịu hiền, nhân hậu?

- Tôi có tin vào lòng thương xót phụ tử, sẵn sàng tha thứ của Thiên Chúa không?

- Tôi có gặp được đức Giêsu nơi những người nghèo, người đau khổ, già nua, bệnh tật và các trẻ thơ không?

Xin chào các anh chị.

Việt Nam

Nguồn : Trích TSTH số 19 - 3/2000
/images?q=tbn:ANd9GcQOcIULFfvLzRXvUx18RP9Ao5FOKUIrlbfsQc3BaCgoKFpW-EFtGP8sDri4SQ[/img]
Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

KiTô học... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KiTô học...   KiTô học... EmptyThu Aug 04, 2011 9:25 pm

ĐỨC GIÊSU KITÔ THỜI ĐẠI MỚI

KiTô học... Images?q=tbn:ANd9GcS2wOkL7zP9bBhrxGvcXilzqzpxsKhq4cBpl31-jtrnUMnto97FT3h02tJC

Phần III

III. ĐỨC GIÊSU, THẦN TƯỢNG CỦA GIỚI TRẺ

Nhân vật Gio-an và người thời đại

NTĐ : Chào anh Gio-an. Các bạn trẻ mong chờ được chiêm ngưỡng dung nhan của người môn đệ Chúa yêu.

Ga : Xin chào tất cả các anh các chị. Ai yêu nhiều thì được Chúa yêu nhiều.

NTĐ : Chắc là anh yêu nhiều lắm nhỉ.

Ga : Không tồi lắm anh bạn trẻ ạ, cũng sương sương...

NTĐ : Ngôn ngữ của anh bao giờ cũng vậy, thật là kêu và khó hiểu. Thú thực là chúng tôi đọc sách Tin mừng anh viết mà chẳng hiểu được bao nhiêu. Hôm nay nhờ anh chia sẻ kinh nghiệm của anh về đức Giêsu.

Ga : Rất sẵn sàng thôi. Tôi viết để các bạn hiểu tôi, chứ nào có phải muốn lòe thiên hạ đâu...

NTĐ : Nhưng anh viết nào là Ngôi Lời, sự Sống, sự Thật, Tình yêu. Đó nghĩa là gì?

Ga : Đó là đức Giêsu của tôi, thần tượng của tôi và có thể nói đó là... khó nói quá... Thôi cũng được... đức Giêsu là mối tình đầu của tôi. Các bạn thấy đấy, đến bây giờ vẫn còn có khối thanh niên nam nữ đi theo đức Giêsu, chẳng thần tượng là gì?

NTĐ : Lại thần tượng, thần tượng. Thời nay chúng tôi có nhiều thần tượng lắm, như Madona, như Maradona. Nhưng anh có biết, họ có vững bền đâu. Anh có biết một khi thần tượng sụp đổ thì như thế nào không?

Ga : Vâng, tôi biết. Nhưng thần tượng Giêsu không bao giờ sụp đổ được. Thời tôi, các bạn trẻ theo đức Giêsu đông lắm, họ hoan hô Người, họ coi Người là thần tượng của họ. Nhưng tiếc thay, lại là thần tượng theo ý nghĩ và ước muốn của họ, họ nghĩ đức Giêsu là một nhà giải phóng, họ đòi Người phải đánh đuổi bọn La mã ra khỏi đất nước. Và khi Người không đáp ứng yêu cầu của họ, thì họ treo Người lên thập giá. Như vậy không phải là thần tượng mà là ảo tưởng về thần tượng. Điều nầy rất nguy hiểm. Đối với tôi, đức Giêsu thật là một thần tượng, một thần tượng của Tình yêu.

NTĐ : Chà, điều này có vẻ hấp dẫn đối với chị em phụ nữ đấy...

Ga : Không, không chỉ đối với phụ nữ thôi mà là đối với tất cả mọi người. Tình yêu đó không phải là chuyện tình cảm ủy mị, sao cũng được; nhưng là gắn bó, đồng cảm giữa hai tâm hồn. Thưa các anh các chị, người ta phải học yêu đấy. Cái bài học vỡ lòng là lúc tim đập mạnh, tay chân thừa thãi, giọng nói ấp a ấp úng khi đứng trước đối tượng đấy. Không dễ để học yêu đâu, các anh chị ạ!

NTĐ : Nhưng làm gì có thứ tình yêu thần tượng luôn bay cao, không bị ràng buộc vì chiếm hữu, không nô lệ vì xác thịt, không bị bào mòn vì nhàm chán, thói quen, không âu lo vì sợ bị mất; nhưng luôn tin tưởng, tự do, thanh thoát, luôn mới mẻ và bình an. Điều nầy cũng dễ hiểu thôi: Khi yêu ai chúng ta muốn chinh phục, muốn sở hữu, và nếu không chiếm hữu được thì trở nên buồn khổ, chán chường, thất vọng - các bạn vẫn gọi là gì nhỉ... (thất tình)... vâng, thất tình. Khi đã chiếm hữu được rồi phải làm thế nào duy trì tình yêu, sống với nhau lâu quá dễ sinh nhàm chán - ngày nào cũng đụng phải cái mặt mẹt ấy, rầu . Đó là chưa kể đến những ghen tương, ghen bóng ghen gió khi có một chút nghi ngờ về lòng chung thủy. Còn khi gặp đức Giêsu rồi, một chân trời rộng mở thênh thang, lạc quan ở phía trước. Thưa các bạn, hôm nay được trao đổi thoải mái với các bạn về tình yêu thế này thật là một hạnh phúc cho tôi. Tôi xin phép kể một chút về bọn thanh niên thời tôi yêu đương như thế nào, được không?

NTĐ : Vâng, xin anh cứ tự nhiên.

Ga : Bọn con trai chúng tôi 12 tuổi vẫn bị coi là con nít. Bước qua tuổi 12 rồi là phải chuẩn bị tương lai tức là phải học biết làm ăn, cụ thể hơn là phải biết dựng nhà, trồng nho và cưới vợ. Chưa được như thế thì vẫn chưa là người lớn. Các rabbi cấm chúng tôi không được thành hôn với một cô gái nào mà chưa gặp nhau ít là một lần trước ngày cưới. Thế là "cá cắn câu biết đâu mà gỡ, chim vào lồng biết thuở nào ra". Biết bao chàng trai "sương sương, nhớ nhớ", nhưng nào có được gặp nhau thoải mái như các bạn bây giờ, ra ngoài đường cũng đâu được đi chung, ngồi chung thế này - "nam nữ thọ thọ bất tương thân" mà. Trong hoàn cảnh như thế, thì đức Giêsu tuyên bố một câu xanh rờn "Tôi là tình yêu". "Thiên Chúa là Tình yêu", thưa các bạn.

NTĐ : Như vậy, đức Giêsu phải hiểu Tình yêu lắm chứ?

Ga : Phải. Thầy Gio-an Tiền hô khuyên chúng tôi ăn chay cầu nguyện, mặc áo nhặm, đi vào sống trong sa mạc. Còn đức Giêsu bắt đầu đi đến với mọi người, đi rao giảng, Người dẫn chúng tôi đi ăn cưới tại Canada -ý lộn - Cana. Tại đó, Người đã đem niềm vui, hạnh phúc đến cho bữa tiệc: Người đã hóa nước thành rượu ngon. Hôm đó thật thỏa thuê, từng chum, từng chum sắp dài dài... cả ngàn lít...

NTĐ : Vậy đức Giêsu thích làm phép lạ lắm nhỉ?

Ga : Không đâu, cái chính của phép lạ là gặp gỡ con người cách bất ngờ, tạo niềm vui, tạo thoải mái để con người có thể đến với tình yêu. Chứ không phải đã tỏ uy quyền lòe thiên hạ. Thời bây giờ, chung quanh các anh chị nhiều phép lạ lắm, và các anh chị cũng có thể tạo nên phép lạ, khi các anh chị tin vào Tình yêu, tin vào con người.

NTĐ : Tin vào Tình yêu nghĩa là gì?

Ga : Nghĩa là tin vào phần tốt nhất nơi con người. Nếu chỉ phân loại con người là loại nói dối, loại lừa đảo, loại khí tính, loại này loại kia như những người biệt phái, thì chúng ta đã phủ nhận con người, phủ nhận tình yêu, một chiều kích nền tảng sâu xa trong con người. Khi không yêu mến người nào thì không thể hiểu họ sâu sắc được. Đồng thời đón nhận người nào cũng có nghĩa là mở lòng ra để họ đón nhận ta.

NTĐ : Đức Giêsu đã tin vào Tình yêu thế nào?

Ga : "Không có tình yêu nào cao quý hơn là hiến mạng vì người mình yêu". Đức Giêsu đã đưa ra một tiêu chuẩn tuyệt vời về Tình yêu. Đó là tự hiến thân từng giọt từng giọt, từ ngày này qua ngày khác. Hơn nữa, trong Tình yêu không có sự chia cắt. Cái chết và sự ra đi của đức Giêsu không phải là sự chia cắt, nhưng là để hiện diện sung mãn hơn, tròn đầy hơn cho tới ngày tận cùng thời gian.

NTĐ : Đức Giêsu đã chết vì tình yêu?

Ga : Vâng.

NTĐ : Anh Gio-an à, anh là người duy nhất đứng dưới chân thập giá đức Giêsu, chúng tôi muốn anh chia sẻ tâm trạng của anh lúc đó.

Ga : Tôi không biết diễn tả thế nào. Đau khổ ư? Tất nhiên rồi. Cay đắng ư? Có phần nào. Tôi cảm thấy trong tôi như mất mát một cái gì, mất mát một phần trong cõi lòng thâm sâu. Đó là một sự phân hóa cùng tận... Hôm đó đứng dưới chân thập giá, lòng buồn khôn xiết. Tôi, người mệnh danh là Người Con Của Sấm Sét - đức Giêsu đã gọi tôi như thế - đã bật khóc. Tôi khóc không phải vì mất đức Giêsu, nhưng khóc cho một tình yêu đã bị khước từ. Ai đã từng yêu và được yêu rồi sau đó bị mất tất cả thì sẽ hiểu được lòng tôi lúc đó...

(HÁT BÀI : DƯỚI CHÂN THẬP GIÁ)

NTĐ : Đức Giêsu có quyền làm phép lạ cơ mà... Sao Người không xuống khỏi thập giá đi?

Ga : Đó là câu thắc mắc của anh, nhưng đó lại là câu thách thức của đám dân chúng dưới chân thập giá. Dưới chân thập giá có đủ mọi hạng người, từ dân chúng đến các thủ lãnh, các thượng tế, kinh sư và cả các binh lính nữa. Bi đát nhất là những người trước kia kình địch chống lại nhau, bây giờ lại liên minh với nhau chống lại đức Giêsu. Người chết một cách cô đơn và bị cô lập. Đức Giêsu không xuống khỏi thập giá vì Người không lạm dụng quyền thế của mình. Nếu Người hành động như thế là Người quảng cáo cho một Thiên Chúa ngoại đạo, một Thiên Chúa quyền uy cùng thế lực để chế ngự, áp đảo và trục lợi. Nếu Người xuống khỏi thập giá thì họ sẽ tin vào một Thiên Chúa theo thời đón gió, họ sẽ có một hình ảnh sai lầm về Thiên Chúa. Đức Giêsu không chọn xuống khỏi thập giá. Chính vì để chết trong cô đơn, bị ruồng bỏ như vậy mà Người làm chứng cho Thiên Chúa thí mạng sống mình, một Thiên Chúa liều mình vì con người... Người là Thiên Chúa của Tình yêu...

(mời cộng đoàn đứng)

Các bạn hãy trở về với cõi lòng của mình... Các bạn hãy nhìn lên thập giá, lặng im và cùng suy niệm:

- Phải chăng tôi tin vào đấng giúp tôi thành công, bảo lãnh cho tôi và tôi có thể buộc Người làm những gì thuận lợi cho tôi chăng?

- Hay tôi tin vào Thiên Chúa ban sự sống nếu tôi trao phó cho Người tất cả cuộc sống của tôi, mọi dự định tương lai của tôi?

(thinh lặng một chút, sau đó mời cộng đoàn ngồi)

NTĐ : Đức Giêsu là thần tượng tình yêu, nhưng là một người cả cuộc đời không bị ràng buộc bởi bất cứ sự gì. Anh có gì cần nói với các bạn ở đây không?

Ga : Có lẽ tôi chẳng cần nói thì các bạn cũng hiểu tình yêu là gì rồi. Nhưng tôi mong muốn các bạn hãy nối kết tình yêu của mình với một tình yêu lớn hơn, tình yêu của đức Giêsu. Nghĩa là tình yêu rộng mở tới vô biên, mở ra những chân trời tự do và thanh thoát, đừng vì những thực tế khắc nghiệt mà giết chết tình yêu. Đức Giêsu là tình yêu bị khước từ nhưng Người vẫn là Thiên Chúa tình yêu. Nếu trong chúng ta dẫu phải nói đến việc chia cắt, phân ly - nhất là việc chia cắt giữa hai vợ chồng, tức là ly dị - thì hãy hiểu điều này: đức Giêsu không cho phép ly dị, không phải vì Người muốn làm một điều khác người, lập dị đâu. Hơn nữa, cấm ly dị không phải là một điều luật cho bằng một điều không tin vào tình yêu, không tin vào sự tốt đẹp của người bạn mình. Tình yêu không phải là kỹ thuật như máy móc, mỗi lần trục trặc là lại giải quyết bằng kỹ thuật, là đục bỏ, thay mới vào. Ly dị chỉ là giải quyết bằng kỹ thuật, và nó đè bẹp con người, đánh mất con người. Ly dị là thất bại của tình yêu. Đức Giêsu là tình yêu, trong Người, chúng ta sống chiều sâu thẳm của nhân tính người, tức là triển nở viên mãn trong tình yêu, đó là làm người đúng nghĩa nhất. Anh chị nào có trục trặc về tình yêu, xin gởi thơ về: Gio-an Tình Yêu, hộp thơ 00007, đường Nước Trời... Xin chào các anh chị.

NTĐ : Xin cám ơn anh Gio-an.

KẾT LUẬN :

Trong bóng tối gào thét, đêm đen rùng rợn, có một đốm lửa. Đức Giêsu chính là đốm lửa đó. Nhưng bóng tối to lớn quá, rộng bao la, hầu như muốn nuốt chửng đốm lửa sáng đó. Bóng tối của tội lỗi, của hận thù, của ghen ghét; bóng tối của sự khước từ tình yêu, khước từ Thiên Chúa. Đức Giêsu là Tình yêu, nhưng lại là một tình yêu bị khước từ, bị đóng đinh vào thập giá. Đấng là Tình Yêu lại là người cô đơn nhất. Khi còn sống, cả đến những môn đệ thân tín nhất cũng chẳng thể hiểu Người được. Lúc lìa đời, thập giá - hình khổ của một tử tội - là nơi Người gánh lấy mọi tội lỗi, khước từ tình yêu. Bóng tối và ánh sáng giao tranh với nhau, tình yêu và thù hận không đội trời chung. Nhân loại đã đóng đinh Tình Yêu vào thập giá.

Đức Giêsu mãi mãi là Tình Yêu của Thiên Chúa giữa cuộc đời. Người không khước từ bất cứ ai, Người mời gọi chúng ta tin vào tình yêu, tin vào con người.

Tại tòa án hôn phối TP. HCM, chúng ta có thể tìm thấy các dữ kiện: 3/4 những vụ xin ly dị là các đôi hôn nhân từ 18 đến 30 tuổi. Phải chăng họ không học yêu? dù rằng đã qua 3 tháng trăng mật. Năm 1985, 7050 đơn xin ly dị, giải quyết 3351 trường hợp. Phải chăng khi tình yêu chết thì tất yếu phải chia tay?

* Xưa kia, thỉnh thoảng vẫn đọc trên báo :

Bố Cáo

"Em, Nguyễn Thị X. ở đâu về gấp, anh tha thứ hết lỗi lầm cũ. Các con và anh mong".

Hoặc :

Bố Cáo

"Anh Nguyễn Văn Y ở đâu về gấp, bố mẹ đau nặng"

Những bố cáo đọc lên nghe khô khẳng, cay đắng. Nó phản ánh một tình yêu đã chết. Có lẽ, những dòng chữ trên không thoát khỏi mắt những người được nhắn tin đâu. Nhưng liệu họ có trở về không? Trời biết.

Hôm nay xin đăng một bố cáo để các anh chị giúp dùm:

Tôi là Lê Văn A, ngày ấy trong một giai đoạn của cuộc đời, tôi đã đánh mất tình yêu. Tình yêu của tôi không cao lắm, không thấp lắm, không mập lắm cũng không gầy lắm, nhưng nó vừa vừa thôi. Tôi đã đánh mất nó trong một trận cười thâu đêm suốt sáng. Tôi chạy khắp nơi, từ thành phố này qua thành phố nọ, lên núi, xuống biển, mà tình yêu của tôi vẫn bặt tăm hơi. Tôi đang đau khổ vì thiếu nó đây. Ngày nào không nghe thấy nó nói, không nhìn thấy nó, không sờ mó, cảm được nó thì tôi như người mất hồn, tuyệt vọng. Tôi la to lên, tôi gào thét lên: Ai có nhặt được tình yêu của tôi, xin trả lại dùm. Ai có thấy nó ở đâu xin báo dùm. Tôi đang đau khổ quá đây. Trời ơi...

Xin kết thúc bằng những lời nhắn nhủ của Michel Quoist, trong tập "Nói Chuyện Tình Yêu Cho Em Đi".

Trong thành phố quái gở của con người, đã chồng chất thêm những con người, để họ sống chung đụng như bầy ong trong tổ.

Nhưng vì chen chúc, trong nhiều tầng hộp, chồng chất lên cao.

Họ đau khổ như trong ngục tù, và suốt ngày đụng chạm nhau...

Nhiều gia đình đổ vỡ, không còn là cơ thể sống động, và các thành phần cơ thể ấy bị xé toạt, đang trào máu, mà vết thương không lành được. Và chính các cặp vợ chồng từng nghĩ mình vẫn yêu thắm thiết, nay chỉ còn là cặp cô đơn, buồn nản, nằm chung giường, nhưng chỉ còn nằm cạnh nhau...

Biết bao người càng đông thêm mãi giam nhốt mình trong cô đơn, đến nguy tử.

Mặc dù giữa quần chúng,

mặc dù tiếng ồn tiếng nhạc

mặc dù những bàn tay đưa tới

và những thân thể dâng tặng,

mặc dù những tư tưởng và tâm tình cao đẹp,

mặc dù những đấu tranh và chiến thắng vì công lý

mặc dù luật pháp và nghị định,

mặc dù khoa học và kỹ thuật,

mặc dù TẤT CẢ.

Loài người sẽ vẫn không bao giờ ra khỏi ngục tù của bản thân

Nếu họ không được yêu và không biết yêu.

Yêu, chính là cuộc phiêu lưu vĩ đại

và duy nhất của cuộc sống.

Ở đó Thiên Chúa đang chờ ta.

Xin chào các anh chị.

Việt Nam

Trích TSTH số 19 - 3/2000

Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

KiTô học... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KiTô học...   KiTô học... EmptyThu Aug 04, 2011 9:29 pm

ĐỨC GIÊSU KITÔ THỜI ĐẠI MỚI

KiTô học... Images?q=tbn:ANd9GcTc9fdXZSkqhDMo5YCRYa7v8Blzf4kxfyzzM53gED6L3zYZTvUX4A

Phần IV

IV. ĐỨC GIÊSU, CON NGƯỜI TỰ DO (CƠN CÁM DỖ SA MẠC)

Nhân vật: NGƯỜI THỜI ĐẠI VÀ MATTHÊU

Người thời đại (NTĐ): Xin giới thiệu với các anh chị, anh Ma-thêu. Chào anh. Trước hết xin phép anh cho chúng tôi hỏi về thân thế của anh. Có phải anh là người viết Tin mừng thứ nhất?

Mt : Vâng, đúng thế.

NTĐ :Anh là người thu thuế?

Mt : Không, đâu có. Tôi là một nhà giáo. Một ký lục Do thái trở lại Kitô giáo.

NTĐ : Thế người thu thuế tên Lêvi, tức là Mat-thêu trong Tin mừng thứ nhất của anh là ai?

Mt : Tôi cũng chẳng biết nữa. Có lẽ đó là một người Do thái sống trước tôi. Tôi chưa hề gặp mặt ông ta. Nhưng tôi có đọc tác phẩm của ông ta. Tác phẩm đó là Tin mừng viết bằng tiếng Aram. Hiện nay không còn nữa, đã thất lạc rồi. Tiếng Aram là một thổ ngữ đức Giêsu dùng, một thổ ngữ địa phương, còn tác phẩm của tôi lại viết bằng tiếng Hy lạp.

NTĐ : Tại sao anh trở lại Kitô giáo?

Mt : Các bạn biết đấy, người ký lục học hỏi lề luật cha ông dữ lắm, học từng chi tiết một. Ngũ thư tức lề luật thật là hoàn hảo lúc ban đầu, nhưng đã bị bóp méo, áp dụng quá khắt khe, thêm thắt nhiều làm cho nó trở nên năng nề về sau này. Tôi quý trọng Do thái giáo, lề luật cha ông. Nhưng lề luật đó là để chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế đến thôi. Có lần chỉ tôi viết: đức Giêsu đến để hoàn tất lề luật chứ không phải để phá hủy nó. Và như thế tránh được họa xấu tung tin đồn nhảm "Mat-thêu này ăn cháo đái bát".

NTĐ : nhưng anh đã chẳng bài xích Do thái giáo đấy sao? Có lẽ so với các Tin mừng khác thì giọng điệu Chúa Giêsu khiển trách người Biệt phái thật cay độc, nặng nề, phải không?

Mt : Vâng, đúng thế. Nhưng các bạn cũng phải hiểu giùm tôi một tí kẻo tội nghiệp, là: bài giảng đầu tiên trên núi của đức Giêsu có ý là Ngũ thư đấy, tựa đề bài giảng trên núi ý nói đức Giêsu cũng như Mô-sê mới trao ban lề luật mới trên núi, rồi những trích dẫn Thánh kinh Cựu ước, các con số đặc trưng Do thái: số 7, 14... đều được tôi sử dụng. Người Do thái chúng tôi không bao giờ dám nói đến tiếng Chúa, thế nên thay vì nói Nước Chúa như các thánh sử khác, tôi nói Nước Trời và còn nhiều điều khác nữa... Tôi nhận mình có giọng điệu cay độc với người Biệt phái, đó là những người Biệt phái sau hội nghị Giam-ni-a của Do thái giáo năm 70 sau CGS. Và tôi chỉ bài xích thứ Biệt phái đó thôi.

NTĐ : Hội nghị Giam-ni-a là gì?

Mt : Là một hội nghị loại trừ, kết án Kitô giáo. Họ kết án Kitô giáo là lạc giáo, là kiêu ngạo, là ly khai. Trong khi chính họ là người đạo đức giả, là người chuyên bố thí tay trái nhưng tay mặt đã biết rồi. Cả cái chuyện thánh thiêng nhất là cầu nguyện cũng bị lạm dụng. Họ thích cầu nguyện giữa hội đường, hay ở ngã tư phố, để mong nhận được những lời khen hão huyền. Nhưng thật là lạ, họ vẫn có ảnh hưởng lớn, có lẽ chính nhờ họ mà Do thái giáo còn tồn tại đến ngày nay.

NTĐ : Vậy anh đã đặt những lời lẽ của anh, hoặc làm cho những lời đức Giêsu trở nên cay độc, nặng nề để chống lại những người Biệt phái đó?

Mt : Vâng, tất nhiên là đức Giêsu có khiển trách các người Biệt phái giả hình vào thời Người, nhưng không nặng nề quá. Vả lại, Tin mừng là lối diễn tả đức tin, là cái sống trở thành bản văn, chứ không phải là bài tường thuật lịch sử thuần túy. Vậy bối cảnh Giáo hội thời tôi là một Giáo hội bị khai trừ, thế nên tôi phải bênh Giáo hội, những người bị bách hại đó, bằng cách tấn công vào đối phương. Có thể nói đức Giêsu đó là đức Giêsu của những năm sau 70, chứ không phải thuần túy là đức Giêsu những năm 30. Các bạn biết đấy, tác phẩm tôi được viết sau năm 70.

NTĐ : Vậy mục đích của anh khi viết Tin mừng này là gì?

Mt : Tôi muốn viết về một con nguồi tự do tuyệt đối, đức Giêsu của riêng tôi. đức Giêsu và vị Thiên Chúa được Chúa Cựu ước loan báo. Người chào đời giữa cả một rừng lề luật, quy định... Nhưng Người không lệ thuộc vào bất cứ gì. Người tự do. Nếu muốn, các bạn có thể viết Tin mừng thứ 5 để nói lên vị Thiên Chúa, đức Giêsu của bạn.

NTĐ : Chúng tôi thấy đức Giêsu của anh hơi lạc quan trong một Giáo hội đang bị bách hại như thế?

Mt : Chẳng nhẽ tôi lại trình bày một đức Giêsu chịu đau khổ, chịu khuất phục Do thái giáo à. hay là một đức Giêsu chịu khó hy sinh hãm mình trong hoàn cảnh hiện tại để lấy "ân du" đời sau, hay là một đức Giêsu cầu cạnh quỳ lụy để cầu mong được chấp nhận. Thế thì còn gì là đức Giêsu, còn gì là người mang lại niềm hy vọng, niềm hạnh phúc cho dân tôi lúc bấy giờ. Không! một đức Giêsu mà bắt ép con người thì đó không phải là đức Giêsu, không phải là Thiên Chúa, mà là đức Giêsu đồ dzỏm. Trình bày như thế là bôi tro trát trấu Người.

NTĐ : Nhưng, thế thì phải đấu tranh chứ?

Mt : Đấu tranh ư? xách động quần chúng nổi dậy ư? đó không phải là đường lối của Người. Một đức Giêsu nổi loạn, xách động quần chúng chỉ tổ làm lợi cho những người chủ trương bạo lực, và thế là quần chúng phải bị vùi dập trong cảnh binh đao. Tôi chỉ muốn trình bày một đức Giêsu tự do, tự do trong chính mình, trong cơn cám dỗ, trong cuộc sống.

NTĐ : Nhưng như thế lại hơi nguy hiểm là sẽ cổ võ cho một thứ muốn làm chi thì làm?

Mt : Hiểu thế thì oan cho tôi quá. Tự do không có nghĩa là muốn làm gì thì làm, nhưng là tự do làm cái tốt. Vì khi làm cái xấu, người ta nô lệ cho đam mê, cho tình dục chứ nào có tự do. Có lẽ không ít người lẫn lộn tự do và phóng túng. Nhưng quan trọng nhất là thứ tự do nội tâm. Chúng ta dễ nhận thấy nhất trong khi Người cư xử với chị em phụ nữ. Vì như chúng ta biết, thời đó phụ nữ bị coi là vị thành niên. Họ bị người chồng đối xử như một đồ vật, như con bò, con lừa... Thôi thì đủ thứ, ấy thế mà trong những người đi theo đức Giêsu có nhiều phụ nữ. Điều đó không phải là điều bình thường. Rồi đức Giêsu chấp nhận để cho một phụ nữ tội lỗi đến ôm lấy chân Người trong khi Người đang dùng bữa. Người bênh vực cho người phụ nữ ngoại tình không phải bằng cách nói là bà đã không phạm tội nhưng là "ai vô tội hãy ném đá trước đi". Còn nhiều trường hợp khác nữa. Chúng ta hiểu người chung quanh xầm xì bàn tán rất nhiều.

NTĐ : Thế đức Giêsu phản ứng thế nào trước những lời bàn tán xì xèo đó?

Mt : Thoải mái thôi. Tất nhiên. Tự do nội tâm mà. Nhưng những người bàn tán xì xèo đó thường là những người biệt phái, và cả những họ hàng thân thích của Người, họ bảo "đức Giêsu mất trí" và đòi bắt Người ngay giữa đám đông để đem về nhà. Thế nên Người đòi các môn đệ phải tự do với mọi ràng buộc gia đình.

NTĐ : Chúng tôi thấy đức Giêsu hình như là tự do quá trớn, và Người đi ngược lại truyền thống cha ông?

Mt : Không, xin các bạn đừng hiểu lầm. Ban đầu, lề luật là để bảo vệ người cô thế cô thân. Ngay cả luật báo thù mắt đền mắt răng đền răng cũng là để bảo vệ những người nô lệ, những dân đen tránh được sự áp bức của những chủ nhân ông. Thậm chí, luật còn quy định là không được cầm cố áo của người nghèo qua đêm, vì ban đêm nó không có áo sẽ bị cảm lạnh. Nhưng đến thời đức Giêsu thì truyền thống đó phục vụ cho thiểu số, luật ban đầu bị bóp éo. Đức Giêsu chỉ chống lại thứ truyền thống bóp chết con người thôi. Người chống lại các bậc thầy của lề luật để bênh vực những kẻ thấp cổ bé miệng. Nhưng nếu có một người Phârisiêu mời Người dùng bữa tại nhà, Người vẫn đi để tỏ cho họ thấy cái tự do của Người là tuyệt đối với họ.

Các bạn thử tưởng tượng xem, đức Giêsu đi trên đường phố, dân chúng xô đẩy tứ phía; phụ nữ, người bệnh, người tội lỗi, đủ mọi hạng người bao quanh. Đấy là một sự kiện tương đối bất thường trong xã hội thời đó, một xã hội mà mọi phong trào hoạt động đều cách xa quần chúng. Nhưng thấy Người qui tụ được quần chúng thì phái Nhiệt thành mời Người cộng tác để làm cách mạng giải phóng quốc gia. Nhưng Người từ chối. Nhất là việc Người chữa bệnh cho quần chúng là một điểm gây ngạc nhiên lớn, vì thời đó y khoa và thuốc men là cái dành riêng cho một số người đặc biệt, nhũng người lắm của nhiều tiền. Mà xã hội thì đầy dẫy những bệnh tật, nhất là phong cùi, thế nên đức Giêsu đã đáp ứng một nhu cầu rất lớn của xã hội. Người gây thiện cảm và đa số quần chúng mến mộ Người. Thái độ gần gũi dân chúng là dấu chứng tỏ rằng sự tự do của Người rất đơn sơ, thoải mái...

NTĐ: Vậy đức Giêsu tự do nghĩa là gì?

Mt : Đức Giêsu tự do nghĩa là Người không bị ràng buộc bởi bất cứ sự gì: Người tự do trong mọi giao tiếp. Người tự do thoải mái khi đến với cả những người bị xã hội coi là tội lỗi. Người không phá đổ lề luật, nhưng hoàn thiện nó để làm thăng hoa con người. Nhưng có lẽ phải nói rằng đức Giêsu là người tự do nhất trong cơn cám dỗ. Một vị Thiên Chúa làm người ở cùng chúng ta. Một vị Thiên Chúa cụ thể, chấp nhận chịu dám dỗ.

HÁT : ĐỨC GIÊSU TỰ DO

NTĐ (hướng về cộng đoàn): Thưa các anh chị, cám dỗ là một thành phần của nhân tính. Nếu có ai không bị cám dỗ, tôi nghi ngờ không biết họ có phải là người hay không, hay họ là một siêu nhân chăng? Cám dỗ sẽ làm lộ ra tự do thật của con người.

- Có một anh thanh niên tâm sự: "Sao đời sống khó khăn quá, chết quách cho rồi". Đó là một cám dỗ.

- Có một chị thiếu nợ, không có khả năng chi trả đã than vãn: "Chết quách cho rồi". Đó là một cám dỗ.

Tuy nhiên, phải nói rằng cám dỗ còn là một mối phúc. Không phải kỳ khôi đâu. Nếu đức Giêsu có 8 mối phúc, phúc cho những ai... thì tôi xin thêm một mối phúc thứ 9: Phúc cho những ai bị cám dỗ, vì họ có dịp chứng thực tự do của mình. Tự do là cái cao quý hơn mọi thứ. Giả như người ta có trí khôn mà để người khác suy nghĩ giùm thì còn gì là trí khôn. Giả như người ta có lòng ham muốn mà để người khác muốn giùm thì còn gì là lòng muốn. Người khác nói giùm, quyết định giùm thì còn gì là tính độc đáo của chúng ta.

Cần phá bỏ hết những ràng buộc con người chúng ta, để đi tìm khuôn mặt đức Giêsu trong cuộc đời mình. Người ta, nhất là các bạn trẻ dễ nô lệ cho thói quen, cho những tập quán. Đành rằng thay đổi một thói quen cố hữu không phải là dễ dàng gì. Nhưng thói quen sẽ bóp nghẹt sức sáng tạo.

Hơn nữa, dường như là chúng ta bị xã hội điều kiện hóa, nhào nặn chúng ta. Điều này dễ thấy nhất nơi những model, mốt này mốt nọ, từ đó người ta dễ bị lôi kéo hành động theo số đông, mà không có tự do.

Sứ điệp của một Thiên Chúa tự do là để cho chính Người tự do trong mỗi người. Chúa ở cùng chúng tôi. Như thế, đừng nô lệ thói quen, hãy để Thiên Chúa tự do hành động trong đời mình.

(Hát: Trong sa mạc)

NTĐ : Xin anh dẫn chúng tôi vào sa mạc đi tìm gặp đức Giêsu.

Mt : Chẳng nơi nào sa mạc bằng tấm lòng cô quạnh, giữa phố đông người vẫn cô đơn. Chẳng nơi nào hoang vắng bằng con tim chật hẹp không có chỗ cho Thiên Chúa và anh em mình. Gặp Thiên Chúa qua cơn cám dỗ của Người. Vâng, điều chủ yếu của chúng ta là tìm gặp đức Giêsu chứ không phải cơn cám dỗ của Người.

NTĐ : Những lời giới thiệu của anh thật là hấp dẫn. Nhưng đức Giêsu đã thực sự đi vào sa mạc chứ?

MT : Vâng, đúng vậy. Chúng ta cùng đi tìm gặp đức Giêsu trong cơn cám dỗ của Người. Chúng ta sẽ không đi tìm cơn cám dỗ của Người làm cho, vì cơn cám dỗ của đức Giêsu cũng giống như cơn cám dỗ của chúng ta phải trải qua. Nhưng điều quan trọng là cách chống trả của Người.

NTĐ : Anh có thể kể cho chúng tôi diễn tiến của câu chuyện được không?

MT : Vâng, câu chuyện bắt đầu từ dòng sông Giođan. Mọi người đều chứng kiến đức Giêsu được Thiên Chúa tôn phong là Con yêu dấu, đó là dấu ấn chuẩn y cho sứ vụ rao giảng sắp tới. Nhưng sau đó, con người mang dòng dõi Ađam đó được Thần Khí dẫn vào sa mạc ăn chay cầu nguyện. Sa mạc là nơi gặp gỡ Thiên Chúa, cũng là môi trường diễn ra cơn cám dỗ. Sau 40 ngày đêm ăn chay, đức Giêsu cảm thấy đói và tên cám dỗ xuất hiện đúng lúc. Tên cám dỗ đã lôi kéo đức Giêsu bằng cách thách thức: "Nếu ông là Con Thiên Chúa..." Quả là một đòn tâm lý.

NTĐ : Tên cám dỗ biết rõ đức Giêsu là Con Thiên Chúa chứ?

Mt : Vâng. Tên cám dỗ biết biến cố xảy ra tại sông Giođan, khi đức Giêsu lãnh phép rửa của Gioan. Nó đã khiêu khích và thách đố vai trò Con Thiên Chúa quyền uy của Người. Đó có nghĩa là cơn cám dỗ về quyền uy của vị Thiên Chúa, nhưng là quyền uy theo ý tên cám dỗ.

NTĐ : Phải chăng lúc nào nó cũng cám dỗ đức Giêsu như thế?

Mt : Cám dỗ không phải là khoảnh khắc, một thời gian cố định trong cuộc đời đức Giêsu. Nhưng nó theo đuổi suốt cuộc đời Người. Có khi tên cám dỗ xuất hiện dưới những hình ảnh khá đẹp, ví dụ như Phê-rô đã có lần ngăn đức Giêsu đừng đi lên Giê-ru-sa-lem và Phê-rô đã lãnh được một câu đau đớn của đức Giêsu: "Xéo đi, tên cám dỗ, vì ý định của anh không phải là ý định của Thiên Chúa". Cơn cám dỗ đó theo Người đến chân thập giá "Nếu ông là Con Thiên Chúa thì xuống khỏi thập giá, cứu mình và cứu chúng tôi nữa". Tên cám dỗ đã thách thức sứ mạng của đức Giêsu.

NTĐ : Anh lại nói đến sứ mệnh nghe sao mà khô khan!

Mt : Thế tôi phải nói gì nhỉ? Nói đến cái ăn, cái mặc ư? Nói đến quyền lực trần thế ư? Nói đến thế giá ư? Những điều đó tự nó là tốt. Nhiều khi lại cần thiết nữa. Tên cám dỗ viện cớ những của cải giàu sang, thế lực để giấu ẩn cái cám dỗ về sứ mệnh đích thực bên trong. Đôi lúc người ta không nhận ra những gì ẩn khuất, hay bị giấu ẩn bên trong đâu. NTĐ : Vậy chúng ta lại phải đi từ đâu ?

NTĐ : À ra thế, thật là thâm hiểm. Nhưng chúng tôi thấy có vẻ không thực tế lắm. Có được nhiều tiền bạc, nhiều quyền hành, nhiều uy thế, sao lại không đáng ước mong?

Mt : Đức Giêsu không có quyền hành của một Thiên Chúa hay sao? Người đã chẳng làm phép lạ hóa bánh cho hàng ngàn người ăn đó sao? Rồi quần chúng không đi theo Người đó sao? Đức Giêsu chẳng cần đến thứ quyền uy tên cám dỗ đã đề nghị. Dường như con người cần một bộ áo đẹp để che cái xấu xa bên trong? Tiền bạc, danh vọng, chức quyền, đó là cái đáng ước mong. Nhưng nếu nó chỉ là một bộ áo che cho con người đã bị mất căn tính, con người không còn là chính mình thì nào có ích gì?

NTĐ : Như vậy, đức Giêsu dễ vượt qua vì Người là Thiên Chúa. Hình như là cơn cám dỗ không tác dụng chi trên Người?

Mt : Chắc anh muốn nói cám dỗ chỉ là một hài kịch chứ gì?

NTĐ : Vâng, đúng thế.

Mt : Nếu vậy thì thật là sai lầm. Đức Giêsu bị cám dỗ thật, vì Người là một con người như chúng ta. Hơn nữa, đừng ai nghĩ rằng đức Giêsu làm như thế là để nêu gương luân lý cho chúng ta. Người có hàng ngàn cách để nêu gương. Dùng đến một tên đối nghịch để rồi nêu gương thì tội nghiệp cho chúng ta quá. Thiên Chúa mà lại dùng phương tiện xấu để đạt được mục đích tốt sao? Người ta ăn cắp của người giàu, rồi để làm việc bác ái có được không? Ăn cắp thì vẫn là ăn cắp, dù cho có biện minh bằng một mục đích tốt thế nào. Nếu cơn cám dỗ chỉ là hài kịch thì đức Giêsu không sống thật với chính mình, thì làm sao chúng ta có thể tin Người được.

NTĐ : Nhưng, chúng tôi vẫn thấy khó để vượt qua cám dỗ đời thường như thế.

NTĐ : Vâng, đúng thế. Không dễ gì vượt qua được cám dỗ của cái ăn, tiền bạc, danh vọng, chức quyền. Nhưng con người còn cao cả hơn tất cả những thiện ích đó. Con người tự do. Con người cao quí. Con người không chấp nhận đánh đổi chính mình. Con người vượt trên chính mình.

NTĐ : Những lời lẽ anh nói thật hay. Nhưng làm thế nào để có thể vượt trên chính mình được? Chúng tôi tôi cảm thấy mình quá ít tự do.

Mt : Quả thật, chúng ta quá ít tự do. Đôi khi chúng ta lại mặc cho thứ tự do đó một bộ áo bên ngoài thật đẹp, che cho cái thực chất bên trong là sự phóng túng. Chẳng khác gì cái thứ tự do âu hóa với những bộ áo ỡm ờ, ngây thơ, hay đợi một tí. Chẳng khác gì cái mã của Đốc-tờ Xuân, giáo sư quần vợt để che đậy cái thực chất tên lượm banh (Số đỏ, Vũ Trọng Phụng).

NTĐ : Như thế, qua cơn cám dỗ, chúng tôi thấy một đức Giêsu tự do. Làm sao chúng tôi có thể bắt chước Người được?

Mt : Được chứ. Sứ điệp đầu tiên của đức Giêsu trong cơn cám dỗ là phải biết nhận ra chính mình trong ơn gọi, là biết nhận ra ước muốn của mình trong ơn gọi. Vì có một thứ cao hơn cơm bánh là ân huệ Thiên Chúa thỏa mãn cái trống vắng của con người. Có một thứ cao hơn giàu sang quyền hành là chính Thiên Chúa sẽ thỏa mãn những ước muốn khôn nguôi, ước muốn sống mãi mãi hạnh phúc của con người. Có một thứ cao hơn thế giá hão là sống trong sự thật con người mình, bóc trần hết những ngụy trang bên ngoài vì tự bản chất quyền hành làm tha hóa con người, làm cho con người mù quáng về chính mình. Đó là một thảm họa.

NTĐ : Nhưng cám dỗ của thời đại hôm nay là gì?

Mt : Cám dỗ ngày hôm nay là cơn đói khát của giác quan, chứ không phải đói khát cơm bánh. Dường như những khó khăn hiện tại không có đáp số, thế nên đành buông xuôi. Hay một nhu cầu giả tạo bù trừ cho những khuất mù tương lai. Cơn đói khát đó thể hiện qua điều người ta vẫn nói: "Có cợ mà không có nhân tình là nhà quê", "âu hóa là cho vợ người ta thôi". Ngày mào mà bệnh viện Phụ sản không "điều hòa kinh nguyệt" cho hàng trăm chị em! Đó là con số thống kê chính thức, chưa kể đến những điểm khác. Lứa tuổi 16 đến 25 chiếm tới 60%. Hơn nữa, cơn cám dỗ hôm nay còn là đánh mất chính mình, đánh mất con người thật của mình. Con người nô lệ cho mọi thứ. Con người buông xuôi chiến đấu. Đây thực là cơm cám dỗ căn bản của kiếp người. Báo chí đưa tin những cô gái đua đòi, thích chưng diện, thích những nhu cầu giả tạo đã bán mình. Cám dỗ là phản ứng theo số đông, người ta làm thì tôi cũng làm, người ta làm bậy thì tôi cũng làm bậy được.

NTĐ : Xin cám ơn anh Matthêu.

Mt : Xin chào các anh chị.



Kết luận: Tin mừng trong sa mạc

Chiều đang dần buông xuống, những tia nắng chiều héo hắt đang tắt dần. Trên lối vào sa mạc miền Giuđê, một bóng người chậm rãi tiến bước. Một chàng thanh niên trạch tuổi trên dưới 30, dáng người cao, hơi gầy, nét mặt đăm chiêu như có vẻ đang suy tư điều gì. Phải chăng vẫn còn chàng vẫn còn bị choáng ngợp bởi biến cố thần hiện bên sông Giođan?... Chàng đến bên một hang vắng, không xa mạch nước bao nhiêu. Nơi đo, có đoàn thú hoang của rừng núi sa mạc...

Chàng bắt đầu những ngày sống trong sa mạc, gặp gỡ Thiên Chúa. Chàng sống giữa đất trời bao la, giữa bầy thú hoang 40 ngày đêm. 40 ngày đêm ăn chay và cầu nguyện... Sau những ngày đó, chàng cảm thấy đói, mệt mỏi, kiệt quệ... 40 ngày chịu đựng cái nắng khắc nghiệt sa mạc, 40 đêm chịu đựng cái lạnh băng giá. Giờ phải đến đã đến. Tên cám dỗ hăm hở từ xa. Hắn thách thức "Nếu ông là Con Thiên Chúa thì hãy biến những hòn đá thành bánh mà ăn đi. Đó là đá Đavít, tổ phụ ông, ngày xưa đã dùng để cứu mạng mình thoát chết khỏi tên Goliat không lồ. Đá của ngày sáng tạo mà Thiên Chúa đã dùng để làm nên núi". Chàng ngẩng đầu nhẹ đáp: "Người ta sống không phải chỉ bằng cơm bánh, nhưng còn cần lời Chúa dưỡng nuôi". Tên cám dỗ đưa chàng lên ngọn núi cao rồi nói: "Nếu ông là Con Thiên Chúa thì hãy gieo mình xuống đi, vì đất lành, đất màu mỡ, đất mẹ dưới chân ông sẽ trở thành nệm êm đỡ ông. Rồi thần sứ Chúa sẽ tay đỡ tay nâng cho ông khỏi vấp chân vào đá". Chàng trả lời: "Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa của ngươi". Sau hai lần thất bại, tên cám dỗ đưa chàng lên nóc đền thờ và thách thức: "Này ông, nhìn đi, nhìn cho kỹ vào vinh quang của đất nước này, của cả thế thế gian. Nếu ông quì xuống thờ lạy tôi, chỉ một chút thôi, tôi sẽ cho ông tất cả. Ông xem đấy, thời nào cũng có người thờ tôi, bởi họ cần vinh quang, cần danh vọng. Ngay cả dân tộc được Thiên Chúa thương thế mà còn quì xuống lạy con bò vàng, một con vật tầm thường". Lúc này chàng trai quát bảo tên cám dỗ: "Xéo đi, Satan, vì có lời chép rằng 'ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và chỉ thờ lạy một mình Người". Thế là tên cám dỗ bỏ đi. Các thiên thần tiến đến hầu hạ Người.

Chàng trai đó, đức Giêsu - con người tự do đã vượt thắng cơn cám dỗ. Người tuyệt đối tự do bởi Người biết nói KHÔNG với tên cám dỗ. Người tuyệt đối tự do, bởi Người nhận ra mình là Con Thiên Chúa, không có gì đánh đổi được sứ mệnh này.

Chúng ta đang sống trong sa mạc của cuộc đời:

- Ở đó có một vị Thiên Chúa tự do nhưng lại bị cám dỗ như chúng ta.

- Ở đó chúng ta sẽ gặp một con người chiến đấu với chính mình, với cám dỗ và thử thách, và chiến thắng nó.

- Ở đó là sa mạc của nỗi cô đơn, của nghèo đói, của bất công, của bạo tàn.

- Ở đó là những cám dỗ của biết bao lạc thú giác quan, của thị trường tiêu thụ.

- Ở đó là những cám dỗ của hàng quán, nhật nhẹt, của video đen, của mátsa, của ngàn vạn hình thức vô nhân khác.

- Ở đó có những cám dỗ đè bẹp con người, đầu độc giới trẻ, phá đổ hạnh phúc gia đình.

Nhưng cũng ở đó, khuôn mặt đức Giêsu, một vị Thiên Chúa tự do sáng rỡ, tỏa chiếu hào quang, lòng nhân ái và dũng cảm.

Nhưng cũng ở đó, Thiên Chúa đang đi tìm kẻ "đánh mất chính mình".

"Không rõ người, không rõ bóng ma.

Kẻ ấy cứ nhập nhòa.

Sau lưng người khác.

Bao thói quen

đi

đứng

nói năng

tự nhiên biến mất.

Chỉ còn một khối xám sám mờ mờ đó.

Cái con người đã đánh mất bản thân".

(Thanh Quết, Báo Tuổi Trẻ)

Câu hỏi gợi ý:

- Tôi có tự do, thanh thoát khỏi bất cứ những gì có thể ràng buộc mình không?

- Đối với tôi, cám dỗ nào được coi là mạnh nhất?

- Tôi có sống là mình hay đang đánh mất chính mình?

Việt Nam

Trích TSTH Số 19 -3/2000

Hết
_____________________________________________

NNH Sưu khảo từ Tập san Thần học...

Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
Sponsored content





KiTô học... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KiTô học...   KiTô học... Empty

Về Đầu Trang Go down
 
KiTô học...
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ơn Gọi KiTô hữu
» Giờ này đối với tôi ĐỨC KITÔ LÀ AI RỒI...
» Ðức Giêsu Kitô là ai ?
» Những Bài Chia Sẻ Mùa Phục Sinh 2011...
» Đạo hiếu - cái nhìn từ một KiTô hữu...

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: NGHỆ THUẬT - KIẾN THỨC :: MỞ CỬA TƯ DUY-
Chuyển đến