Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Sống đạo ngoài nhà thờ...

Go down 
Tác giảThông điệp
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Sống đạo ngoài nhà thờ...  Empty
Bài gửiTiêu đề: Sống đạo ngoài nhà thờ...    Sống đạo ngoài nhà thờ...  EmptyFri Jul 29, 2011 7:55 am

Sống đạo ngoài nhà thờ
Bài SK của NNH. LTCG (29.07.2011)

Sống đạo ngoài nhà thờ...  41105_1575919997832_1230553885_31684738_5919438_n

Tâm thư của linh mục Chân Tín, DCCT gửi các bạn trẻ Công giáo

Các Bạn trẻ thân mến,

Ta thường hay đánh giá người công giáo tốt là người năng dự lễ đọc kinh, lần hột mân côi, đi đàng thánh giá, vv… Và ta đánh giá người công giáo xấu là người bê trễ việc đọc kinh, việc dự thánh lễ, vv… Nói tóm, ta đánh giá đạo của một người công giáo qua sự giữ đạo ở trong nhà thờ. Đạo ở trong nhà thờ rất đơn giản, chỉ dành một vài tiếng đi dự thánh lễ. Mọi việc trong thánh lễ đã có qui củ: linh mục đọc gì, giáo dân đọc gì, linh mục giảng gì, giáo dân nghe gì, linh mục làm những nghi lễ trên bàn thờ để tế lễ, giáo dân hiệp lòng hiệp ý dâng lễ. Như thế đạo ở trong nhà thờ tương đối dễ.

Nhưng đạo ở ngoài nhà thờ mới phức tạp. Khi lấy tình thương làm động lực và tiêu chuẩn chính yếu cho sự sống đạo ngoài nhà thờ, thì phải nói là muôn màu muôn vẻ. Ở ngoài nhà thờ, thái độ của con người đối với Chúa và đối với con người là ở tình yêu không thể đoán trước được. Ngoài nhà thờ sống đạo phải linh động hơn. Ngoài nhà thờ ta phải có thái độ thế nào để đáp ứng với những hoàn cảnh bất ngờ.

Chính trong nhãn giới đó mà Chúa Giêsu đã trình bày một cách dứt khoát lời dạy của Ngài về việc sống đạo ngoài nhà thờ, khi Ngài trả lời cho một luật sĩ về điểm căn bản của việc sống đạo. Giáo huấn này đã trở nên một hướng chung.

Ông luật sĩ hỏi Chúa: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sống đời đời?” Chúa Giêsu trả lời: “Trong lề luật đã viết gì? Ông đọc làm sao?” Đáp lại người ấy nói : “Ngươi phải yêu mến Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng ngươi, hết linh hồn ngươi, hết sức lực ngươi và hết trí khôn ngươi và đồng loại như chính mình”. Ngài nói với người ấy: “Ông trả lời chí lý. Hãy làm thế và ông sẽ được sống” (Lc 10,25-28).

Nhưng luật sĩ ấy thắc mắc về người đồng loại là hạng người nào. Đối với người Do Thái, người đồng loại là người Do Thái thờ Thiên Chúa Giavê. Còn những người không phải là Do Thái là người không thờ Thiên Chúa Giavê. Ông luật sĩ này hỏi tiếp Chúa Giêsu: “Nhưng ai là người đồng loại của tôi?”. Ông không thắc mắc về việc yêu mến Chúa, vì đối với ông việc yêu mến Chúa không có gì rắc rối, vì nghi lễ thờ Chúa có sẵn trong đền thờ, cứ thế mà làm, và như thế coi như đã yêu mến Thiên Chúa. Còn người đồng loại là con người thì thật khó thương. Như ta bây giờ, ra khỏi nhà thờ là gặp đủ thứ người, đủ thứ đồng loại – cùng đạo có, khác đạo có, Phật giáo có, Cao Đài có, người có học, người vô học, người lịch sự, người không lịch sự…

Để trả lời cho vị luật sĩ ấy, Chúa Giêsu đưa ra một chuyện ngụ ngôn, để cho thấy ai là người đồng loại :

“Người kia từ Giêrusalem xuống Giêricô. Rủi ro đã rơi và tay bọn cướp, chúng lột hết áo xống và đánh nhừ tử người ấy, đoạn chúng bỏ mặc y nửa sống nửa chết mà đi mất. Tình cờ, một tư tế nọ, cũng xuống theo con đường đó. Nhưng thấy người kia, ông tránh qua một bên mà đi qua. Cũng vậy một Lêvi đến nơi thấy thế cũng tránh một bên mà đi qua. Một người Samari kia, nhân đi đường, cũng đến nơi ấy, thấy thế thì chạnh lòng thương, tiến lại mà băng bó thương tích cho người ấy, sau khi đã đổ dầu và rượu; rồi vực người ấy lên lừa của mình mà đưa đến quán trọ và săn sóc người ấy. Sáng hôm sau rút ra hai quan tiền, ông trao cho chủ quán mà bảo : “Ông hãy chăm sóc người ấy, và có phải tiêu pha gì thêm, thì chính tôi, vòng về tôi sẽ trả cho”. Sau khi kể ngụ ngôn ấy, Chúa Giêsu hỏi người luật sĩ : “Vậy theo ý ông, ai trong ba người ấy, đã nên đồng loại với người sa vào ổ cướp? Ông ta đáp: “Kẻ xử nhân nghĩa với người ấy”. Ngài bảo ông ta: “Cả ông nữa, hãy đi và làm như thế” (Lc 10,25-37).

Chúa Giêsu đưa ra hai vị chóp bu của đạo Do thái, một vị tư tế và một thầy Lêvi, cũng đi trên đường hẻo lánh mà ở đó có một người giáo dân Dothái bị kẻ cướp cướp của, đánh nhừ tử, nằm nửa sống nửa chết. Người giáo dân Dothái được coi như người đồng loại của hai vị cao cấp của đạo Do thái. Không những thế, hai vị cao cấp này là những vị lãnh đạo đạo Dothái phải làm gương yêu người cho giáo dân. Thế mà hai vị lãnh đạo này tránh qua một bên, không ngó ngàng gì đến người đồng đạo phải thương tích nặng nằm trên đường. Hai ông không có một tình thương nào với người giáo dân của mình.

Sau đó, Chúa Giêsu lại đưa ra một người thứ ba cũng đi trên đường đó. Người thứ ba này không phải là một giáo dân Do thái, nhưng là một người ngoại đạo mà người Dothái khinh bỉ, coi như người vô đạo. Thế nhưng chính người ngoại đạo này, khi thấy nạn nhân, đã động lòng thương, xuống ngựa băng bó vết thương của nạn nhân, vực lên lừa mình cỡi, không sợ dơ bẩn vấy máu, rồi chăm sóc cho nạn nhân, trao cho chủ quán hai quan tiền nhờ giúp đỡ tiếp nạn nhân và hứa sẽ trả thêm lúc trở về, nếu cần phải trả thêm.

Chúa Giêsu đề cao người ngoại đạo xứ Samari lại hơn vị tư tế, thầy Lêvi, trong việc sống đạo tình thương, giúp đỡ một người Dothái. Người ngoại đạo kia có thể viện đủ thứ để tránh một bên như vị tư tế và thầy Lêvi. Người ngoại đạo xứ Samaria biết rõ dân Dothái khinh bỉ mình, thù hận mình, nguy hiểm kẻ cướp làm hại mình. Nhưng anh ấy đã vượt tất cả lý do xúi anh tránh một bên mà đi. Anh nhìn thấy thương tâm của một con người khác đang cần sự giúp đỡ của anh. Và anh ra tay giúp người đó.

Qua việc này, Chúa Giêsu đánh mạnh vào óc tự mãn, cố chấp, hẹp hòi của người có đạo. Người có đạo dễ thỏa mãn với việc giữ đạo, giữ lề luật, giữ lễ bái, mà quên đi tình thương đối với con người. Và chính người ngoại đạo lại dạy đạo tình thương cho người có đạo!? Tình thương không câu nệ, không tính toán, không biên giới.

Các bạn trẻ thân mến,

Chúa Giêsu hỏi các bạn, như Ngài đã hỏi luật sĩ kia: “Vậy theo ý các con, thì ai trong ba người ấy đã nên đồng loại của người sa vào ổ cướp?” Các bạn sẽ đáp: “Kẻ xử nhân nghĩa với người ấy?” Ngài mới bảo các bạn: “Các con hãy đi mà làm như thế”.

Lm. Chân Tín
23.7.2011

_____________________________________________

NNH Sk....


Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
NgNgHai
Admin
NgNgHai


Tổng số bài gửi : 1379
Join date : 28/04/2011

Sống đạo ngoài nhà thờ...  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sống đạo ngoài nhà thờ...    Sống đạo ngoài nhà thờ...  EmptyFri Jul 29, 2011 8:01 am

CON CÁI HAY TÔI TỚ?

(Tâm thư của cha Chân Tín gửi các bạn trẻ Công giáo)

Bạn trẻ thân mến,

Vào mùa Chay những tuần tĩnh tâm, các vị giảng thuyết cho giáo hữu hay đề cập đến người cha nhân lành và đứa con hoang đàng trở về để kêu gọi ta nhận thấy Thiên Chúa là người cha nhân lành sẵn sàng tha thứ tội lỗi cho ta và, nếu ta là đứa con bất hiếu với Thiên Chúa, ta phải trở về với Chúa như đứa con hoang đàng trở về với cha mình :

“Người kia có hai người con. Người con thứ nói với cha rằng : Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng và người cha đã chia của cải cho hai con. Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó, anh ta sống phóng đảng, phung phí tài sản của mình. Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, nên phải đi ở đợ cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho” (Luca 15,11-16). Đứa con bất hiếu, vì đã đòi cha chia gia tài khi cha nó còn sống. Rồi bỏ cha già ở nhà, đi phương xa không phải để làm ăn kinh tài, nhưng để ăn chơi trác táng hết cả tiền bạc. Đạo Dothái cấm ăn thịt heo, người ăn thịt heo coi như bỏ đạo Dothái. Mà nó lại đi chăn heo là một nghề tồi tàn nhất của người Dothái. Người dothái coi người chăn heo là người bị nguyền rủa. Nó còn muốn ăn đồ heo ăn cho đỡ đói. Nó dở sống dở chết bên lề xã hội, coi như người bị trục xuất ra khỏi xã hội Dothái. Đoạn Tin mừng sau đó nói lên lòng sám hối của người con hoang đàng và quyết tâm của nó muốn trở về với người cha để xin lỗi cha nó : “Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ : Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói. Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người : Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy. Thế rồi anh ta đứng lên và trở về cùng cha” (Lc 15,17-20).

Tiếp đó là đoạn nói lên tình thương của người cha nhân hậu đối với người con hư hỏng trở về : “Anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để. Bấy giờ người con nói rằng : “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa”. Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng : “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng. Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy. Và họ bắt đầu ăn mừng” (Lc 15,20-24).

Lòng thương của người cha không bao giờ phai. Ngày trước, tôi đọc báo thấy những người cha đăng báo từ con, cho dù đứa con đi hoang nay trở về gia đình xin lỗi. Đối với những người cha ấy, cơn phẫn nộ đối với con hư làm mất danh dự gia đình, lớn hơn tình thương. Trong đoạn Tin mừng đứa con hư làm nhục gia đình – thế nhưng người cha đầy lòng nhân từ quên hết nỗi nhục, chỉ biết thương và mừng con đã chết mà nay đã sống lại.

Trong tuồng kịch, cải lương, kết thúc phải có hậu. Nếu Chúa chấm dứt ngang đây, thì đúng là có hậu. Nhưng câu chuyện của Chúa Yêsu lại không có hậu. Có đoạn nói về người anh cả :

“Lúc ấy, người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. Người ấy trả lời : “Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì gặp lại cậu ấy mạnh khỏe”. Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. Cậu trả lời cha : “Ông coi, đã bao nhiêu năm trời, tôi hầu hạ ông, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ ông cho lấy được một con dê con để tôi ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của ông đó, sau khi đã nuốt hết của cải của ông với bọn điếm, nay trở về, thì ông lại giết bê béo ăn mừng”. Nhưng người cha nói với anh ta : “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy” (Lc 15,25-32).

Đoạn này nói lên cái bi đát của người anh cả. Cuộc tranh cãi chua chát giữa nó và người cha cho thấy nó không phải là con cái trong gia đình biết yêu thương cha nó và em nó, mà là đứa đầy tớ. Nó gọi cha nó bằng “ông”, gọi em nó bằng “thằng con của ông”. Nếu nó thật sự là người con, thì nó phải thương cha nó, khi thấy người cha già đau khổ mất đứa con, mong chờ con, mỗi ngày ra ngoài đường ngóng chờ con về và sau bao ngày tháng đợi chờ trong đau khổ và nước mắt, khi thấy con về từ đàng xa, mặc dầu chân yếu tay mềm, vẫn chạy lại đón con. Niềm vui ấy phải là niềm vui của người con cả, vui với cha mình, vui với đứa em đi hoang nay trở về. Giận thì có giận, mà thương thì có thương. Người em chết đi sống lại, có đâu gọi em là “thằng con của ông” và không chịu vào nhà chia vui với cha nó và em nó!? Nó chỉ nghĩ đến chuyện nhỏ nhen “một con bê con để ăn mừng với chúng bạn”. Đứa con thứ xa nhà, nhưng lại nhớ đến cha và quyết tâm trở về với cha. Người anh cả, tuy ở nhà, nhưng lòng nó không gắn bó với cha già. Công khai nó là con, nhưng thật ra, nó chỉ là người làm công, là tôi tớ, trung thành với chủ, để hưởng gia tài, chứ chẳng có tâm tình của người con, người anh.

Bạn trẻ thân mến, nếu bạn là kẻ đi hoang, hãy trở về với Thiên Chúa là Cha nhân từ đang chờ đợi bạn, đầy lòng yêu thương, mong bạn về với Ngài, giống và hơn người cha nhân từ trong Tin mừng. Nếu bạn là người không đi hoang, vẫn giữ đạo, bạn đừng giữ đạo giống như người anh cả kia. Bạn phải sống tình yêu Chúa và tình yêu con người là anh em, chị em của bạn. Bạn phải là con của Chúa chứ không phải là tôi tớ giữ đạo kỹ để được thưởng công. Người con yêu thương Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và thương yêu anh em chị em mình như chính mình vậy. Luật tình yêu vượt trên mọi lề luật khác. Có như vậy, các bạn mới thật sự là con cái của Cha trên trời.

Linh mục Chân Tín CSsR
Theo VRNs

_____________________________________
NNH - Sk...
Về Đầu Trang Go down
https://runglathap.forum-viet.com
 
Sống đạo ngoài nhà thờ...
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
»  Dòng sông nằm trên sông...
» 5 câu chuyện đắng lòng của người Việt ở nước ngoài.
»  NHỮNG HÌNH ẢNH THỰC NGOÀI ĐỜI trong các truyện chưởng của Kim Dung
» Sông Quê - NNH
» Sống cho Sự Thật - Con đường tử đạo

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: TÂM HỒN... :: TÂM LINH ĐỜI SỐNG-
Chuyển đến